Bệnh teo não và hướng phòng tránh

Teo não là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa, xảy ra nhanh hơn ở những người mắc chứng khiếm khuyết nhận thức nhẹ (MCI) – một dấu hiệu báo trước của bệnh Alzheimer và dạng mất trí nhớ khác.

Bệnh Alzheimer(AD, SDAT) là một bệnh nan y về não, hủy diệt trí nhớ và chức năng nhận thức. Bác sỹ tâm thần và thần kinh học người Đức Alois Alzheimer phát hiện căn bệnh nguy hiểm này không thể chữa được vào năm 1906 và nó được đặt theo tên ông. Bệnh Alzheimer cùng với các chứng mất trí khác ảnh hưởng trên 35 triệu người trên thế giới.

Các triệu chứng dưới đây là những biểu hiện thường thấy nhất ở những người mắc bệnh Alzheimer:

-Mất trí nhớ: là triệu chứng đầu tiên và xuất hiện rất sớm, ngày càng nặng và không hồi phục. bệnh nhân thường mất trí nhớ gần (quên những sự vật mới xảy ra). Dần dần họ quên ngày, tháng, quên tên vợ con mình. Khi ra khỏi nhà thì quên đường về, quên rửa mặt, quên cài cúc áo, quên mặt vợ (hoặc chồng) của mình.

-Rối loạn ngôn ngữ: biểu hiện sớm và khó tìm từ để biểu hiện ý tưởng. Họ khó phát âm, nói không trôi chảy sau đó mất ngôn ngữ, nói xong nhưng không hiểu mình vừa nói gì.

-Rối loạn phối hợp động tác: bệnh nhân không chú ý đến trang phục, mặc quần áo rất khó khăn, khó thực hiện những công việc hằng ngày. Bệnh nhân yếu cơ, run, hay bị chuột rút vì vậy ảnh hưởng đến các công việc vệ sinh cá nhân như tắm, rửa, thay quần áo…

-Rối loạn chức năng nhận thức: vì rối loạn trí nhớ và chú ý dẫn đến rối loạn khả năng nhận thức. người bệnh rối loạn khả năng định hướng không gian, thời gian, mất khả năng tính toán đơn giản, mất khả năng đánh giá…

-Trầm cảm: thường xuất hiện ở giai đoạn sớm, có 25,85% bệnh nhân có trầm cảm. Tuy nhiên các triệu chứng trầm cảm là không ổn định. Có lúc bệnh nhân có ý định tự sát, nhưng sau đó lại xuất hiện khoái cảm.

-Các triệu chứng loạn thần gặp ở 10,30% số bệnh nhân. Thường gặp là hoang tưởng bị hại, nhưng đôi khi cũng có ảo thị giác với các hình ảnh kỳ quái.

-Hình ảnh chụp cắt lớp (CT Scanner) não và chụp cộng hưởng từ (MRI) não có hình ảnh teo não lan toả, giãn rộng các não thất.

+Sự biến đổi trong bệnh Alzheimer xảy ra ở trên toàn bộ não

Bệnh Alzheimer dẫn đến phá hủy tế bào thần kinh và tổn hại mô trên toàn bộ não. Qua thời gian, não teo đi đột ngột, ảnh hưởng đến gần như toàn bộ tất cả các chức năng của nó.

teonao

Các mảng bám protein amyloid hình thành trong não lâu ngày gây ra khớp thần kinh, tức là mất liên kết giữ các nơron thần kinh trên các vùng thần kinh ở não, dẫn đến bệnh Alzheimer làm mất trí nhớ và mất chức năng nhận thức.

Hiện vẫn chưa có một loại thuốc nào chữa trị triệt để Alzheimer – dạng phổ biến của chứng suy giảm trí nhớ. Do vậy, việc phòng ngừa đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Các chuyên gia y tế hàng đầu đã tổng hợp nhiều phương pháp đơn giản giúp phòng tránh được nguy cơ mắc Bệnh Alzheimer:

1-Sử dụng các vitamin

-Thiếu vitamin B12, dễ teo não

– Theo nghiên cứu tại Anh, nếu cơ thể thiếu hụt vitamin B12, não có thể bị teo. Lượng vitamin B12 càng thấp thì thể tích não càng giảm. Những người có mức vitamin B12 thấp nhất thì cũng bị giảm tới 1/6 thể tích não so với những người có nồng độ vitamin B12 trong cơ thể cao nhất. Các nhà nghiên cứu cho biết họ chưa rõ mức vitamin B12 có phải là nguyên nhân làm suy giảm nhận thức do liên quan tới thể tích não hay ko? “Có rất nhiều yếu cho thấy những ảnh hưởng đối với sức khỏe của bộ não luôn vượt ra khỏi tầm kiểm soát nhưng nghiên cứu này lại chỉ ra rằng chỉ cần quan tâm tới chế độ ăn hằng ngày, nạp đủ lượng vitamin B12 từ các thực phẩm như thịt, cá, ngũ cốc nguyên cám hay sữa là đủ để ngăn ngừa chứng teo não và giúp chúng ta ghi nhớ tốt hơn”, Anna Vogiatzoglou, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.

-Vitamin B làm giảm tốc độ teo não

Uống vitamin B liều cao mỗi ngày có thể giúp làm giảm tốc độ teo não ở những người cao tuổi có dấu hiệu của bệnh Alzheimer, kìm hãm sự tiến triển của căn bệnh này. Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Thư viện Khoa học Cộng đồng ONE, các nhà khoa học Anh đã thực hiện ghiên cứu hiện tượng teo não đối với 168 tình nguyện viên ở độ tuổi 70 được chẩn đoán mắc chứng MCI trong giai đoạn hai năm bằng cách cho một nửa trong số những người này hàng ngày uống một viên có chứa hàm lượng vitamin B cao gồm cả B6 và B12. Số còn lại uống giả dược không có hoạt chất chữa bệnh.

