Chất nhuộm độc hại có trong vị thuốc đông y

Rhodamine B là một loại chất hoá học dùng để nhuộm quần áo, cấm tuyệt đối trong thực phẩm và thuốc vì rất độc hại cho cơ thể, nhưng chất này lại vừa được tìm thấy trong nhiều mẫu Chi tử (một vị thuốc đông y khá phổ biến).

Trong đợt lấy mẫu xét nghiệm của Viện kiểm nghiệm thuốc TƯ (từ tháng 7 đến tháng 10/2009), đã xách định được 25/57 mẫu Chi tử có chứa chất cấm độc hại Rhodamine. Các mẫu Chi tử này được lấy rải rác tại nhiều cửa hàng thuốc đông y trên địa bàn Hà Nội như phố Lãn Ông, Ninh Hiệp (Gia Lâm)

Chi tử tự nhiên có màu vàng nâu đất bên trái. Còn Chi tử nhuộm Rhodamine B bên phải có màu nâu đỏ sẫm hơn. (Ảnh: H.Hải)

Chi tử tự nhiên có màu vàng nâu đất bên trái. Còn Chi tử nhuộm Rhodamine B bên phải có màu nâu đỏ sẫm hơn. (Ảnh: H.Hải)

 Chi tử là vị thuốc dùng trong đông y khá phổ biến, có màu vàng nâu đất, thơm và có tác dụng chữa thanh nhiệt, tá hỏa, lợi tiểu tiện, cầm máu. Không chỉ có công dụng trong chữa bệnh, màu vàng nâu của Chi tử còn được dùng để làm màu nhuộm thức ăn, lên màu rất đẹp mà không gây độc hại.

TS Phạm Thị Giảng, Trưởng khoa Đông Dược, Viện Kiểm nghiệm thuốc TƯ, cho rằng: có thể người kinh doanh nhuộm Rhodamine B để Chi tử có màu đẹp hơn, hoặc lợi dụng tính phát quang của chất này để ngăn chặn côn trùng, mối mọt.

Giữa Chi tử nhuộm và không nhuộm Rhodamine B có sự khác biệt khá rõ về màu sắc. Vì thế, khi mua vị thuốc Chi tử, người dân nên quan sát kỹ màu sắc của Chi tử để tránh mua phải loại có nhuộm Rhodamine B. Chi tử tự nhiên thường có màu vàng sẫm hoặc vàng nhạt, vàng nâu. Còn Chi tử được nhuộm Rhodamine B thì có màu nâu đỏ sẫm hơn.

Được biết, bên cạnh lấy mẫu Chi tử để kiểm tra Rhodamine, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương còn lấy nhiều mẫu dược liệu khác nhưng không phát hiện chất Rhodamine B ở các dược liệu này.

(Hồng Hải)

Nguồn: sưu tầm

CHI TỬ

Tên thuốc: DƯỢC LIỆU CHI TỬ

Tên khoa học: Gardenia jasminoides Eltis. = Gardenia florida L., họ Cà phê (Rubiaceae).

Cây nhỏ, nhẵn, cành mềm khía rãnh dọc, lá mọc đối hay mọc vòng 3, hình thuôn trái xoan, đôi khi bầu dục dài, tù và có mũi nhọn ở đỉnh, hình nêm ở gốc, màu nâu đen bóng ở trên mặt, nhạt hơn ở mặt dưới, dai, gân mảnh nổi rõ, lá kèm mềm, nhọn đầu ôm lấy cả cành như bẹ. Hoa mọc đơn độc ở đầu cành, trắng, rất thơm. Cuống có 6 cạnh hình cánh. Đài 6, thuôn nhọn đầu, ống đài có 6 cánh dọc. Tràng 6, tròn ở đỉnh, ống tràng nhẵn cả hai mặt. Nhị 6, chỉ ngắn, bao phấn tù. Bầu 2 ô không hoàn toàn, vòi dài bằng ống tràng noãn rất nhiều. Quả thuôn bầu dục có đài còn lại ở đỉnh, có 6-7 cạnh dọc có cánh. Hạt rất nhiều, dẹt. Ra hoa từ tháng 4-11. Quả tháng 5-12.

CHI_TU

Tên thuốc: Chi tử.

Tên khoa học: Gardenia jasminoides Eltis. = Gardenia florida L., họ Cà phê (Rubiaceae).

Mô tả dược liệu:
Dược liệu: Quả Chi tử khô hình trứng hoặc bầu dục, hai đầu nhỏ dần khoảng 15-18mm không tính dài khô ở đỉnh, thô khoảng 9-12m, phấn trên có 6 lá đài tồn tại, teo hình mũi mác, nhỏ dài thường không toàn vẹn, vỏ quả ngoài cấu thành bởi hai đài liền tồn tại, chung quanh có 6 cạnh dọc hình sợi, phần dưới có gốc tàn cuống quả. Vỏ ngoài màu vàng đỏ hoặc nâu hơi bóng mượt, có nhiều gân nhỏ, và quả chất cứng mỏng, nửa trong suốt, trong có hai buồng gồm nhiều hạt hình tròn trứng, dẹt, phẳng, vỏ hạt màu đỏ vàng, ngoài có vật chặt dính đã khô, giữa chúng liên kết thành khối hơi có mùi thơm đặc biệt.
Chi tử lấy loại nhỏ, vỏ mỏng màu vàng đỏ là thượng phẩm. Thường dùng loại mọc ờ vùng rừng núi, quả nhỏ chắc nguyên quả, vỏ mỏng vàng, trong đỏ thẫm có nhiều hạt, thơm khô không mốc mọt, không lẫn tạp chất là tốt. Còn Chi tử nhân là hạt đã được bóc sạch vỏ quả, màu nâu vàng hay đỏ hồng, không vụn nát là tốt (Dược Tài Học).

Bộ phận dùng: Hạt đã phơi khô của cây Dành dành (Gardenia jasminoides).

Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng làm cảnh.

Thu hái dược liệu: Vào sau tiết Hàn lộ hàng năm, quả chín liên tục, lúc này vỏ quả ngả dần thành màu vàng lá có thể hái được, hái quả sớm hay quá muộn đều có thể ảnh hưởng tới phẩm chất, nên hái bằng tay.

Tác dụng dược lý:
+ Giải nhiệt: Tác dụng ức chế trung khu sản nhiệt như Hoàng cầm, Hoàng liên nhưng yếu hơn.
+ Tác dụng lợi mật: quả Dành dành làm tăng tiết mật. Thực nghiệm chứng minh trên súc vật sau khi thắt ống dẫn mật, Chi tử có tác dụng ức chế không cho bilirubin trong máu tăng, dịch dược liệu Chi tử làm tăng co bóp túi mật.
+ Tác dụng cầm máu: Chi tử sao cháy thành than có tác dụng cầm máu.
+ Kháng khuẩn: In vitro, thuốc có tác dụng ức chế trực khuẩn lî, tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh.
+ An thần: Thuốc có tác dụng chữa mất ngủ trong các bệnh viêm nhiễm do sốt cao làm não xung huyết và hưng phấn thần kinh.
Thực nghiệm đã chứng minh nước ngâm kiệt Chi tử có tác dụng an thần đối với chuột trắng.
+ Hạ huyết áp: trên súc vật thực nghiệm cũng đã chứng minh thuốc có tác dụng hạ áp. Ngoài ra trên súc vật thực nghiệm, thuốc có tác dụng ức chế tế bào ung thư trong nước bụng.

Thành phần hóa học: Dược liệu chi tử có một glucosid màu vàng gọi là Gardenin, khi thủy phân cho phần không đường gọi là Gardenidin, tương tự với chất anpha croxetin C20H24O4 hoạt chất của vị Hồng hoa. Ngoài ra trong Dành dành còn có tanin, tinh dầu, chất pectin.

Công năng: Thanh nhiệt, lợi thấp, lương huyết

Công dụng dược liệu: Chữa sốt phiền khát, hoàng đản, thổ huyết, chảy máu cam, đại tiện ra máu, hoả bốc nhức đầu, đỏ mắt, ù tai, tiểu tiện ít và khó, chữa đắp vết sưng đau. Nhuộm thực phẩm.

