Cây thuốc bản địa: Khai thác cạn kiệt, xuất lậu tràn lan

Quá nhiu cây thuc ca chúng ta đang b xut lu tràn lan đã khiến cho ngun cây dược liu trong nước không ch b cn kit mà còn đng nghĩa vi vic nhiu doanh nghip sn xut thuc trong nước đang phi nhp khu tr li nhiu loi dược liu vn đã là thế mnh ca nước ta. TS Trn Văn Ơn cho biết qua nghiên cu, hin có khong 45 loi cây dược liu tng là thế mnh ca Vit Nam nay đang phi nhp khu tr li như: Bch bin đu, Đinh lăng, Hoc hương, X can, Hng hoa, B công anh, Cu tích… đ phc v sn xut đông dược trong nước. Thm chí  khi chúng ta nhp khu dược liu tr li, cơ quan chc năng đã phát hin có không ít loi đã b chiết xut, hút hết hàm lượng thuc, nguyên liu ch còn là ci rác.

  • Vào vườn quốc gia diệt cây thuốc

Từ thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An, Cao Bằng theo tỉnh lộ 229, chúng tôi tới xã Đức Xuân, một trong những điểm nóng về khai thác cây dược liệu ở Cao Bằng. Ôm một bó lớn cây Chà nọc kha còn tươi nguyên chuẩn bị đem đi phơi, bà Nông Thị Ca, chủ một điểm thu mua cây dược liệu, than thở: “Mấy ngày qua, mới chỉ mua được có hơn 1 tạ. Trước đây mỗi ngày mua cũng được 4-5 tạ”. Chỉ vào đống cây thuốc khô được chất ngất phía nhà trong, bà Ca thật thà nói: “Toàn cây Chà nọc kha và cây Na dây khô đó, mua 6 bán 10”.

Được biết, tại điểm thu mua này, cứ một cân Chà nọc kha tươi được mua với giá 2.000 đồng, sau khi phơi khô (3 cân tươi được 1 cân khô)  bán lại được 10.000-12.000 đồng/kg. Cách điểm thu mua cây thuốc của nhà bà Ca chưa đầy 100m là điểm thu mua của bà Hoàng Thị Tuyên. Nếu khách hàng có nhu cầu, từ Chà nọc kha cho tới Sâm đất, Mằn đông, Na dây… đều có cả. “Muốn mua một xe tải cũng có” – bà Tuyên nói.

Bà Đàm Thị Phượng, Trưởng trạm Y tế xã Đức Xuân, cho biết cả xã có 7 thôn, với hơn 447 hộ, trên 2.000 dân chủ yếu là người Tày và Nùng, bao đời nay người dân quen vào rừng lấy cây thuốc đem bán. Thôn Nà Pá có trên 80/129 hộ chuyên đi rừng lấy thuốc làm kế sinh nhai hàng ngày.

Du khách tìm mua dược liệu ở Điện Biên. Ảnh: THÁI BẰNG

Rất nhiều nơi khác ở Cao Bằng người dân cũng đua nhau lên rừng chặt phá lấy cây thuốc. Ông Hoàng Văn Bé, Chủ tịch Hội Đông Y tỉnh Cao Bằng, lo ngại cho biết 13 huyện thị trong tỉnh nơi nào cũng có 5-10 điểm thu mua cây thuốc với quy mô lớn vài trăm tấn một năm và có chân rết hàng chục điểm thu mua nhỏ lẻ len lỏi tới tận các bản làng heo hút.

Vì vậy, đất Cao Bằng dù có trên 617 loài cây thuốc, thuộc 211 họ thực vật, trong đó nhiều loại quý hiếm, giá trị kinh tế cao như: Thanh thiên quỳ, Lan gấm, Hà thủ ô, Ba kích, Thổ phục linh, Giả cổ lam, Sâm cau, Sa nhân… nhưng ngày một cạn kiệt do khai thác quá mức.

Ông Phạm Văn Đăng, Giám đốc Vườn Quốc gia Hoàng Liên, cho biết, tại đây các nhà khoa học đã phát hiện được 2.024 loài thực vật bậc cao, thuộc 200 họ, có 66 loài trong Sách đỏ Việt Nam, trong đó cây thuốc chiếm khoảng 700 loài. Với hệ thực vật đa dạng, phong phú, Vườn Quốc gia Hoàng Liên được ví như kho thuốc quý của ViệtNam, nhưng đáng lo ngại kho thuốc này ngày một cạn kiệt vì tình trạng khai thác vô tội vạ.