Kết quả cho thấy, việc uống Vitamin B hàng ngày đã khiến quá trình teo não chậm lại đến 30%. Với một số trưòng hợp khác, tỷ lệ này còn lên đến 53%.

-Vitamin C hỗ trợ việc điều trị căn bệnh Alzheimer

Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Lund, Thụy Điển, vừa phát hiện một chức năng mới vitamin C.

Theo nghiên cứu trên được đăng trên Tạp chí Hóa Sinh Học, phương pháp chữa trị sử dụng vitamin C có thể làm phân hủy tập hợp protein có hại hình thành ở não người bị bệnh Alzheimer.

Katrin Mani, phó giáo sư y học phân tử thuộc trường Đại học Lund nói “Khi chúng tôi dùng vitamin C để điều trị các mô não của những con chuột mắc bệnh Alzheimer, chúng tôi thấy tập hợp protein có hại đã bị phân hủy.”

-Vitamin, dầu cá giúp ngừa  Alzheimer

Những ai có chế độ ăn uống giàu vitamin các loại B, C, D, E hoặc giàu a-xít béo omega-3 sẽ ít có nguy cơ bị teo não, từ đó tránh được nguy cơ mắc bệnh Alzheimer (một dạng bệnh mất trí nhớ).

Các nhà khoa học thuộc Đại học Oregon (Mỹ) rút ra kết luận này sau khi khảo sát ở các tình nguyện viên.

 2-Thảo dược

-Cây thạch tùng răng cưa được xem là “thần dược” trong việc chữa bệnh teo não, bệnh Alzheimer… Các nhà khoa học đã chiết xuất được hợp chất Huperzine A từ thảo dược thạch tùng răng cưa (Huperziaserrata). Trên cơ sở hợp chất Huperzine A, các nhà khoa học sẽ tiến hành nghiên cứu điều chế thuốc điều trị bệnh Alzheimer.

Theo các nhà khoa học, dự kiến trong vòng 3 năm tới một loại thuốc mới điều trị bệnh Alzheimer dựa trên cơ sở hợp chất Huperzine A được chiết xuất từ thảo dược Huperziaserrata sẽ chính thức có mặt trên thị trường.

-Cây lá quạt Gingko

Chiết xuất lấy từ cây Gingko, một họ hàng xa của cây có quả hình nón, có thể giúp tăng cường trí não và ngăn ngừa chứng mất trí.

-Hạt nho chữa bệnh Alzheimer

Hạt nho chứa chất chống oxy hóa tự nhiên gọi là polyphenols có thể giúp ngăn chặn bệnh Alzheimer, đó là công bố mới đây trên Tạp chí bệnh Alzheimer của các nhà nghiên cứu tại trường Y Mount Sinai ở thành phố New York, Mỹ.

-Trái thông giúp trị Alzheimer

Một loại thuốc chứa chất hóa học trong quả thông có khả năng trở thành biệt dược đầu tiên hiệu quả trong việc phòng ngừa và trì hoãn bệnh Alzheimer.

Các kết quả thử nghiệm cho thấy, bệnh nhân dùng loại thuốc trên một lần một ngày khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng có thể ngăn chặn tình trạng thoái hóa não. Nó cũng dường như làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer ở những bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh một thời gian lâu trước đó.

Viên thuốc làm cơ thể ngưng sản xuất các protein amyloid, vốn là chất phủ tế bào não và gây bệnh. Với tên mã là NIC5-15, loại thuốc này đã được phân tích một cách chặt chẽ trong các cuộc thử nghiệm trên động vật, với nhiều kết quả đáng kinh ngạc.

-Hướng điều trị Alzheimer bằng các thuốc chống tăng huyết áp

Một công trình nghiên cứu của Hoa Kỳ, gợi ý rằng các chất đối kháng của các thụ thể angiotensine (antagonistes des récepteurs de l’angiotensine) không những làm hạ huyết áp, mà đồng thời còn bảo vệ chống lại bệnh Alzheimer và những dạng sa sút trí tuệ khác.

3-Thực phẩm

-Bổ sung quế vào khẩu phần ăn được cho là giúp ngăn chặn việc sản sinh ra một loại protein trong não làm suy giảm trí nhớ

-Uống nước ép táo làm tăng khả năng sản xuất ra một hợp chất trong não có liên quan đến khả năng nhận thức, ghi nhớ, tâm trạng và sự chuyển động của các cơ bắp.

-Uống cà phê giảm nguy cơ Alzheimer

Uống cà phê thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ mắc Alzheimer (một dạng bệnh mất trí nhớ). Các nhà khoa học thuộc Đại học South Florida (Mỹ) rút ra kết luận này sau khi theo dõi các bệnh nhân lớn tuổi trong 4 năm, theo báo Daily Mail.

Nghiên cứu cho thấy, những ai có hàm lượng caffeine (có trong cà phê, trà…) một cách vừa phải trong máu vào thời điểm đầu của cuộc nghiên cứu ít có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Nhóm nghiên cứu còn phát hiện rằng các tình nguyện viên khỏe mạnh có hàm lượng caffeine trong máu nhiều hơn gấp 2 lần so với nhóm bắt đầu phát các triệu chứng của Alzheimer.