Cách dùng, liều lượng: Ngày 5 – 10g, dạng thuốc sắc dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Bài thuốc:
1.Trị chứng thấp nhiệt hoàng đản (bệnh viêm gan virus cấp): sách Y học cổ truyền qua các triều đại đều có ghi vịdược liệu Chi tử chữa chứng Hoàng đản là chủ dược. Thường phối hợp với Nhân trần, Mật gấu tác dụng chữa Hoàng đản càng nhanh.
+ Bài thuốc thường dùng: Nhân trần cao thang ( Nhân trần cao 18 – 24g, Chi tử 8 -16g, Đại hoàng 4 – 8g), sắc nước uống, thường gia giảm tùy tình hình bệnh lý.
2.Trị các chứng viêm nhiễm khác như:
+ Hội chứng cam nhiệt ( mắt đỏ sưng đau, chảy nước mắt, mồm khô đắng, ngủ không yên, bứt rứt). Ví dụ chữa viêm màng tiếp hợp cấp lưu hành dùng bài: Chi tử 12g, Cúc hoa 12g, Cam thảo 4g, sắc nước uống.
+ Chữa viêm bể thận, viêm đường tiểu dùng Chi tử 12g, Cam thảo tiêu 12g, sắc nước uống lợi tiểu.
3.Trị các chứng huyết nhiệt sinh chảy máu: như ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, huyết lâm ( tiểu ra máu), đại tiện có máu . dùng Chi tử kết hợp với các loại thuốc lương huyết chỉ huyết như dùng bài Lương huyết thang gồm Chi tử 16g, Hoàng cầm 12g, Bạch mao căn 20g, Tri mẫu 12g, Cát cánh 8g, Cam thảo 4g, Trắc bá diệp 12g, Xích thược 12g,sắc nước uống.
+ Chữa ho ra máu dùng bài Khái huyết phương (Đan khê tâm pháp) gồm Hắc chi tử 12g, bột Thanh đại 4g ( hòa thuốc uống), Qua lâu nhân 16g, Hải phù thạch 12g, Kha tử 3g, sắc uống.
4.Trị bỏng nhiễm trùng, sốt bứt rứt, khát nước ..: dùng Chi tử kết hợp Hoàng bá, Sinh địa, Liên kiều để thanh nhiệt giải độc như bài Gia vị tứ thuận thanh lương ẩm gồm Sinh Chi tử 12g, Liên kiều 20g, Phòng phong 12g, Đương qui 24g, Xích thược 12g, Khương hoạt 8g, Sinh Cam thảo 12g, Sinh Hoàng kỳ 40 – 60g, Sinh địa 20g, Hoàng bá 12g sắc uống.
5.Trị chấn thương bong gân: dùng Chi tử sống tán bột trộn với bột mì, lòng trắng trứng gà trộn đều đắp vùng bị thương. Hoặc trong bệnh trĩ nóng đau dùng bột Chi tử đốt cháy đen trộn vaselin bôi vào có tác dụng giảm đau.
6.Trị chảy máu cam: có thể dùng Chi tử đốt thành than thổi vào mũi.

Kiêng kỵ: Không dùng đối với chứng tiêu lỏng hư hàn.

Bảo vệ gan đừng quên nhân trần!

Đã từ lâu, trà nhân trần là thức uống giải khát được nhiều người yêu thích, nhất là trong những ngày hè nóng bức. Một cốc nhân trần đá mát lạnh, thật sảng khoái, đã khát, xua tan đi những mệt mỏi. Không chỉ là thứ nước uống giải khát, Nhân trần còn là vị thuốc quý có rất nhiều tác dụng chữa bệnh, nhất là đối với các bệnh gan, mật.

Từ truyền thuyết

Chuyện xưa kể lại rằng: vào mùa Xuân năm ấy, có một nữ bệnh nhân tìm gặp danh y Hoa Đà để chữa bệnh. Nhìn thân hình gầy như que củi, sắc mặt vàng vọt, niêm mạc hai mắt mang màu mơ chín, Hoa Đà tiên sinh biết rằng cô gái này bị chứng “Hoàng lao bệnh” hay còn gọi là “Hoàng đản bệnh”, căn bệnh mà ngày nay Y học hiện đại gọi là Viêm gan vàng da. Nhưng vì thời đóchứng bệnh này chưa có cách chữa nên Hoa Đà đành nói với người bệnh: “Căn bệnh này tôi không chữa được, cô hãy về đi !”. Cô gái nghe vị danh y nói vậy đành ngậm ngùi trở về nhà và cũng không nghĩ chuyện đi tìm thầy chữa bệnh khác nữa.

Một năm trôi qua, tình cờ gặp lại, nhìn thấy cô gái thân hình béo tốt, sắc mặt hồng hào, dáng đi nhanh nhẹn, Hoa Đà rất đỗi ngạc nhiên, hỏi :” Cô đã tìmđược ai để chữa khỏi bệnh vậy ?”. Cô gái lắc đầu: “Không ạ, cháu không uống thuốc của ông lang nào cả”. Hoa Đà lại hỏi: “Vậy có tự dùng thuốc gì không ?”. Cô gái đáp: “Thưa  không, cháu cũng không dùng thuốc gì cả”. Hoa Đà tiên sinh trong lòng đầy nghi ngờ, tự hỏi: bệnh nặng mà không dùng thuốc thì làm sao có thể khỏi được? Vì vậy lại gặng hỏi: “Cô thử nghĩ kỹxem, hàng ngày ngoài việc dùng cơm có còn ăn thứ gì khác nữa không ?”. Cô gái đáp: “Không ạ. Mấy năm nay đói kém, cơm gạo chẳng đủ, cháu phải lên núi hái Dã cao đầu để ăn”. Nghe vậy, Hoa Đà vội nhờ cô gái dẫn đi xem loại rau mà ông chưa hề nghe nói bao giờ. Thì ra đó chính là Hoàng cao đầu, một cây thuốc vốn được dùng để chữa chứng Hoàng đản. Từ đó trở đi, HoaĐà chú tâm nghiên cứu khả năng chữa trị của Hoàng cao đối với chứng bệnh viêm gan vàng da. Sau này, ông đã đặt cho cây thuốc này một cái tên mới gọi là“Nhân trần”.

…Đến công dụng thiết thực của nhân trần

Theo sách thuốc cổ, nhân trần vị hơi đắng, tính hơi hàn; vào được bốnđường kinh tỳ, vị, can và đởm; có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, lợi mật thoái hoàng được dùng để chữa các chứng hoàng đản, tiểu tiện bất lợi, viêm loét da do phong thấp.

Theo y học hiện đại,  thì nhân trần có tác dụng làm tăng tiết và thúc đẩy quá trình bài xuất dịch mật, bảo vệ tế bào gan, ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ, làm hạ huyết áp, thúc đẩy tuần hoàn, giải nhiệt, giảm đau và chống viêm. Nó có khả năng ức chế một số vi khuẩn như tụ cầu vàng, thương hàn, phó thương hàn, mủ xanh, e.coli, lỵ, song cầu khuẩn gây viêm não, viêm phổi và một số loại nấm, cải thiện công năng miễn dịch và ức chế trực tiếp sự tăng sinh của tế bào ung thư. Ngoài ra, nhân trần còn có tác dụng lợi niệu và bình suyễn.

Trên lâm sàng hiện đại, Nghiên cứu trên thực nghiệm cho thấy tác dụng tăng tiết mật tăng 24,4% và làm tăng chức năng thải trừ của gan đến 187,5% so với lô chứng. Trong y học hiện đại, nhân trần đã được Bộ môn truyền nhiễm Trường đại học Y khoa Hà Nội dùng điều trị thực nghiệm bệnh viêm gan do virus. Kết quả đã cho thấy men gan của các bệnh nhân đều trở về mức bình thường, bệnh nhân hết mệt mỏi, hết đau vùng gan, ăn ngon.

image001

Cách sử dụng nhân trần trong phòng ngừa và điều trị các bệnh gan, mật:

Dùng nhân trần đơn thuần hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác hãm trong nước sôi theo kiểu pha trà để uống nhằm mục đích phòng và chữa bệnh.Đây là một cách sử dụng thuốc khá độc đáo của y học cổ truyền, vừa tiện lợi, dễ chế, dễ dùng lại rất rẻ tiền. Nhân trần có thể kết hợp với 1 số thảo dược bổ gan khác để tăng tác dụng như: diệp hạ châu, cúc hoa….

Một số lưu ý khi sử dụng nhân trần:

Hầu hết nhân trần khi đến với người tiêu dùng đều là loại khô. Thời tiết những ngày mùa thu thường không có nắng to, cây không được phơi khôđúng cách. Nhiều người vì lợi nhuận đã phun thuốc diệt cỏ vào cây tươi đểcây nhanh héo và khô, dễ dàng chặt ra đem bán. Đặc điểm khí hậu nước ta là  độ ẩm cao, những loại cây lá để khô rất dễ ẩm mốc. Nếu để kinh doanh, các cửa hàng thường phải dùng thuốc chống ẩm mốc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Tuy chưa có những kết luận chính thức về việc người sử dụng nhân trần kém chất lượng sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe nhưng để đảm bảo an toàn cho gia đình và bản thân, người tiêu dùng nên tìm mua ở những địa chỉ tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng để tránh mua phải những hàng kém chất lượng, để lợi đâu không thấy mà chỉ thấy hại.