Đặc biệt cây Hoàng liên chân gà – một cây thuốc quý, mọc tự nhiên đã được Sách đỏ Việt Nam năm 1996 và 2007 xếp vào hạng rất nguy cấp nhưng vẫn tiếp tục bị khai thác và người ta vẫn thấy chúng được bày bán ở chợ Sa Pa.

TSKH Trần Công Khánh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền, cho biết ngay tại Vườn Quốc gia Ba Vì, chỉ cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 70km, ở đây có tới 250 cây làm thuốc thì nay tình trạng cũng không khá hơn. Ông Hoàng Văn Trọng, Chủ nhiệm HTX thuốc Nam Ba Vì, nói rõ thêm 12 loại cây thuốc ở đây đã gần như tuyệt diệt, trong đó có Hoa tiên, Huyết đằng, Bát giác tiên, Râu hùm, Hoàng đằng, Củ dờm…

  • “Chảy máu” nguồn dược liệu

Tại nhiều tỉnh miền núi phía Bắc, tình trạng khai thác tận diệt cây thuốc chỉ phục vụ một phần rất nhỏ cho nhu cầu sản xuất đông dược trong nước, còn chủ yếu là bán cho các đầu nậu tư nhân xuất lậu sang biên giới.

Ở Cao Bằng, tại các huyện có cửa khẩu với Trung Quốc, các thương lái phối hợp với các đầu nậu của Trung Quốc đã lập ra các trạm thu mua dược liệu tại địa phương. Ngay tại TP Lào Cai và thị trấn Sa Pa, cũng có những dãy phố chuyên thu mua, buôn bán dược liệu qua sơ chế rồi bán qua biên giới. Củ Bình vôi trắng, củ Bình vôi vàng, Giảo cổ lam, Hoàng tinh vàng, Huyết đằng… từ đây cứ lần lượt ra đi.

TSKH Trần Công Khánh cho biết nhiều loại cây thuốc đang bị xuất lậu sang Trung Quốc nhưng chúng ta không rõ giá trị kinh tế cũng như công dụng chữa bệnh của nó. Ông dẫn ra một ví dụ, cây Sói rừng hay là cây Chè dại dùng trị giảm đau, một cân cây khô bán qua biên giới chưa tới 20.000 đồng. Nhưng ở Trung Quốc, loại cây này lại được chiết xuất làm thuốc chữa ung thư tụy, dạ dày, gan, trực tràng… nên rất có giá trị kinh tế.

Một cơ sở thu gom và sơ chế cây thuốc ở Lào Cai.
 Sau nhiều năm nghiên cứu về cây thuốc và bài thuốc cổ truyền dân tộc, TSKH Trần Công Khánh khẳng định, nước ta còn hàng ngàn loài cây thuốc gắn với nhiều bài thuốc y học gia truyền bản địa. Những bài thuốc gia truyền gắn liền với cây thuốcNam. Tuy nhiên, đến thời điểm này, cả hai nguồn tài nguyên là cây thuốc thiên nhiên và bài thuốc gia truyền đang bị suy giảm nhanh chóng và có nguy cơ thất truyền.

“Nếu chúng ta không sớm có chính sách bảo tồn cây thuốc và các bài thuốc dân gian gia truyền thì cây thuốc hoang dã trong thiên nhiên sẽ thành cây cỏ hoang dại, vô nghĩa, cùng với đó là các bài thuốc dân gian ngày càng mai một” – TSKH Trần Công Khánh lưu ý.

Vừa là nhà khoa học vừa là doanh nhân, TS Trần Văn Ơn, Trưởng bộ môn Thực vật Đại học Dược Hà Nội cho rằng, trước sự phát triển mạnh mẽ của y học hiện đại, đòi hỏi chúng ta cần phải hiện đại hóa thuốc y học cổ truyền và thực hành tốt việc trồng trọt cây thuốc theo tiêu chuẩn GAP.

“Nước ta cần sớm có quy hoạch, hình thành những vùng chuyên canh trồng cây thuốc, các sản phẩm cây thuốc có giá trị cao về kinh tế và công dụng phải được đăng ký thương hiệu và gắn nhãn mác cụ thể, cũng như lưu giữ và bảo tồn nguồn gen” – TS Trần Văn Ơn nói.