Một nghiên cứu diện rộng cho biết đàn ông và phụ nữ uống từ 3 – 5 tách cà phê mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm trí nhớ đến 65%

-Thịt gà giúp đẩy lùi Alzheimer

Ăn các thực phẩm giàu a xít béo omega 3 như thịt gà, cá, hạt… có thể giúp giảm lượng protein liên quan tới bệnh Alzheimer (một dạng bệnh mất trí nhớ) trong máu.

Cụ thể, bổ sung 1 gr axít béo omega 3 mỗi ngày giúp giảm 20-30% hàm lượng beta amyloid trong máu.

-Khả năng chữa bệnh Alzheimer từ khoai tây

Các nhà nghiên cứu cho biết, một loại virus sống trong khoai tây có thể tạo kháng thể giúp kìm hãm và ngăn ngừa sự tấn công của căn bệnh Alzheimer.

Trên tạp chí Biological Chemistry, Robert Friedland và đồng nghiệp công bố nghiên cứu của mình về việc áp dụng một loại protein được tìm thấy trong virus Y ở khoai tây (viết tắt là PVY) vào việc điều trị bệnh Alzheimer.

Nhóm nghiên cứu tiêm PVY vào chuột thí nghiệm, tăng dần liều lượng mỗi tháng trong khoảng thời gian 4 tháng. Kết quả cho thấy những trong cơ thể chuột sản sinh ra các kháng thể ở cấp độ mạnh có thể bám vào các protein amyloid beta cả ở trong dung dịch lẫn trong các mẫu cơ của người bệnh mắc Alzheimer.

Vì vậy, các nhà khoa học hướng tới việc tạo ra vaccine Alzheimer an toàn hơn bằng cách sử dụng những protein giống của người nhưng không xuất phát từ cơ thể người. May mắn là họ đã tìm được loại potein như thể ở khoai tây, một loại thực phẩm rất phổ biến.

– Chế độ ăn “xanh”: Một khẩu phần ăn nhiều rau xanh, cá, hoa quả, các loại hạt và một chút rượu vang đỏ cũng làm giảm nguy cơ mắc Alzheimer tới 50%.

4-Phát hiện mới

-Phát hiện kháng thể trị bệnh Alzheimer

Các nhà khoa học Anh công bố phát hiện một loại kháng thể trong chuột thí nghiệm có thể giúp điều trị bệnh Alzheimer. Đây là một phát hiện mang tính đột phá trong y học. Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Journal of Neuroscience.

Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học London cho biết một loại kháng thể trong chuột thí nghiệm có khả năng ngăn chặn protein Dkk1 hình thành các mảng bám amyloid trong não.Các nghiên cứu trước đây chỉ ra protein Dkk1 là nguyên nhân chính làm cho bệnh Alzheimer tiến triển ngày càng trầm trọng hơn.

Trưởng nhóm nghiên cứu Patricia Salinas hi vọng các kháng thể này sẽ là liệu pháp điều trị bệnh Alzheimer hiệu quả trong tương lai. Nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành thử lâm sàng loại kháng thể này trên người trong thời gian tới

-Australia chế ra được Vắc xin phong bệnh Alzheimer

Ngày 9/12, các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Thần kinh Sydney (BMRI) thuộc Đại học Sydney ở Australia cho biết họ đã nghiên cứu thành công vắcxin làm chậm quá trình phát triển bệnh Alzheimer

Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm trên loài chuột mang bệnh Alzheimer và kết quả cho thấy vắcxin này có tác dụng phòng ngừa và làm giảm khả năng phát triển các mảng thoái hóa thần kinh trong não khi tác động vào một loại protein có tên Tau.

Nhà nghiên cứu Lars Ittner cho biết đây là loại vắcxin đầu tiên nhằm vào protein Tau có hiệu quả ngay từ khi hình thành bệnh.

Tác dụng ngăn chặn bệnh thể hiện ở chỗ vắcxin làm hạn chế tiến triển thêm các thoái hóa dây thần kinh, thay vì loại bỏ chúng.

Các nhà nghiên cứu Australia đang cộng tác với ngành dược của Mỹ để đưa loại vắcxin này áp dụng điều trị trên người.

(Ths Hứa Văn Thao – Nghiên cứu viên cao cấp)

Viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Bệnh Alzheimer

Alzheimer-nguoigia

Khứu giác kém có thể là dấu hiệu của bệnh Alzheimer

Theo một nghiên cứu qui mô lớn của các nhà khoa học Mỹ, những người gặp khó khăn trong việc cảm nhận các mùi thông thường, như hành, chanh, quế…có thể đang có dấu hiệu đầu tiên của bệnh Alzheimer. Phát hiện mới này có thể giúp hình thành các phương pháp thử nghiệm khứu giác để xác định nguy cơ mắc bệnh Alzheimer – nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 đối với người cao tuổi.
Alzheimer là bệnh suy thoái thần kinh não bộ, gây ra sự sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Bệnh này phá hủy dần dần trí nhớ cũng như khả năng suy nghĩ, nhận thức, giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.
Trong nghiên cứu này, 600 người trong độ tuổi từ 54 đến 100 được yêu cầu phân biệt 12 mùi quen thuộc: hành, chanh, quế, tiêu đen, chocolate, hoa hồng, chuối, dứa, xà bông, chất pha loãng sơn, xăng và khói. Khi ngửi từng mùi nói trên, người tham gia thử nghiệm nghe các câu hỏi được đọc lớn và sau đó chọn 1 trong 4 đáp án về tên mùi được ghi sẵn trên 1 tờ giấy.
Kết quả thử nghiệm cho thấy trong tổng số người nói trên, 25% đã nhận biết chính xác tất cả các mùi hoặc chỉ sai 1 lần duy nhất; 50% ngửi đúng ít nhất 9 mùi; và 25% còn lại chỉ nhận ra được từ 8 mùi trở xuống.
Tất cả 600 người này đều được thử nghiệm về chức năng nhận thức 21 lần mỗi năm trong suốt 5 năm, và 1/3 trong số đó đã có ít nhất một rối loạn nhẹ về trí nhớ và tư duy.
Ở những người phạm ít nhất 4 lỗi trong các thử nghiệm về mùi, nguy cơ xảy ra những rối loạn nhận thức tăng 50% so với ngững người phạm không hơn 1 lỗi. Những người phân biệt mùi kém cũng có nguy cơ cao hơn trong việc phát sinh bệnh Alzheimer từ những khiếm khuyết nhẹ của chức năng nhận thức.
Sau khi loại trừ ảnh hưởng của những yếu tố như tuổi, giới tính, học vấn, tiền sử đột quị và hút thuốc lá, các chuyên gia nhận thấy kết quả thử nghiệm vẫn không thay đổi: những ai có khả năng kém hơn trong việc nhận biết mùi thì sẽ có nguy cơ cao hơn về rối loạn nhận thức.

Theo các nhà khoa học, những thương tổn cực nhỏ được xem là dấu hiệu của bệnh Alzheimer xuất hiện trước nhất trong vùng não có chức năng kiểm soát khứu giác.
Vì thế, nhóm nghiên cứu cho rằng thử nghiệm khứu giác có thể là công cụ quan trọng để phát hiện sớm bệnh này, từ đó tìm cách làm chậm lại hoặc chặn đứng sự phát triển của bệnh cũng như tình trạng mất trí nhớ nghiêm trọng do bệnh gây ra.
Nhận xét về nghiên cứu này, ông Robert Franks, chuyên gia về não và mùi của trường Đại học Cincinnati, nói: “Nghiên cứu này rất có ý nghĩa vì nó dựa trên cơ sở giải phẫu học”.
Theo ông, những nghiên cứu khác cũng cho thấy việc mất khả năng ngửi mùi có liên quan đến bệnh Alzheimer, nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên về khả năng khứu giác của những người khỏe mạnh trong suốt 5 năm bằng nhiều xét nghiệm thực tế để phát hiện dấu hiệu của sự sa sút trí tuệ.
Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Robert Wilson, thuộc Trường Đại học Rush ở Chicago, cho rằng không nên quá hoảng hốt trước hiện tượng suy yếu khả năng khứu giác. Ông nói: “Không phải tất cả những ai phân biệt mùi kém đều gặp rắc rối về nhận thức”.
Bà Claire Murphy, chuyên gia về bệnh Alzheimer ở trường Đại học bang San Diego, cũng khuyên những người cao tuổi nên thông báo cho bác sĩ biết về việc mất khả năng nhận biết mùi. Việc suy yếu khả năng khứu giác như thế có thể xuất phát từ một khối thịt thừa (polyp) trong mũi hoặc do viêm xoang. Bà nói: “Nếu một người già mà vẫn còn có khứu giác tinh nhạy thì đó là một dấu hiệu rất tốt cho khả năng nhận thức”.
Nghiên cứu này được thực hiện với sự tài trợ của Viện nghiên cứu Lão hóa quốc gia Hoa Kỳ và Sở Y tế công cộng bang Illinois.
Kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Wilson và các cộng sự đã được công bố ngày 02/07/2007 trên Archives of General Psychiatry (Tài liệu Tâm thần học tổng quát) ở Hoa Kỳ.

(Theo AP, VietNamNet)

image004
Bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer là một bệnh thoái hóa não nguyên phát, căn nguyên chưa rõ ràng, biểu hiện lâm sàng bằng trạng thái mất trí tiến triển, không phục hồi, thường khởi phát ở lứa tuổi trên 65.
Tỷ lệ bệnh Alzheimer ở người trên 65 tuổi là khoảng 5% và ở nhóm người trên 85 tuổi là 20%.
Về lâm sàng, trạng thái mất trí tiến triển thường khởi đầu bằng rối loạn trí nhớ, các rối loạn ngôn ngữ, rối loạn hoạt động, rối loạn trí tuệ.
Các biến đổi đặc trưng trong não là sự giảm sút đáng kể các nơron, teo lan tỏa vỏ não, giãn rộng não thất.

Phân loại bệnh
– Alzheimer týp 1 khởi phát ở lứa tuổi sau 65, triệu chứng chủ yếu là rối loạn trí nhớ, bệnh tiến triển chậm.
– Alzheimer týp 2 khởi phát ở lứa tuổi trước 65, bệnh tiến triển nhanh.