(Nguồn tham khảo: Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam; ykhoa.net)

Nước nhân trần cam thảo: sự kết hợp “chết người”

Hiện nay, không ít gia đình và quán nước vỉa hè khi dùng nước nhân trần thường kết hợp thêm cam thảo để tăng độ ngọt. Đây là sự kết hợp gây hại cho sức khỏe.

Mùa hè nhu cầu giải khát, giải nhiệt ngày càng gia tăng đối với đại đa số mọi người. Trong khi các loại nước tăng lực liên tục bị cảnh báo thì người dân lại tìm đến những loại cỏ cây hoa lá có sẵn trong tự nhiên nhằm giải nhiệt cho cơ thể. Trong đó có nhân trần. Tuy nhiên ít người biết được rằng, sự lạm dụng và thiếu hiểu biết khi sử dụng đang là “con dao” hai lưỡi gây hại cho sức khỏe khi sử dụng.

Sử dụng từ vỉa hè đến trong nhà

Trong những ngày hè, dạo quanh các quán nước vỉa hè từ các bến xe, bến tàu đến các ngõ ngách Thủ đô đâu đâu cũng có hai loại nước nhân trần và trà đá. Nước nhân trần ngày càng được nhiều người ưa chuộng, vì theo quan điểm của những người sử loại nước này, nhân trần không chỉ mát, tốt cho gan, thận mà còn là loại nước dể uống, giúp ngủ ngon hơn.

Bác Hoàng Bình Minh (Khu tập thể Đại học Sư phạm Hà Nội) cho biết: “Gia đình tôi từ lâu đã sử dụng nhân trần và coi đó là đồ uống hàng ngày không thể thiếu”. Bác Minh giải thích, nhân trần đã được nhân dân ta sử dụng từ lâu, nó có tác dụng thanh nhiệt, mát gan đặc biệt là những người đã nhiều tuổi dùng loại nước này rất dễ ngủ.

Không chỉ trong gia đình, ngày càng nhiều người sử dụng loại nước này khi ngồi ở các quán nước vỉa hè. Xuân Trường, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên Truyền cho biết: “Trước mình hay uống trà đá, nhưng sau khi uống nhân trần mình lại rất thích món này”. Theo Trường, “nhân trần không chỉ dễ uống mà nó rất mát, đặc biệt khi uống có vị ngọt ngọt của cam thảo nên uống dễ vào hơn. Không chỉ thế, nhân trần có thể uống cả lúc đang đói còn trà đá mà uống khi đói thì nôn nao, cồn cào không thể chịu được”.

Ánh Quyên, học viên cao học tại Học viện Báo chí chia sẻ: “Từ khi xuống Hà Nội học mỗi khi tụ tập ở quán nước mình chỉ dùng nhân trần, dùng lâu thành nghiện món này, vì dễ uống và rất dễ ngủ”, Ánh Quyên cũng cho biết, không chỉ có bạn nghiện và thường xuyên dùng loại nước này, mà rất nhiều bạn gái khác khi ra quán cũng chỉ dùng nhân trần.

Cô Hồng một người bán nước tại KTX Học viện Báo chí cho biết, người bán nước thường mua cả cây dài nhân trần, sau đó về chặt nhỏ và đun trong nước sôi. Để dễ uống tất cả những người bán nhân trần đều cho thêm cam thảo nhằm tăng vị ngọt. Vì thế quy trình chế biến đảm bảo an toàn chứ không như những loại nước khác “khuất mắt trông coi”.

Sự kết hợp “chết người” khó tin

Ở Việt Nam, nhân trần thường mọc hoang ở vùng đồi núi, bờ ruộng, bãi đất trống, loại cây này có thể gieo trồng bằng hạt.Trong cây nhân trần có tinh dầu như cineol và flavonoit. Đây là loại cây thường được dùng làm nước uống hàng ngày.

Theo Thạc sỹ Hoàng Khánh Toàn, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, nhân trần có tác dụng làm tăng tiết và thúc đẩy quá trình bài xuất dịch mật, bảo vệ tế bào gan, ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ, làm hạ huyết áp, thúc đẩy tuần hoàn, giải nhiệt, giảm đau và chống viêm. Nó có khả năng ức chế một số vi khuẩn như tụ cầu vàng, thương hàn, phó thương hàn, mủ xanh, e.coli, lỵ, song cầu khuẩn gây viêm não, viêm phổi và một số loại nấm…

Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng được nhân trần, vì nếu không bị bệnh mà sử dụng với mật độ quá nhiều, hay sử dụng như một thói quen thay nước như những trường hợp trên thì vô tình nó lại phản tác dụng và gây bệnh cho cơ thể. Đặc biệt, có vài trường hợp chống chỉ định không nên dùng nhân trần.

Nhân trân là một vị thuốc Đông y, tuy nhiên không nên quá lạm dụng nhân trần.

Nhân trân là một vị thuốc Đông y, tuy nhiên không nên quá lạm dụng nhân trần.

Trả lời báo chí, bác sĩ đông y Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết, nhân trần có tác dụng lợi mật, nhuận gan. Tuy nhiên, người ta chỉ cần lợi mật khi mật không tiết ra (mật viêm, tắc mật…) và nhuận gan khi gan có vấn đề (tức là khi bị bệnh lý về gan, mật). Nếu không có bệnh mà lại uống hàng ngày, nghĩa là bắt gan và mật không có nhu cầu tiết cũng phải tiết, dẫn tới phải làm việc nhiều hơn nên dễ bị tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh.

Đối với phụ nữ mang thai, nếu không có bệnh lý về gan, không được bác sĩ chỉ định thì tuyệt đối không nên dùng nhân trần. Bởi nếu uống nước này nhiều sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể. Vì vậy, sau khi sinh, người mẹ thường bị mất sữa hoàn toàn hoặc chỉ có rất ít.

Còn về vấn đề kết hợp nhân trần và cam thảo, bác sĩ Hướng cho biết, đây là sự kết hợp “chết người”, vì nhân trần vốn có vị đắng nên để dễ uống, nhiều gia đình hoặc hàng nước vỉa hè để tăng thệm vị ngọt đã kết hợp với cam thảo nhưng ít ai biết được cam thảo có tính chất giữ nước, trong khi nhân trần lại giúp đào thải, hai vị thuốc trái ngược nhau được sử dụng chung sẽ không có lợi cho cơ thể.

Các bác sĩ đông y khuyến cáo, vẫn biết như cầu sử dụng nước trong mùa hè là rất lớn, nhưng để bảo vệ sức khỏe các tốt nhất là người dân nên uống nước lọc, có ghĩ rõ địa chỉ sản xuất có kiểm định của cơ quan chức năng về vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu cẩn thận thì nên đun sôi để nguội rồi sử dụng.

Còn đối với các loại nước được chế biến từ các loại cây cỏ, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ Đông y trước khi sử dụng vì không phải ai cũng có thể sử dụng được. Không nên nghe theo tin đồn hoặc vì sở thích mà vô tình gây hại cho sức khỏe.

Anh Đào (Kienthuc.net.vn)

Cuộc đời huyền thoại của “người rừng” trên đỉnh Hoàng Liên Sơn

Mấy năm nay, trong hàng chục chuyến đi rừng của phóng viên Phạm Ngọc Dương, xuất hiện hình ảnh của “người rừng” Trần Ngọc Lâm. Ông Lâm như người dẫn đường trong các chuyến khám phá thú vị. 

Hàng trăm độc giả gọi điện, viết thư đến tòa soạn, muốn hiểu về cuộc đời của ông Trần Ngọc Lâm. Trong loạt bài này, VTC News sẽ giới thiệu câu chuyện như huyền thoại về cuộc đời của “người rừng” Trần Ngọc Lâm

Kỳ 1: Đi tìm “người rừng” trên đỉnh Hoàng Liên Sơn

Cách nay 8 năm, rất tình cờ, trong một chuyến leo núi chinh phục đỉnh Fansipan, tôi được nghe chuyện về một vị đạo sĩ kỳ lạ đang tu hành khổ hạnh và sống chung với căn bệnh ung thư phổi bằng những bài thuốc bí truyền.

Ông thoắt ẩn, thoắt hiện trên những mỏm đá cao nhất của dãy Hoàng Liên Sơn kỳ vĩ. Người dân Sapa chỉ biết vậy, còn ông sống ở cánh rừng nào, mỏm núi nào, thì không ai tường tận. Người ta chỉ tôi gặp nhạc sĩ Lê Trọng Hùng, nguyên Giám đốc Trung tâm Du lịch Sapa. Ông Hùng thường xuyên đi rừng cùng ông Trần Ngọc Lâm thời gian đó.