Còn TS Trần Ngọc Hải, Trường ĐH Lâm nghiệp, cho rằng để bảo tồn nguồn gen các loài cây thuốc quý hiếm, cần khẩn trương điều tra lại vùng phân bố của từng loài, đánh giá hiện trạng đồng thời xây dựng quy trình khai thác đảm bảo tái sinh tự nhiên. Cần xây dựng mô hình trồng cây thuốc theo phương thức làm giàu rừng và mô hình nông lâm kết hợp  quy mô gia đình.

(Nguồn: sggp.org.vn)

Chống “chảy máu” tài nguyên cây thuốc

Từ khi cây kim cương bị săn lùng ráo riết, nhiều học sinh ở huyện Kon Plông bỏ học vào rừng hái cây kim cương. Các thầy cô giáo phải tìm đến từng nhà để kêu gọi học sinh trở lại lớp.
Ngoài các loại khoáng sản, gỗ quý… bị “chảy máu” qua biên giới, từ nhiều năm qua, nguồn tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam cũng liên tục bị khai thác để bán theo con đường “tiểu ngạch”, chủ yếu qua Trung Quốc. Nếu có những tài liệu theo dõi, thống kê đầy đủ thì khối lượng và giá trị kinh tế của các loại tài nguyên này bị thất thoát qua biên giới không phải nhỏ.

Theo báo cáo của Hội Đông y Cao Bằng, tại các cửa khẩu Tà Lùng, Sóc Giang, Trà Lĩnh… mỗi ngày có hàng chục tấn dược liệu các loại được đưa qua biên giới. Mỗi năm ước tính ít nhất có khoảng 300.000 – 500.000 tấn dược liệu bị khai thác để bán sang Trung Quốc. Chỉ tính trong 20 năm qua, số dược liệu bị bán qua biên giới ít nhất cũng khoảng trên dưới 10 triệu tấn, với giá trị kinh tế khoảng vài nghìn tỷ đồng. Trong số đó, những cây thuốc bị khai thác trong mấy năm gần đây là cây sói rừng, bòng bong, si đỏ, cỏ nhung…

Cây sói rừng
Tại các huyện Văn Quan, Bắc Sơn, Bình Gia, Lộc Bình, Tràng Định… (Lạng Sơn), người dân đua nhau đi thu hái một loại cây mọc trên rừng màu xanh sẫm, hình dáng giống như cành si nhưng mảnh dẻ. Người dân trong vùng gọi là cây chè dại, hoặc duối dại để bán cho khách Trung Quốc đặt mua, với giá 1.000 đồng/kg khô, còn cả rễ. Ở thị trấn Điềm He (huyện Văn Quan), trung bình mỗi ngày có tới 60 tấn cây chè dại bị nhổ bán. Đây là một loại cây thuốc quý, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, có thể chữa các bệnh đường ruột và rửa vết thương.

Chưa hết, gần đây các trang web và các báo trong nước rầm rộ đưa tin “Săn cây kim cương ở Đông Trường Sơn”,”Ngăn học sinh bỏ học đi hái cây kim cương”. Cây kim cương, còn gọi là lan gấm, hay thạch tằm, mọc nhiều trong rừng già thuộc tỉnh Kon Tum. Theo trưởng thôn A Jơn, loại cây này trước đây mọc đầy quanh nhà nhưng bà con không ai để ý. Nay do nhiều người tìm hái nên giờ phải vào tận rừng sâu mới có. Ban đầu giá 250.000 đồng/kg, khoảng 2 tháng nay rộ lên tin đồn loại cây này chữa bệnh rất tốt nên được mua với giá cao, 520.000 – 650.000 đồng/kg, khiến nhiều người dân đổ xô vào rừng săn tìm. Hỏi về tác dụng của loại cây này, già làng Vi Xây (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông) lắc đầu: “Ồ mình không biết nó dùng để chữa bệnh gì. Chỉ thấy mấy người buôn bán hỏi mua để bán sang Trung Quốc, Đài Loan, có bao nhiêu họ cũng mua hết, giá 600.000 đồng/kg cây tươi, còn khô thì giá 7 triệu đồng/kg. Ai mà tìm trúng cây kim cương có thể kiếm được cả triệu đồng mỗi ngày”.