 
I. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH ALZHEIMER:
Các nhà khoa học đưa ra một số giả thuyết cố gắng giải thích nguyên nhân của bệnh, trong đó có giả thuyết cholinergic thiết lập cả phương pháp trị liệu bệnh trực tiếp. Giả thuyết này đề xuất rằng AD là do giảm tổng hợp của chất truyền thần kinh acetylcholin. Tuy nhiên giả thuyết cholinergic đã không được duy trì hỗ trợ rộng rãi, vì thuốc dùng để điều trị thiếu hụt acetylcholine thực sự không có hiệu quả đối với bệnh nhân.
Năm 1991, người ta mặc nhiên công nhận giả thuyết amyloid beta (Aβ)là nguyên nhân cơ bản của bệnh. Cơ sở của định đề này xuất phát từ vị trí của gen sản xuất protein tiền chất amyloid beta (APP) trên nhiễm sắc thể 21.
Một vắc-xin thử nghiệm đã chứng minh rõ ràng các mảng amyloid đã không có bất kỳ tác động đáng kể về bệnh mất trí nhớ. Các nhà nghiên cứu đã dẫn đến nghi ngờ những tập hợp Aβ đơn phân tử (không phải dạng mảng) là hình thức gây bệnh chính của Aβ. Những phân tử của các sản phẩm độc hại, cũng được gọi là amyloid phối tử có thể khuyếch tán liên kết với một thụ thể trên bề mặt tế bào thần kinh và thay đổi cấu trúc của các khớp thần kinh, do đó phá vỡ dẫn truyền tín hiệu thần kinh. Một thụ tử Aβ có thể là prion protein, giống như các protein có liên quan đến bệnh bò điên và các điều kiện liên quan đến con người, bệnh Creutzfeldt-Jakob, do đó có khả năng liên kết các cơ chế cơ bản của các rối loạn thoái hóa thần kinh của bệnh Alzheimer.
Trong năm 2009, lý thuyết này đã được cập nhật và cho thấy một họ hàng gần của protein beta-amyloid (không nhất thiết phải chính là beta-amyloid) có thể là thủ phạm chính trong căn bệnh này. Lý thuyết này cho rằng một cơ chế liên quan với amyloid có ảnh hưởng đến cơ chế truyền tín hiệu thần kinh trong não bộ trong giai đoạn phát triển phôi thai , có thể kích hoạt quá trình lão hóa có liên quan trong cuộc sống sau này, làm héo dần tế bào thần kinh và gây bệnh Alzheimer.

 

 

II. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH ALZHEIMER:
– Quên tên: lãng quên tên (tên bố, mẹ, vợ, con…) lặp đi, lặp lại nhiều lần trong ngày. Cuối cùng là quên tên của mình.
– Hay ghi chép lặt vặt (tạo tiền đề để nhớ).
– Tìm mọi cách để phủ nhận những sa sút trí nhớ của mình.
– Gọi điện cho người thân nhiều lần (gọi xong lại quên, gọi lại).
– Lẫn lộn các đồ vật, nhầm ngày, tháng, năm.
Các triệu chứng toàn phát.
– Mất trí nhớ: là triệu chứng đầu tiên và xuất hiện rất sớm, ngày càng nặng và không hồi phục. Bệnh nhân thường mất trí nhớ gần (quên những sự vật mới xảy ra). Dần dần họ quên ngày, tháng, quên tên vợ con của mình. Khi ra khỏi nhà thì quên đường về, quên rửa mặt, quên cài cúc áo, quên mặt vợ (hoặc chồng) của mình.
– Rối loạn ngôn ngữ: biểu hiện sớm và khó tìm từ để biểu hiện ý tưởng. Họ khó phát âm, nói không trôi chảy sau đó mất ngôn ngữ, nói xong nhưng không hiểu mình vừa nói gì.
– Rối loạn phối hợp động tác: bệnh nhân không chú ý đến trang phục, mặc quần áo rất khó khăn, khó thực hiện được công việc hàng ngày. Bệnh nhân yếu cơ, run, hay bị chuột rút vì vậy ảnh hưởng đến các công việc vệ sinh cá nhân như tắm, rửa, thay quần áo…
– Rối loạn chức năng nhận thức: vì rối loạn trí nhớ và chú ý dẫn đến rối loạn khả năng nhận thức. Người bệnh có rối loạn khả năng định hướng không gian, thời gian, mất khả năng tính toán đơn giản, mất khả năng đánh giá…
– Trầm cảm thường xuất hiện ở giai đoạn sớm, có 25-85% bệnh nhân có trầm cảm. Tuy nhiên các triệu chứng trầm cảm là không ổn định. Có lúc bệnh nhân có ý định tự sát, nhưng sau đó lại xuất hiện khoái cảm.
– Các triệu chứng loạn thần gặp ở 10-30% số bệnh nhân. Thường gặp là hoang tưởng bị hại, nhưng đôi khi cũng có ảo thị giác với các hình ảnh kỳ quái.
– Hình ảnh chụp cắt lớp (CT Scanner) não và chụp cộng hưởng từ (MRI) não có hình ảnh teo não lan toả, giãn rộng các não thất.

 
III. ĐIỀU TRỊ BỆNH ALZHEIMER:
Các biện pháp chung
– Tạo môi trường tâm lý xã hội cho người cao tuổi. Không nên thay đổi chỗ ở, tạo điều kiện cho họ tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời, câu lạc bộ người cao tuổi.
– Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý, cung cấp đầy đủ các yếu tố vi lượng như canxi, phospho. Tránh lạm dụng rượu, thuốc lá.
– Điều trị các bệnh kết hợp như bệnh phổi, phế quản, bệnh tim mạch, đái tháo đường…
Điều trị bằng thuốc
– Các chất cholinergic: Rivastigmine (exelon) là một chất ức chế men acetylcholinesterase, thuốc có tác dụng chọn lọc trên enzym đích ở hồi hải mã và vỏ não, những vùng này bị ảnh hưởng nhiều nhất trong bệnh Alzheimer. Thuốc exelon nói chung dung nạp tốt, nhưng vẫn có vài tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, chậm nhịp tim.
Ngoài ra, còn sử dụng các thuốc như nivalin, gliatylin cũng cho kết quả khả quan. Các thuốc trên chỉ có tác dụng làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer chứ không điều trị khỏi bệnh.
– Nếu bệnh nhân có các triệu chứng trầm cảm, hoang tưởng, ảo giác đi kèm thì cần điều trị bằng các thuốc chống trầm cảm (nhóm SSRI) và thuốc an thần (thuốc an thần mới). Việc điều trị này phải do bác sỹ chuyên khoa tâm thần đảm nhiệm. Liều thuốc chỉ dùng bằng 1/3 đến 1/2 liều người lớn thông thường. Khi bệnh nhân có kích động, trầm cảm, hoang tưởng, ảo giác nặng thì phải nhập viện điều trị.