"Người rừng" Trần Ngọc Lâm, lương y Phạm Văn Thanh đã giúp đỡ tác giả chinh phục thành công đỉnh Tây Côn Lĩnh sau 4 năm thất bại

“Người rừng” Trần Ngọc Lâm, lương y Phạm Văn Thanh đã giúp đỡ tác giả chinh phục thành công đỉnh Tây Côn Lĩnh sau 4 năm thất bại

Ông Lê Trọng Hùng có niềm đam mê kỳ lạ với đỉnh Fansipan quanh năm lạnh cóng, mây vờn. Ông đã từng ăn lương khô, thịt hộp, nhai lá rừng suốt cả tháng trời và lang thang quanh dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ chỉ để tìm cho được một góc đẹp chụp đỉnh Fan đủ 4 góc độ.

Cũng vì cả đời gắn với cảnh đẹp, con người hoang sơ trên Đại Hùng Sơn hùng vĩ mà ông đã xúc cảm viết nên khá nhiều ca khúc đậm chất dân ca bản địa.

Ông Hùng mê “nóc nhà Đông Dương” đến nỗi, khách du lịch muốn chinh phục đỉnh Fansipan cứ rủ là ông đi liền. Đang nấu nướng cho vợ, thấy người rủ đi, ông cũng bỏ việc đi luôn. 

Ông muốn giới thiệu cho cả thế giới biết đến vẻ đẹp hùng vĩ của “nóc nhà Đông Dương” cũng như chỉ cho các nhà quản lý biết được thế mạnh của tuyến du lịch mạo hiểm đầy tính khám phá này.

Ông Lê Trọng Hùng trên đường dẫn tác giả tìm "người rừng" Trần Ngọc Lâm

Ông Lê Trọng Hùng trên đường dẫn tác giả tìm “người rừng” Trần Ngọc Lâm

Cho đến nay, dù đã ở tuổi ngót 70, đã nghỉ hưu, không còn sung sức nữa, nhưng ông vẫn leo núi phăm phăm và mỗi khi cần cảm hứng sáng tác, ông lại ba lô, túi xách, xỏ ủng lên đường. Cảm hứng chỉ dạt dào khi nào ông hít mây thở gió trên đỉnh Hoàng Liên Sơn. 

Lần tôi qua ngôi nhà bên sườn núi ven thị trấn Sapa thăm ông, thì gặp ông đang chăm vườn thuốc quý. Ông bảo: “Toàn loại cây thuốc cực quý, do cậu Lâm sống trên đỉnh Fansipan tặng đấy!”.

Tôi tò mò muốn gặp “người rừng”, mà người Sapa thường gọi là đạo sĩ ẩn tu trong rừng Hoàng Liên Sơn, ông Hùng đồng ý dẫn đi ngay. Vậy là tôi và ông Hùng ba lô, túi ngủ, bánh mì, thịt hộp lên đường…

Hình ảnh "người rừng" Trần Ngọc Lâm cách đây 10 năm do khách du lịch chụp

Hình ảnh “người rừng” Trần Ngọc Lâm cách đây 10 năm do khách du lịch chụp

Gửi xe máy ở Núi Xẻ, chúng tôi lần theo con đường mòn hướng thẳng lên đỉnh Fansipan. Ông Hùng bảo rằng, riêng con đường chinh phục đỉnh Fan này, cũng có ối chuyện cãi vã. Đã từng có thời kỳ báo chí tranh cãi nảy lửa về việc ai là người phát hiện ra con đường này. Có tới mấy ông lên tiếng nhận công.

Ông Hùng khẳng định, con đường chinh phục Fan ngắn nhất mà mọi người đang đi, được người Pháp vạch ra từ cả trăm năm trước, nhưng đã bị cỏ mọc bít lối, bao năm qua không ai biết nữa. Người mở lại con đường này chính là “người rừng” Trần Ngọc Lâm. Câu chuyện này sẽ được nêu kỹ trong kỳ báo sau.

Chúng tôi đi qua một khoảnh rừng tái sinh, trước mắt xuất hiện những bãi cỏ mênh mông, ngút tầm mắt, trải dài qua hết sườn núi này đến sườn núi khác.

Tôi tỏ ra ngạc nhiên lắm, vì giữa đại ngàn Hoàng Liên Sơn lại có một thảo nguyên mênh mông như bên Mông Cổ. Ông Hùng cười và kể rằng, mấy năm trước có mấy nhà khoa học nghiên cứu về rừng rú đi qua đây đã nhảy cẫng lên sung sướng: “Ôi! ở đây có thảo nguyên, có cánh đồng cỏ”.

Tác giả và "người rừng" Trần Ngọc Lâm lần đầu gặp mặt. Hình ảnh chụp dưới tán rừng rậm như cảnh đêm.

Tác giả và “người rừng” Trần Ngọc Lâm lần đầu gặp mặt. Hình ảnh chụp dưới tán rừng rậm như cảnh đêm.

Thực tế, người dân phá sạch rừng để trồng thảo quả. Khi đất cằn cỗi, thảo quả chết đi, những khu vực rộng mênh mông trước đây là rừng già biến thành cánh đồng cỏ, chứ thực tế giữa rừng làm gì có hệ sinh thái nào giống như thảo nguyên.

Nhận được thông tin từ ông Lâm, ông Hùng đã phản đối quyết liệt chính sách phát triển, mở rộng trồng cây thảo quả, bởi theo ông trồng thảo quả trong rừng không khác gì đem chất độc hóa học vào rừng rải.

Bởi vì, muốn thảo quả sống được, phải phá sạch những cây nhỏ, nhưng để lại những cây lớn làm tán che nắng. Nhưng giống thảo quả tiết ra một loại chất dịch rất nóng và độc vào lòng đất khiến những cây cổ thụ cũng không sống được. Thành thử, vài mùa thảo quả trôi qua, cây cổ thụ đều héo hon, chết đi.

Khi cây bóng mát chết, ánh nắng rực rỡ chiếu xuống, thảo quả cũng chết theo và người ta lại đi tìm vùng rừng khác để trồng. Như vậy, nếu dùng rừng để trồng thảo quả, không khác gì phá rừng một cách tàn khốc nhất.

Ông Trần Ngọc Lâm đang lấy thuốc

Ông Trần Ngọc Lâm đang lấy thuốc

Trong thời gian lang thang trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên, tôi được tận mắt chứng kiến tình trạng phá rừng diễn ra hết sức đau lòng.

Trước đây, dãy núi Hoàng Liên Sơn là lãnh địa của pơ-mu cùng nhiều loại gỗ đặc biệt quý hiếm, nhưng giờ đây, gỗ quý ngày một vắng bóng. Tôi và ông Hùng vừa đi tìm “người rừng” Trần Ngọc Lâm, vừa đi tìm xem có còn gốc pơ-mu nào không.

Chúng tôi cuốc bộ suốt nửa ngày, xuyên qua mấy ngả núi, mấy con suối mà không thấy còn cây nào. Đang đi thì gặp một lâm tặc người Mông, tôi liền hỏi thăm về gỗ pơ-mu. Anh người Mông nhiệt tình dẫn chúng đi tìm cây pơ-mua mà anh biết. Đi suốt mấy tiếng đồng hồ thì anh ta chỉ một cây đúng là giống pơ-mu, nhưng thân cây chỉ to bằng cái ấm, cong queo.

Anh chàng người Mông bảo: “Thân nó mà thẳng thì tao chả chặt đem bán từ lâu rồi. Nó cong cong thế này, có bán cũng chả ai mua”.

Cây thuốc quý có hoa 2 màu tuyệt đẹp mà các nhà dược học Việt Nam chưa biết đến, được ông Lâm đặt tên là Quỳnh Linh

Cây thuốc quý có hoa 2 màu tuyệt đẹp mà các nhà dược học Việt Nam chưa biết đến, được ông Lâm đặt tên là Quỳnh Linh

Tôi và ông Hùng đi xuyên qua những “thung lũng chết”, những “quả núi chết chóc”. Nơi ấy, từng có những cánh rừng gỗ quý, nhưng chỉ mồi lửa, đã thiêu trụi hàng ngàn héc-ta rừng. Thật chẳng có gì xót xa hơn.

Chúng tôi cuốc bộ đến hết ngày thứ 2, mới gặp được “người rừng” Trần Ngọc Lâm, khi ông đang dùng dao rọc vỏ cây thuốc giữa một cánh rừng trên độ cao khoảng 2.800m.

Khác với hình dung của tôi về một vị đạo sĩ đầu trọc, mặc áo cà sa, ngồi tu thiền trong hang đá như ở Tây Tạng, trông ông như người bình thường.