Từ khi cây kim cương bị săn lùng ráo riết, nhiều học sinh ở huyện Kon Plông bỏ học vào rừng hái cây kim cương. Các thầy cô giáo phải tìm đến từng nhà để kêu gọi học sinh trở lại lớp. Các trưởng thôn phải tổ chức họp dân cùng già làng để quán triệt, nghiêm cấm học sinh, nhưng xem ra không có hiệu quả.

Trước thực trạng này, cán bộ Phòng Giáo dục – Đào tạo phải cử cán bộ đến các xã trọng điểm để phối hợp cùng chính quyền địa phương ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học vào rừng hái cây kim cương, đồng thời yêu cầu các trường trên địa bàn huyện tăng cường kiểm tra, tuyên truyền vận động học sinh không vì cây kim cương mà bỏ học.

Cây lan gấm (cây kim cương)

Điều cần chú ý là những cây thuốc nói trên bị khai thác theo kiểu tận thu trong tự nhiên, nhổ cả gốc mà không được trồng lại, không có biện pháp bảo tồn và phát triển bền vững, nên đã bị cạn kiệt nhanh chóng.

Chính quyền sở tại các cấp khá lúng túng trong việc xử lý vấn đề này. Nếu cứ tái diễn việc khai thác, buôn bán ồ ạt như hiện nay thì nguy cơ những cây thuốc quý ở các địa phương sẽ bị tuyệt chủng. Điều đáng nói nữa là nguồn tài nguyên này được sử dụng ở trong nước rất ít, trong khi đó phần lớn được các lái buôn Trung Quốc mua với giá rất rẻ so với giá trị thực của nó. Và đến khi chúng ta nhận ra được giá trị sử dụng của nó thì chắc không còn nguồn dược liệu quý đó nữa!

Mọi người cần chung tay để bảo vệ nguồn tài nguyên của chúng ta không bị cạn kiệt, các cấp có thẩm quyền nên vào cuộc sớm, có các biện pháp bảo tồn hữu hiệu, đừng để nạn “chảy máu” tài nguyên nói chung và cây thuốc nói riêng tiếp diễn.

TSKH. Trần Công Khánh

(Theo suckhoedoisong.vn)

Củ sâm khổng lồ 300 năm tuổi

Nhân sâm là một trong những dược liệu quý  hiếm trong Đông y. Mới đây, trên dãy Trường Bạch Sơn, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc người ta đã phát hiện một củ nhân sâm 300 năm tuổi, nặng 366 g.

Củ sâm núi 300 năm tuổi

Vào một ngày cuối tháng 7 vừa qua, sau 4 ngày đào xới một cách thận trọng, 6 người chuyên thu lượm sâm đã tìm thấy một củ nhân sâm 300 năm tuổi trên một sườn núi phía Tây Nam dãy Trường Bạch Sơn.

 

Củ nhân sâm lạ này dài 145 cm, củ chính dài 112 cm, nặng 366 g. Theo các chuyên gia thì đây là củ nhân sâm có kích thước lớn chưa từng thấy, với hình dạng, màu sắc và độ tuổi của mình thì nó được xếp vào hàng “Ngũ thế đồng đường”.

Hiện tại nó đã được một thương nhân tại tỉnh Cát Lâm mua với giá 3 triệu NDT (tương đương 6.3 tỷ đồng Việt Nam).

(Quang Huy – Theo xinhuanet, Iqiqu)

Củ hà thủ ô mang hình người

Ông Zheng Dexun, 63 tuổi, người nông dân ở Datianba, miền nam Trung Quốc vừa phát hiện ra một củ hà thủ ô có hình dạng vô cùng đặc biệt.
Củ hà thủ ô dài 62 cm, nặng 5,8 kg, trông giống hệt hình người từ những chi tiết nhỏ nhất. Theo y học cổ truyền, hà thủ ô là loại cây thuốc chữa bệnh và được trồng nhiều tại Trung Quốc.
Ông Zheng Dexun cầm củ hà thủ ô hình thù khác thường.
Ông Zheng Dexun cho biết: “Tôi rất bất ngờ khi tìm thấy củ hà thủ ô lớn và có hình như một đứa trẻ. Nó còn cao hơn cả cháu trai tôi. Các nhà khoa học đang nghiên cứu lý do gì mà củ hà thủ ô lại có kích thước lớn như vậy”.
Những người hàng xóm đều xôn xao và có những suy đoán khác nhau về cây lạ này. Nhiều người cho rằng nó mang tới may mắn.
(Duy Khánh
Theo Asiaone)