 
PHÒNG CHỐNG BỆNH ALZHEIMER:
Các nghiên cứu dịch tễ đưa ra kết luận rằng các hoạt động nhưđánh cờ hoặc những mối tương tác xã hội có khả năng làm giảm nguy cơmắc bệnh, mặc dù không tìm thấy được mối quan hệ nhân quả nào.
Hiện nay không có bất kỳ một bằng chứng dứt khoát nào hỗ trợ đặc biệt hiệu quả cho các biện pháp ngăn chặn hoặc trì hoãn sự khởi đầu của bệnh, tuy nhiên các nghiên cứu dịch tễ học đã đề xuất mối quan hệ giữa các yếu tố nhất định, chẳng hạn mối liên hệ giữa chế độ ăn uống, nguy cơ tim mạch, các sản phẩm dược phẩm, sản phẩm công nghệ thông tin, với khả năng số bệnh nhân ngày một tăng.
Mặc dù các yếu tố tim mạch, như tăng cholesterol, cao huyết áp, tiểu đường, và hút thuốc lá, được liên kết với một nguy cơ khởi phát và phát triển bệnh Alzheimer, nhưng statin là loại thuốc làm giảm cholesterol vẫn chưa chứng minh được hiệu quả trong việc ngăn ngừa hoặc cải thiện tiến trình phát triển bệnh. Chế độ ăn kiêng của người vùng Địa Trung Hải, trong đó bao gồm trái cây và rau quả, bánh mì, lúa mì và ngũ cốc khác, dầu ô liu, cá, và rượu vang đỏ có thể làm giảm rủi ro mắc bệnh Alzheimer.
Việc sử dụng vitamin không tìm thấy bằng chứng đủ hiệu quả để khuyến cáo trong việc phòng ngừa và chữa trị bệnh: như vitamin C, E, hoặc axit folic , có hoặc không có vitamin B12. Thử nghiệm kiểm tra acid folic (B9) và vitamin B khác không cho thấy bất kỳ liên kết quan trọng với suy giảm nhận thức.
Những người tham gia vào các hoạt động trí tuệ như đọc sách, chơi trò chơi hội đồng, hoàn thành câu đố ô chữ, chơi nhạc cụ, hoặc tương tác xã hội thường xuyên cho thấy giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Điều này tương thích với các lý thuyết dự trữ nhận thức, trong đó nêu rằng một số kinh nghiệm đời sống cho kết quả hoạt động thần kinh hiệu quả hơn việc cung cấp dự trữ một nhận thức cá nhân trong sự trì hoãn việc khởi đầu của những biểu hiện mất trí nhớ .
Chăm sóc tại nhà
Bệnh Alzheimer không thể chữa trị được và dần dần nó sẽ làm cho người bệnh không có khả năng đáp ứng những nhu cầu riêng của họ, cho nên việc chăm sóc phải được quản lý chặt chẽ trong quá trình của bệnh.
Trong giai đoạn đầu và giữa, sửa đổi môi trường sống và lối sống có thể tăng tính an toàn cho bệnh nhân và giảm gánh nặng cho người chăm sóc. Bệnh nhân có thể không có khả năng tự ăn uống , do đó, yêu cầu thực phẩm được cắt thành từng miếng nhỏ hoặc nghiền. Khi nuốt sẽ rất khó khăn, cho nên phải sử dụng các ống dẫn thức ăn. Trong trường hợp này, hiệu quả y tế và đạo đức của việc nuôi bệnh là một yếu tố quan trọng của những người chăm sóc và các thành viên trong gia đình.
Khi bệnh tiến triển, các vấn đề y tế khác nhau có thể xuất hiện, chẳng hạn như bệnh răng miệng, loét áp lực, suy dinh dưỡng, các vấn đề vệ sinh, da, hô hấp, hoặc nhiễm trùng mắt. Chăm sóc cẩn thận có thể ngăn chặn chúng.

(camnangbenh.com)

Bài thuốc trị đau dây thần kinh hông

(SKDS) – Ðau dây thần kinh hông (còn gọi đau thần kinh tọa) thuộc phạm vi chứng tọa cốt phong của y học cổ truyền. Bệnh thường gặp ở tuổi trung niên, nam mắc nhiều hơn nữ. Bệnh do nhiều nguyên nhân ở dây thần kinh hoặc rễ thần kinh như do nhiễm khuẩn, nhiễm độc, do lạnh, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, do khối u, lao cột sống…

Đau dây thần kinh hông do nguyên nhân thực thể như lao, thoát vị đĩa đệm, khối u, viêm cột sống… thường phải điều trị chuyên khoa. Y học cổ truyền có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả đối với những trường hợp do phong hàn, phong hàn thấp tý. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.
 Độc hoạt là vị thuốc trị đau dây thần kinh hông do phong hàn thấp tý.