Mái tóc sương gió, bộ râu quai nón, ông đeo chiếc balô, xỏ đôi giày vải bộ đội, đội mũ tai bèo lúp xúp. Ông đi hết cánh rừng này đến cánh rừng khác để tìm thuốc, chăm sóc, gieo trồng cây thuốc quý nhằm cứu tính mạng mình và những người khác.

Ông chính là “người rừng” Trần Ngọc Lâm. Hộ khẩu thường trú của ông ở TP. Lào Cai, nhưng đã có 7 năm sống cùng thú hoang trên độ cao 2.900m của dãy Hoàng Liên Sơn, cách “nóc nhà Đông Dương” chỉ còn 2 tiếng cuốc bộ.

Kỳ 2: Đi làm để chết

Sau khi đã lấy đủ thuốc, “người rừng” Trần Ngọc Lâm dẫn tôi cuốc bộ ngược hướng đỉnh Fansipan tìm đến cái hang, nơi ông sinh sống và tu thiền suốt mấy năm trời. Đó là cái hang đá nông choèn, chỉ đủ cho một người nằm. Ông Lâm phải dựng một cái mái lá để che mưa khỏi hắt vào trong hang.

Ngay phía trên hang đá này, là một hang động của bầy khỉ. Bọn khỉ ríu rít ở trên đầu. Cách đó chừng 200m, là hang của vợ chồng nhà gấu. Câu chuyện ông Lâm sống vui vầy với bọn thú, sẽ được kể trong phần sau.

Ông Trần Ngọc Lâm bên một tảng đá ở bãi đá có hình khắc chưa từng được biết đến trong rừng Hoàng Liên Sơn

Ông Trần Ngọc Lâm bên một tảng đá ở bãi đá có hình khắc chưa từng được biết đến trong rừng Hoàng Liên Sơn


Tại hang đá này, ông đã chống chọi sinh tử với căn bệnh ung thư qua bao mùa băng giá. Đỉnh Hoàng Liên Sơn bốn mùa trăng lạnh liêu trai, gió lộng giật những thân cây rào rào, mây đặc quánh ngập tràn khắp nơi, lạnh thấu xương.

Quả thực, ai muốn hưởng cái lạnh giữa mùa hè thì trèo lên đỉnh Fansipan. Tại đây, khi mà ở dưới đồng bằng, trời nóng như đổ lửa thì trên đỉnh Fansipan chỉ 4-5 độ C. Còn mùa đông thì lúc nào cũng âm độ, nước đóng băng, tuyết phủ trắng trời.

Giữa đêm giá lạnh trong cảnh núi rừng hoang sơ, ông Lâm nhóm lửa nấu chè. Thứ chè ngàn năm trên độ cao 2.800m, phải đun mấy tiếng đồng hồ mới uống được. Không chỉ lá chè dày, khó thôi tinh chất ra nước, mà nấu nước ở độ cao này sôi ở nhiệt độ 80 độ C, nên phải đun rất lâu chè mới chín.

Ông Lâm cởi trần ngồi thiền trong hang đá trên độ cao 2.900m, với cái lạnh âm độ

Ông Lâm cởi trần ngồi thiền trong hang đá trên độ cao 2.900m, với cái lạnh âm độ

Giữa cảnh rừng hoang trăng lạnh, ông Lâm lấy ống sáo trúc thổi mấy điệu buồn. Tiếng sáo réo rắt giữa cảnh rừng hoang nghe xao động lòng người.

Và rồi, bên bếp lửa bập bùng sưởi ấm, tôi được nghe những câu chuyện vô cùng kỳ lạ về cuộc đời của “người rừng” Trần Ngọc Lâm.

Ông Trần Ngọc Lâm sinh năm 1952 trong một gia đình đông anh em. Năm 1972 vào bộ đội, đi chiến trường B, từng vào sinh ra tử trong rất nhiều trận đánh khốc liệt.

Một mình trong rừng hoang, ông thường thổi sáo cho đỡ buồn

Một mình trong rừng hoang, ông thường thổi sáo cho đỡ buồn

Bạn bè, đồng đội ngã xuống rất nhiều, nhưng ông may mắn sống được đến ngày hòa bình. Đất nước giải phóng, ông về làm lái xe và sửa chữa ô tô ở đội xe của bưu điện tỉnh Hoàng Liên Sơn.

Năm 1989, ông có triệu chứng bệnh tật, thường xuyên ho rất nặng, thậm chí ho cả ra máu, cơ thể sa sút rất nhanh. Đi khám ở đâu bác sĩ cũng bảo bị bệnh lao.

Chữa trị suốt 2 năm trời, song bệnh tình chỉ càng nặng thêm. Những lúc cơn đau dồn lên, ông không thở được, ngực đau như có ai cầm dùi đâm thấu phổi.

Đến năm 1991, cơ thể kiệt quệ, chỉ còn bộ xương được bọc da, không đứng dậy nổi nữa. Người em trai khi đó là quan chức trong quân đội liền đưa ông về Bệnh viện quân đội 103 điều trị.

Ông Lâm bên một gốc chè ngàn năm trên độ cao 2.800m, ngay dưới đỉnh Fansipan

Ông Lâm bên một gốc chè ngàn năm trên độ cao 2.800m, ngay dưới đỉnh Fansipan

Sau khi các bác sĩ chiếu chụp, làm các xét nghiệm cần thiết, đã khẳng định ông bị ung thư phổi. Bác sĩ bảo, muốn sống thêm khoảng 2 năm nữa thì phải dùng phương pháp hóa trị và xạ trị.

Ông Lâm chứng kiến cả trăm người sống lay lắt với căn bệnh ung thư ở bệnh viện mà nản. Các bệnh nhân được hóa trị, tóc rụng sạch sẽ, không còn sức lao động, chỉ có thể nằm im một chỗ. Nhưng rồi, chết vẫn hoàn chết, chỉ có điều chết sớm hay chết muộn mà thôi.

Nghĩ rằng có điều trị tích cực, tốn rất nhiều tiền, cũng chỉ sống được thời gian ngắn nữa thôi, người em của ông Lâm bảo: “Anh em mình từng vào sinh ra tử, sống chết đâu có nghĩa lý gì, mà sống như vậy thì chết còn hơn”.

Ông Lâm dựng lều giữa rừng trúc để ngủ

Ông Lâm dựng lều giữa rừng trúc để ngủ

Ông Lâm cũng nghĩ vậy và nói: “Nếu chết như vậy vừa không có ý nghĩa lại làm khổ vợ con. Thôi! quãng đời còn lại làm gì được cho vợ con thì cố mà làm”.

Thế là hai anh em trốn bệnh viện về Lào Cai. Nghĩ rằng, ngày xông pha trận mạc chết vì mọi người còn không tính toán, nay chết vì vợ con thì đâu cần phải lăn tăn, thế là ông lao vào làm việc.

Ông giấu bệnh tật của mình, không nói cho ai biết và làm việc cật lực để mong mất nhiều sức, chết nhanh hơn. Vợ hỏi: “Sao bệnh tật, ốm yếu không uống thuốc?”. Ông giấu vợ bảo không có bệnh tật gì. Uống thuốc mà vẫn chết thì uống làm gì.

Tác giả trong một chuyến xuyên rừng Hoàng Liên Sơn cùng ông Trần Ngọc Lâm

Tác giả trong một chuyến xuyên rừng Hoàng Liên Sơn cùng ông Trần Ngọc Lâm

Ông làm việc trong một xưởng sửa chữa ô tô. Những lúc đau quá, ông ra sức quay máy để quên cơn đau, để được chết nhanh. Vận động quá sức, khiến máu ộc cả ra mồm, mũi. Ông cắn tấm khăn nhịn đau để làm việc. Có ngày cơn đau dữ dội, ông nghiến nát mấy cái khăn.

Những lúc gara ô tô không có việc, ông sang Trung Quốc làm cửu vạn bốc vác thuê. Ông làm việc quần quật suốt ngày đêm, được đồng nào lại gửi về cho vợ nuôi 3 người con. Ông không dùng đồng tiền kiếm được để bồi bổ, ăn uống, mua thuốc. Ông nghĩ, đâu cũng chết nên chả phí phạm những đồng tiền ít ỏi đó.

Càng ngày, sức khỏe ông Lâm càng suy kiệt. Không muốn vợ con nhìn thấy mình, nên ông lên tận Sín Tẻn (Mường Khương) sửa chữa ô tô cho cả người Việt Nam lẫn người Trung Quốc.

Ông Lâm lấy thuốc trong rừng Hoàng Liên Sơn

Ông Lâm lấy thuốc trong rừng Hoàng Liên Sơn

Ông sang Trung Quốc mua những chiếc xe cũ, tháo ra lấy phụ tùng và bán đồng nát cho dân buôn đồng nát dưới Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) lên mua.

Ông cứ nhằm lúc nào cơn đau đến là lao vào làm việc quần quật. Càng đau ông càng làm việc hăng hái hơn.

Có lần, cơn đau quật ngã ông. Anh em lao động khiêng về cho vợ con ở Lào Cai để đem đi chôn. Nhưng rồi, ông vẫn sống lay sống lắt.

Nhiều đêm, vợ thương chồng mà nước mắt ròng ròng. Bà phải nhấc chân ông lên trời, chúc đầu ông xuống đất cho dễ thở.

Lẽ đời, người mong sống thì chết, còn người mong được chết mà cứ sống dai dẳng. Căn bệnh ung thư quật ngã ông, ông lại đứng dậy. Ông sống lay lắt hết năm này qua năm khác. Tử thần ở cạnh mà không bắt nổi ông đi.

Cứ rảnh rỗi, ông Lâm lại ngồi thiền

Cứ rảnh rỗi, ông Lâm lại ngồi thiền

Sau này, có một vị bác sĩ người Trung Quốc bảo rằng, chính vì ông làm việc cật lực, làm việc để chết nên ông mới sống.

Theo ông ta, khi con người làm việc cực nhọc, vận động mạnh, cơ thể sinh ra chất đề kháng mạnh mẽ và tiêu đi những phần bệnh tật khiến khối u phát triển chậm lại, thậm chí không phát triển được nữa.

Nếu hồi phát hiện ra bệnh ung thư, ông Lâm đau khổ, dặt vặt, mất hết niềm tin, nằm lỳ một chỗ thì không thể sống được đến ngày nay.

Chính ý chí mạnh mẽ, quật cường đã giúp ông Lâm đánh bại căn bệnh ung thư phổi, loại ung thư được cho là nặng nhất, khó chữa nhất trong các loại bệnh ung thư.

Kỳ 3: Cuộc chiến ngoài biên ải

Những ngày làm việc cửu vạn, phá dỡ máy móc cũ nát ở Trung Quốc vô cùng vất vả. Dù ung thư phổi giai đoạn cuối, máu ộc ra đằng miệng sau mỗi cơn ho, nhưng ông Trần Ngọc Lâm vẫn không gục ngã.

Phía bên kia cửa khẩu Mường Khương có thị trấn Vân Sơn, nơi tập trung khá nhiều lao động tự do người Việt Nam. Người Trung Quốc dựng một dãy lán tạm cho lao động nghèo thuê. Mỗi căn phòng độ 7m2, nhưng có đến chục người nằm giữa cái nóng như đổ lửa.

Ông Lâm chặt trúc dựng lều trên độ cao 3.000m

Ông Lâm chặt trúc dựng lều trên độ cao 3.000m

Tại khu vực đó có Lìu Cắm Xìn (Lưu Vàng Tốt), là một tay hảo hán, nổi tiếng võ nghệ cao cường. Hắn có một đám đàn em, toàn đầu trọc, xăm trổ đầy mình, dao búa lăm lăm trong tay. Băng nhóm này sống bằng trò bảo kê, cướp bóc ở các bến bãi.

Tuy nhiên, chúng chủ yếu chỉ bóc lột đám lao động người Việt mà thôi. Anh em lao động ở khu vực này đều phải nộp tiền “bảo kê” đều đặn cho chúng hàng tháng, nhưng không những chúng không bảo vệ được gì mà thỉnh thoảng lại còn cướp thêm của anh em.

Một đêm, có tên đầu trâu mặt ngựa đập cửa gọi ông Lâm ra. Hắn đề nghị phải “nộp thuế” 30% thu nhập hàng tháng. Ông Lâm chửi cho tên này một trận rồi đóng cửa không tiếp. Tên này hậm hực bỏ đi.

Anh em người Việt cùng phòng và trong xóm trọ thấy cảnh ấy sợ rúm ró. Mấy người khẳng định, muộn nhất là ngày mai chúng mang dao kiếm đến lấy mạng ông Lâm.

Mấy anh em trọ cùng khuyên ông Lâm trốn về Việt Nam không được bèn cuốn chiếu sang phòng khác ngủ, kẻo mang vạ vào thân.

Nghe tiếng bọn đầu gấu này cũng ghê, ông lại một thân xứ người, nhưng nếu sợ chúng trốn về thì lấy đâu ra việc làm kiếm tiền nuôi vợ con. Hơn nữa, ông cũng chẳng sống được bao nhiêu nữa, nên có chết dưới đao kiếm thì cũng coi như sự giải thoát, đỡ phải sống cảnh đợi cái chết từ từ.

Sớm hôm sau bọn chúng kéo đến thật. Ba thằng đệ tử ôm ba thanh kiếm trong tay, còn Lìu Cắm Xìn tay không. Ba thằng xếp hàng ngang phía sau, Lìu Cắm Xìn bước lên trước gọi lớn: “Thằng tháo dỡ ô tô đâu rồi?”.

Ông Lâm bên thác Tình Yêu. Ông cũng chính là người tìm ra sự thật về huyền thoại thác Tình Yêu.

Ông Lâm bên thác Tình Yêu. Ông cũng chính là người tìm ra sự thật về huyền thoại thác Tình Yêu.

Đám lao động Việt Nam ở khu nhà trọ sợ hãi đóng chặt cửa, không ai dám lên tiếng. Ông Trần Ngọc Lâm mở cửa bước ra ngoài nói: “Tao chính là thằng tháo dỡ ô tô đây”.

Lìu Cắm Xìn cười hô hố, nói giọng châm chọc: “Mày gầy còm như cây sậy thế kia mà dám ngang bướng à? Sao mày không nộp thuế?”. Ông Lâm không chút sợ sệt: “Tao nộp thuế cho chính quyền rồi, cớ gì phải nộp nữa cho chúng mày?”.

Ông Lâm nói chưa dứt lời, ba thằng cao to lực lưỡng vác kiếm vọt lên nhằm thẳng đầu ông Lâm chém tới tấp.

Hồi ở bộ đội, ông Lâm từng là lính đặc công, chịu khó tập luyện nên võ nghệ tinh thông. Chỉ trong chớp mắt cả 3 tên đều văng mất kiếm. Thằng gãy xương quai xanh, thằng trẹo cánh tay, thằng gãy xương sườn. Thằng gục tại chỗ, thằng bò lê bò càng, kiếm một đằng, người một nẻo.

Đựng nước bằng trúc

Đựng nước bằng trúc

Lìu Cắm Xìn nhanh như chớp vồ chiếc xà beng phóng thẳng vào mạng sườn ông Lâm. Cú phóng đó làm ông gãy xương sườn. Hắn đã nắm được những đòn hiểm của ông Lâm nên biết cách né tránh.

Quần nhau một hồi, hắn khoe sức mạnh bằng cách nhấc bổng ông Lâm lên trời và lấy đà ném thẳng xuống đất. Ai cũng tưởng ông Lâm không vỡ đầu cũng gãy sống lưng, nhưng ông lại thấy đây là dịp may hiếm có để hạ đo ván Cắm Xìn.

Nhanh như chớp, một tay ông bóp vào quai hàm, một tay nắm chặt tóc hắn ném ra xa. Lìu Cắm Xìn ngã lăn quay đơ, máu ộc ra miệng. Mọi người đều tin rằng Cắm Xìn đã chết.

Thấy vậy, ông Lâm liền nhảy lên một chiếc xe IFA thu mua phế liệu của người Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) trở về Mường Khương.

Ông Lâm có thể nhóm lửa trong mọi hoàn cảnh, kể cả trời mưa

Ông Lâm có thể nhóm lửa trong mọi hoàn cảnh, kể cả trời mưa

Anh em bộ đội biên phòng thấy ông thương tích đầy mình nên đưa về đồn băng bó, chữa trị, nhưng ông nhất định không vào vì sợ ảnh hưởng đến anh em ở đó.

Ông biết xương sườn chỉ cần nắn vào sẽ tự liền nên ông tự nắn xương cho mình rồi vào nhà một người bạn tên là Tấn ở Mường Khương nằm cố định suốt một tháng trời trên giường.

Vừa đi lại được, ông về ngay Lào Cai tìm công ăn việc làm. Ai thuê cái gì ông cũng làm, từ chạy xe ôm, bốc vác thuê, sửa chữa thuê ô tô, xe máy, công nông cho các hiệu sửa xe.

Một ngày, có 4 thanh niên Trung Quốc tìm đến tận nhà ông và giới thiệu là người của Lìu Cắm Xìn. Ông Lâm cười bảo: “Ở Trung Quốc tao còn chẳng sợ chúng mày, vậy ở đây thì có gì tao phải sợ?”.