Đau dây thần kinh hông do lạnh, trúng phong hàn ở kinh lạc:

Người bệnh có biểu hiện đau vùng thắt lưng, đau lan  xuống mông, mặt sau đùi, cẳng chân, đi lại khó khăn (chưa teo cơ), sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù. Phương pháp chữa là khu phong tán hàn, hành khí, hoạt huyết. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1:rễ lá lốt 12g, thiên niên kiện 12g, cẩu tích 16g, quế chi 8g, ngải cứu 8g, chỉ xác 8g, trần bì 8g, ngưu tất 12g, xuyên khung 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: độc hoạt 12g, phòng phong 8g, uy linh tiên 12g, đan sâm 12g, tang ký sinh 12g, quế chi 8g, tế tân 8g, chỉ xác 8g, trần bì 8g, ngưu tất 12g, xuyên khung 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Kết hợp châm cứu hoặc day bấm các huyệt: đại trường du, trật biên, hoàn khiêu, thừa phù, thừa sơn, giải khê, côn lôn. Thủy châm vitamin B12 vào các huyệt trên.

Đau dây thần kinh hông do phong hàn thấp tý: Người bệnh có biểu hiện đau vùng thắt lưng cùng, lan xuống chân theo dọc đường đi của dây thần kinh hông to, teo cơ, bệnh kéo dài, dễ tái phát, thường kèm theo triệu chứng toàn thân, ăn kém, ngủ ít, mạch nhu hoãn, trầm nhược. Phép chữa là khu phong tán hàn, trừ thấp, hoạt huyết, bổ can thận, nếu teo cơ phải bổ khí huyết. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: thục địa 12g, cẩu tích 12g, tục đoạn 12g, tang ký sinh 16g, ngưu tất 12g, đẳng sâm 12g, ý dĩ 12g, bạch truật 12g, hoài sơn 12g, tỳ giải 12g, hà thủ ô 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

 Thục địa là rễ cây địa hoàng đã chế biến.

Bài 2:

Độc hoạt ký sinh thang gia giảm: độc hoạt 12g, tang ký sinh 12g, phòng phong 8g, tế tân 6g, quế chi 6g, ngưu tất 12g, đỗ trọng 8g, đẳng sâm 12g, phục linh 12g, cam thảo 8g, bạch thược 12g, đương quy 12g, thục địa 12g, đại táo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: Ý dĩ nhân thang: ý dĩ nhân 16g, khương truật 8g, độc hoạt 8g, khương hoạt 8g, quế chi 8g, gừng 4g, cam thảo 6g, đại táo 12g, đỗ trọng 8g, phụ tử chế 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 4: Bổ thận thang gia giảm: thục địa 12g, đỗ trọng 12g, tang ký sinh 16g, cẩu tích 16g, phòng kỷ 12g, kỷ tử 12g, bổ cốt chỉ 8g, thỏ ty tử 12g, tục đoạn 12g, khương hoạt 8g, độc hoạt 8g, thương truật 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Cách dùng: Uống thuốc sắc đến khi hết đau, tiếp theo dùng bài thuốc ngâm rượu (2 lít rượu/1 trong các thang thuốc trên), ngày uống 40ml chia 2 lần, uống trong 3 – 6 tháng.
Vị trí các huyệt

Huyệt đại trường du: dưới gai sống thắt lưng 4, đo ngang ra 1, 5 tấc.

Huyệt trật biên: ngang lỗ xương cùng thứ 4, cách đốc mạch 3 tấc, cách trung lữ du 1,5 tấc.

Huyệt hoàn khiêu: nằm nghiêng co chân đau ở trên, chân dưới duỗi thẳng, huyệt ở vị trí 1/3 ngoài và 2/3 trong của đoạn nối điểm cao nhất của mấu chuyển lớn xương đùi và khe xương cùng. Hoặc nằm sấp, gấp chân vào mông, gót chân chạm mông ở đâu, đó là huyệt.

Huyệt thừa phù: điểm giữa nếp lằn chỉ mông.

Huyệt thừa sơn: nằm ở giữa bắp chân phía sau.

Huyệt giải khê: nằm ở chỗ lõm giữa nếp gấp cổ chân.

Huyệt côn lôn: ở chỗ lõm giữa điểm cao nhất của mắt cá ngoài và bờ sau gân gót.

  (SKĐS: Lương y  Thái Hòe)

Đừng xem thường chứng đau nửa đầu

Đau nửa đầu là một bệnh thường gặp. Tỷ lệ người mắc bệnh đau nửa đầu chiếm khoảng 11%, trong đó nữ giới có khi chiếm tới 3/4, đặc biệt ở lứa tuổi từ 35 – 45 tuổi. Bệnh đau nửa đầu làm cho người bệnh hết sức khó chịu mỗi khi lên cơn đau và gây nhiều phiền toái làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống cũng như công việc đang làm hàng ngày.