Mấy thanh niên bảo: “Không phải chúng tôi sang đây đánh nhau mà chuyển lời của ông chủ đến ông? Ông vừa bệnh tật, ốm yếu mà lại dám chống lại cả mấy người khỏe mạnh nên ông ấy rất kính phục và mong mỏi được gặp ông”.

Nấu nước bằng trúc

Nấu nước bằng trúc

Tất nhiên ông chẳng tin được miệng lưỡi của chúng nên không nhận lời. Một thời gian sau lại thấy chúng kéo sang, mang theo cả tiền lẫn quà cáp.

Chúng bảo: “Nếu là người anh hùng thì ông nên sang. Nếu chúng tôi muốn giết ông thì có nhiều cách chứ sao phải mời chào kính cẩn thế này”.

Thấy bọn này nói cũng phải nên ông Lâm theo chúng sang Trung Quốc. Lìu Cắm Xìn đẩy xe lăn ra tiếp.

Sau trận đánh thập tử nhất sinh với ông Lâm, Lìu Cắm Xìn phải ngồi xe lăn cả đời. Cả 3 thằng bị đánh gãy xương quai xanh cũng ốm yếu vàng vọt, không còn sử dụng được võ nghệ nữa.

Lìu Cắm Xìn bảo: “Giới giang hồ muốn sống được phải cưỡi lên đầu người khác, nhưng nếu không được thì phải chấp nhận không ân hận”.

Gã phục khí khái anh hùng của ông Lâm. Cắm Xìn hỏi tuổi và xin nhận ông Lâm làm anh

Kỳ 4: Duyên kỳ ngộ ở Tây Tạng

Như đã nói ở phần trước, sau khi ông Trần Ngọc Lâm hạ đo ván 4 tên giang hồ ngoài biên ải, ông trở về nước để tránh sự truy lùng của chúng. Nhưng Lìu Cắm Xìn, đại ca của bọn giang hồ, bị ông Lâm đánh trọng thương, phải ngồi xe lăn không những không tìm cách trả thù, mà còn khâm phục khí khái của ông Lâm.

Lìu Cắm Xìn đã cho người sang Việt Nam mời ông Lâm sang. Cảm phục khí khái của ông Lâm, nên Lìu Cắm Xìn nhận kết nghĩa anh em với ông Lâm.

Lìu Cắm Xìn bảo: “Sau khi tìm hiểu về anh, tôi được biết anh từng là bộ đội, lại bệnh tật, không có việc làm kiếm tiền chữa bệnh nên tôi gọi anh sang đây để kiếm việc cho anh”. Ông bảo: “Tao bệnh tật sắp chết rồi thì làm được việc gì?”.

Ông Lâm lang thang hết cách rừng này đến cánh rừng khác để tìm cây thuốc quý

Ông Lâm lang thang hết cách rừng này đến cánh rừng khác để tìm cây thuốc quý

Lúc đó, Vàng Lù Pao đi vào và nói: “Tôi là đệ tử của Cắm Xìn. Lời giang hồ nói ra dù một câu thì chết cũng không thay lòng. Nếu anh có mệnh hệ gì, tôi sẽ đưa xác anh về tận Việt Nam an táng chu đáo rồi gửi tiền chăm lo cho vợ con anh”.

Vàng Lù Pao là con trai của một thiếu tướng quân y trong quân đội, rất giàu có. Vàng Lù Pao có một đội xe mấy chục cái, toàn loại siêu trường siêu trọng chở hàng trên con đường xuyên Á, từ Trung Quốc lên Tây Tạng, rẽ qua các nước Trung Đông và châu Âu, rồi lại lấy hàng ở những nước đó chở về miền Nam Trung Quốc.

Pao mời ông Lâm làm công việc giám sát đội xe và sửa chữa cho đoàn xe khi gặp sự cố. Ngoài việc nuôi ăn uống, ngủ nghỉ, Pao trả lương cho ông 3.000 tệ/tháng, một mức lương rất cao hồi đó.

Ông Lâm kể chuyện Hoàng Liên Sơn cho khách leo Fan trong túp lều giữa rừng

Ông Lâm kể chuyện Hoàng Liên Sơn cho khách leo Fan trong túp lều giữa rừng

Như buồn ngủ gặp chiếu manh, ông Lâm đồng ý ngay. Ông nhắm mắt đưa chân miễn là kiếm được tiền nuôi vợ con, mặc dù khi ông chết đi, có thể chúng sẽ quẳng xác xuống một cánh rừng cách xa Tổ quốc hàng vạn dặm.

Về nhà thăm vợ con vài ngày, ông lặng lẽ balô túi xách lên đường, không nói gì với vợ con. Đoàn lái xe có 50 người, với 16 quốc tịch, tuy nhiên, chỉ có ông mới được ăn cùng mâm, ngủ cùng chiếu với Vàng Lù Pao.

Sau mấy tháng làm việc cho Vàng Lù Pao, một lần, vào cuối năm 1993, khi đoàn xe chở hàng từ La Xa về hướng La Tư, là một thị trấn nhỏ nhưng rất đẹp và thanh bình nằm trên sườn núi Hymalaya, gần biên giới Nepan thì tắc đường do núi băng đổ xuống làm gãy cầu. Đoàn xe phải dừng lại vài ngày chờ tu sửa cầu. Vàng Lù Pao rủ ông Lâm đi dạo chơi trong cái lạnh độ âm.

Chiếc dao là vật dụng không thể thiếu trong mỗi chuyến đi rừng

Chiếc dao là vật dụng không thể thiếu trong mỗi chuyến đi rừng

Cạnh con đường lớn có một ông sư thân thể gầy tóp. Trong giá lạnh âm độ băng giá, ai cũng áo da, áo lông vẫn rét căm căm, mà ông sư chỉ choàng chiếc áo cà sa màu vàng mỏng manh thêu kim tuyến rộng thùng thình.

Phía tay phải ông có chiếc vòng luân xa quay quay, bên trái có đống gạch và trước mặt là chiếc chậu bằng đất nung có mấy đồng tệ mệnh giá nhỏ và những gói thuốc bột chiết xuất từ lá cây.

Vị thiền sư ngồi bất động như đang thiền. Vàng Lù Pao kể với ông Lâm rằng, vị sư này thuộc dòng tu khổ hạnh, cả đời ăn chay trên núi và sống bằng bố thí của người đời.

Lương y Phạm Văn Thanh và ông Trần Ngọc Lâm trong một chuyến đi rừng tìm cây thuốc quý

Lương y Phạm Văn Thanh và ông Trần Ngọc Lâm trong một chuyến đi rừng tìm cây thuốc quý

Ông Lâm nhìn thầy tu khổ hạnh xót cảm nên có mấy chục tệ trong túi ông dốc cả bỏ vào chiếc chậu đất. Tuy nhiên, ông thầy tu lại nhặt bỏ ra ngoài, rồi cứ chỉ vào tiền lại chỉ vào đầu.

Vàng Lù Pao giải thích rằng, theo phái tu thiền này, nếu người đời bố thí cho họ tiền thì phải tát họ vài cái tương ứng với số tiền bố thí. Còn nếu cho nhiều tiền thì phải cầm gạch đập vào đầu họ và đập đến khi nào vỡ gạch họ mới nhận tiền. Nếu người bố thí không làm vậy thì họ nhất định không nhận.

Nghe chuyện, ông Lâm sởn da gà. Ông từng tập luyện chặt gạch trong quân đội. Ông có thể chặt được cả trăm viên cùng lúc, nhưng cầm hòn gạch cứng như thế này đập vào đầu vị sư 84 tuổi, lại gầy gò như cây sậy thì quả ghê tay. Tuy nhiên, vì phong tục từ ngàn năm nay là vậy nên ông cũng thử xem thế nào.

Nhiều khi phải trèo lên tận ngọn cây trên mỏm núi cao nhất để xác định hướng đi

Nhiều khi phải trèo lên tận ngọn cây trên mỏm núi cao nhất để xác định hướng đi

Ông Lâm cầm viên gạch đập rất nhẹ vào đầu vị thiền sư, nhưng ông cảm giác có một luồng xung lực mạnh đẩy hòn gạch ra ngoài. Ông thử lại mấy lần và đều có cảm giác ấy.

Biết rằng vị thiền sư này có công năng đặc dị nên ông Lâm đập mạnh tay hơn. Ông có cảm giác viên gạch nung đỏ rất cứng chưa chạm đầu vị thiền sư đã vỡ vụn. Vị thiền sư cũng như vùng đất Tây Tạng đều vô cùng huyền bí.