Nguyên nhân gây đau nửa đầu

Cho đến nay người ta vẫn chưa biết một cách chắc chắn nguyên nhân của bệnh đau nửa đầu. Tuy vậy có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh đau nửa đầu như viêm xoang mạn tính hoặc cấp tính; bệnh đau răng; một số bệnh nhiễm khuẩn ở vùng tai, mũi, họng, mắt. Bệnh tăng huyết áp  hoặc bệnh huyết áp thấp cũng rất có thể là đau nửa đầu. Một số bệnh chấn thương thực thể hoặc chấn thương tâm lý cũng gây đau nửa đầu. Bệnh đau nửa đầu cũng có thể do tác động của ngoại cảnh làm ảnh hưởng đến tâm lý mà người ta thường gọi là stress như công việc căng thẳng hay gặp sự cố không thuận lợi trong công việc. Người ta cũng hay bắt gặp đau nửa đầu ở những người nghiện thuốc lá, người nghiện rượu hoặc không uống được rượu nhưng vẫn cố gắng uống hoặc bệnh đau nửa đầu cũng có thể gặp ở người có cân nặng quá mức bình thường (béo phì), rối loạn giấc ngủ (ngủ ít, ngủ hay thức giấc, ngủ chập chờn hoặc không thể ngủ được trong một thời gian dài). Một số người khi dùng  một loại thuốc nào đó để chữa một bệnh khác nhưng khi uống thuốc đó lại  xuất hiện một bệnh khác đó là cơn đau nửa đầu. Ngoài ra một số tác giả  cho rằng đau nửa đầu cũng có thể gặp do di truyền. Về mặt cơ chế gây đau nửa đầu có những ý kiến cho rằng do thiếu hụt lượng serotonin trong máu và làm giảm lượng máu lưu thông về não bộ gây nên đau nửa đầu.

 Thiếu hụt serotonin trong máu gây đau nửa đầu.

Triệu chứng của bệnh đau nửa đầuĐau, nhức dữ dội kéo dài có khi vài ba tiếng, có khi cơn đau kéo dài vài ba ngày. Cơn đau đầu có khi như theo nhịp đập của tim. Mức độ đau đầu và tần số đau đầu không giống nhau ở mỗi một người. Kèm theo đau đầu có thể buồn nôn, nôn; có thể gây cứng gáy; mệt mỏi và hay cáu gắt vô cớ nhất là khi lên cơn đau nửa đầu có ánh sáng chói chang hoặc tiếng ồn ào ở cường độ lớn (nghe tiếng nhạc, tiếng trống rền vang…). Bệnh rất dễ tái phát và mỗi lần tái phát tthường làm cho người bệnh rất khó chịu, chóng quên và có thể gây rối loạn tiêu hoá và tiểu tiện. Ở một số người mỗi lần cơn đau đầu tái phát có thể có dấu hiệu báo trước như tim đập mạnh, nhanh, hoa mắt, chóng mặt. Phụ nữ đã mắc chứng đau nửa đầu thường hay tái phát nhất là vào lúc đang có chu kỳ kinh hoặc áp lực công việc gia đình hoặc chấn thương tâm lý vì có sự mâu thuẫn trong cuộc sống hàng ngày hoặc nóng, lạnh đột ngột…

Khi bị đau nửa đầu nên làm gì?

Để ngăn ngừa bệnh đau nửa đầu thì khi mắc một trong các bệnh về tai mũi họng, răng, bệnh nhiễm khuẩn, thoái hoá đốt sống hoặc bệnh tăng hoặc huyết áp thấp cần được khám bệnh để điều trị dứt điểm không được để bệnh trở thành mạn tính. Nên chọn chế độ ăn thích hợp và năng tập thể dục như đi bộ, bơi, chơi cầu lông, tập các động tác thể dục nhẹ nhàng để chống béo phì, chống tăng huyết áp. Cần vệ sinh răng, miệng, họng hàng ngày như đánh răng, súc họng bằng nước muối nhạt. Cần bỏ thuốc lá và  cần bỏ rượu càng sớm càng tốt vì rượu mà nhiều bệnh ngày một nặng thêm (bệnh gan, dạ dày, đại tràng, trĩ) và dễ gây tái phát (bệnh đau nửa đầu) mặc dù số phụ nữ nghiện thuốc lá, rượu chưa nhiều. Nếu vì stress thì nên tìm mọi cách khống chế và loại trừ nó, ví dụ như làm tăng thêm giấc ngủ, đi nghỉ ngơi, tìm bạn bè thân thích trò chuyện, đến câu lạc bộ đọc sách, báo, truyện, nếu có điều kiện thì đi du lịch cùng gia đình, bạn bè…

 Điện não đồ chẩn đoán bệnh.

Điều trị bệnh

Đau nửa đầu là một bệnh mà chưa biết rõ nguyên nhân cho nên việc điều trị cũng gặp không ít khó khăn, vì vậy việc xác định các yếu tố nguy cơ là hết sức cần thiết. Cần khám bệnh định kỳ để bác sĩ phát hiện những bệnh có khả năng liên quan đến bệnh đau nửa đầu. Một số chị em khi dùng thuốc tránh thai mà thấy tần suất xuất hiện bệnh đau nửa đầu tăng lên thì nên báo cho bác sỹ biết để có thay đổi biện pháp tránh thai khác thích hợp với bản thân hơn nhằm giảm bớt cơn đau nửa đầu tái phát. Điều trị đau nửa đầu thường sẽ kết hợp giữa thuốc điều trị các yếu tố gây nguy cơ cao làm đau nửa đầu với thuốc giảm đau, hướng thần. Việc dùng thuốc gì, hàm lượng và liều lượng bao nhiều phải do chính bác sĩ khám bệnh cho mình kê đơn, tuyệt đối không tự động mua thuốc hoặc do sự mách bảo của bạn bè, người thân mà mua thuốc dùng  thì sẽ lợi bất cập hại vì đa số các thuốc điều trị bệnh đau nửa đầu đều có nhiều tác dụng phụ.

(SKĐS: PGS.TS.TTƯT. Bùi Khắc Hậu)