Vị thiền sư sau khi làm lễ cám ơn đã bảo: “Tôi sẽ nhận tiền, nhưng tôi xin báo với thí chủ rằng thí chủ sắp chết. Bệnh của thí chủ sẽ không thể chữa khỏi được, nhưng nếu theo tôi chữa trị sẽ sống được lâu hơn”.

Ông Lâm là người dẫn tác giả đi tìm hàng chục "thung lũng chết", dãy núi chết chóc trong đại ngàn Hoàng Liên Sơn để cảnh báo nạn cháy rừng

Ông Lâm là người dẫn tác giả đi tìm hàng chục “thung lũng chết”, dãy núi chết chóc trong đại ngàn Hoàng Liên Sơn để cảnh báo nạn cháy rừng

Nghĩ đến khả năng đặc dị của vị thiền sư này, ông Lâm cũng tin lời nói đó là thật nên xin Vàng Lù Pao cho đi theo vị thiền sư. Pao hẹn 4 tháng sau sẽ đón ông Lâm ở đúng chỗ này.

Ông Lâm theo vị thiền sư phăm phăm leo lên lưng dãy núi Hymalaya. Con đường nên núi dốc ngược như đường lên trời. Ông có cảm giác vị thiền sư già nua leo núi không bao giờ biết mệt. Trông dáng ông bước đi như thể dùng khinh công, rất nhẹ.

Kỳ 5: Học bài thuốc quý

Cuốc bộ suốt 3 ngày thì đến “bệnh viện”. Đó là một cái hang đá rất lớn trên sườn núi. Trong hang, nhà sư ngồi tu thiền, bệnh nhân nằm la liệt.

Các bệnh nhân đều mắc bệnh nan y, được bệnh viện trả về chờ chết, đi hàng ngàn dặm đến vùng núi băng tuyết này cầu cứu các thiền sư, như thể đi tìm các vị thánh cứu rỗi linh hồn.

Cách đó không xa cũng có vài cái hang nữa, cũng có các thiền sư và rất nhiều bệnh nhân.

Ông Lâm đã có kỳ duyên với vùng đất Tây Tạng

Ông Lâm đã có kỳ duyên với vùng đất Tây Tạng

Ông Lâm chỉ biết tiếng Quan Hỏa và tiếng lóng của giới giang hồ Trung Quốc nên không thể giao tiếp với họ. Rất may, trong số bệnh nhân chữa trị có một vị giáo sư ngành ngôn ngữ của Trung Quốc, bị ung thư tuyến tiền liệt di căn, tên là Lỉ Coỏng, biết tiếng Phạn nên dịch cho ông.

Vị thiền sư này có pháp danh là Uy-ri-ang-kha-đa. Hàng ngày, ông cùng những sư sãi khác lên núi lấy thuốc về chữa trị cho các bệnh nhân.

Bệnh nhân được hướng dẫn cách thiền, luyện khí công, niệm Phật. Bệnh nhân chỉ có mỗi việc ngồi thiền, ăn và ngủ. Đến giờ có người mang thuốc cho uống mà lại miễn phí hoàn toàn.

Tác giả đã có hàng chục chuyến đi rừng dài ngày với "người rừng" Trần Ngọc Lâm

Tác giả đã có hàng chục chuyến đi rừng dài ngày với “người rừng” Trần Ngọc Lâm

Tuy nhiên, việc ăn uống vô cùng khổ ải. Ông Lâm là người từng trải trận mạc và chịu khổ nhiều nhưng cũng phải ớn trước những món ăn ở đây.

Người ta đổ cả rổ lá cây và hạt kê, hạt răng ngựa vào chiếc nồi to rồi ninh kỹ. Mỗi người mỗi bữa chỉ được ăn một bát nhỏ, trông không khác gì cám lợn. Vừa đói, vừa khổ nhưng cố phải chịu, vì các nhà sư cũng ăn vậy.

Một lần, ngồi nói chuyện, vị thiền sư hỏi về thân thế ông Lâm. Ông kể lể tình hình bệnh tật và quê hương, đất nước mình. Vị thiền sư “à à…” mấy tiếng và tỏ ra rất vui.

Ông hỏi rằng: “Có phải nước nhỏ của thí chủ đã 3 đánh thắng quân Nguyên không?”.

Ông Lâm đã được vị thiền sư Tây Tạng chỉ cho nhiều cây thuốc quý

Ông Lâm đã được vị thiền sư Tây Tạng chỉ cho nhiều cây thuốc quý

Hôm sau, mới sáng sớm, vị thiền sư gọi ông Lâm bảo đi cùng. Đi theo ông và vị thiền sư có một người Tạng, là giáo viên tiểu học ở vùng này, biết tiếng Hoa và tiếng Phạn làm phiên dịch cho ông và vị thiền sư.

Người phiên dịch này bảo rằng, vị thiền sư rất khâm phục người Việt Nam, vì Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng anh dũng.

Vị thiền sư dẫn ông Lâm đi theo và truyền nghề thuốc cho ông một phần là vì ông là người ở đất nước phía Nam, “rất nóng và có quả chuối”, đã đánh thắng cả quân Mông Cổ. Trong khi đó, tổ tiên ông núi cao, rừng thẳm, rộng lớn mênh mông mà không cản nổi bước chân của Thành Cát Tư Hãn.

Trong chuyến đi lấy thuốc, ông Lâm được chứng kiến cảnh một bà mẹ người Tây Tạng ngồi trên tảng đá bồng con hát ru. Tiếng hát lên cao xuống thấp, vang vọng não nề giữa cảnh núi rừng mênh mông.

Anh giáo viên đó dịch cho ông Lâm nghe nội dung bài hát ru, đại để: “Có một đất nước phía Nam nhỏ bé, nóng lắm và có quả chuối, nhưng đã ba lần đánh thắng quân Nguyên hùng mạnh…”.

Đây là bài hát ru có từ 700 năm trước mà bà mẹ Tây Tạng nào cũng thuộc lòng. Nghe lời dịch đó, ông Lâm đã khóc nức nở.

Sau này ngồi tu trên đỉnh Fansipan, nghĩ lại lời ru đó cùng với những kiến thức thu thập được trong quá trình lang bạt ở Trung Quốc, ông đã nghiệm ra rằng: Dòng sông Hồng ở bên Trung Quốc chỉ là những nhánh sông, nhánh suối, nhưng khi về Việt Nam nó mới trở nên hùng vĩ.

Ông Lâm là người phát hiện ra cây giảo cổ lam và chỉ dẫn cho các nhà nghiên cứu ở Việt Nam. Người Tây Tạng gọi cây này là giảo thiền kê.

Ông Lâm là người phát hiện ra cây giảo cổ lam và chỉ dẫn cho các nhà nghiên cứu ở Việt Nam. Người Tây Tạng gọi cây này là giảo thiền kê.

Và những bộ tộc nhỏ bé, những nền văn minh nhỏ bé, khi di cư xuống phía Nam, bám theo sông Hồng mới tạo thành nền văn minh sông Hồng rực rỡ. Cũng như cái trống đồng của các bộ tộc nơi thượng nguồn rất thô sơ, dùng để làm tang ma, nhưng khi về Việt Nam nó đã trở nên rất tinh xảo và dùng làm tiếng trống hiệu triệu vạn quân, khiến quân thù khiếp vía.

Sau nhiều ngày ngẫm nghĩ, ông mang ý tưởng đó gặp lãnh đạo Đài truyền hình Lào Cai và đề nghị họ làm phim như ý tưởng của ông để ca ngợi nền văn minh Sông Hồng.

Và bộ phim “Nơi ngọn nguồn sông Hồng” đã ra đời, dài 14 tập gây ấn tượng với khán giả cả nước. Cũng theo đề xuất của ông, các phóng viên Truyền hình Lào Cai tiếp tục làm bộ phim khám phá mang tên “Địa đàng Hoàng Liên Sơn”.

Quý mến người Việt Nam, nên vị thiền sư đã chỉ dẫn những cây thuốc điều trị ung thư cho ông Lâm

Quý mến người Việt Nam, nên vị thiền sư đã chỉ dẫn những cây thuốc điều trị ung thư cho ông Lâm

Lại nói về chuyện vị thiền sư Uy-ri-ang-kha-đa cho ông Lâm đi theo học nghề thuốc sau khi đã bắt ông hứa không tiết lộ bí quyết với ai. Vị thiền sư này giữ bí quyết không phải để làm lợi cho mình mà nếu nói ra, người ta sẽ lên núi nhổ sạch cây thuốc khiến những cây thuốc quý sẽ tuyệt chủng.

Sau mấy ngày cuốc bộ dọc sườn núi Hymalaya, ông Lâm được chứng kiến vô vàn loại kỳ hoa dị thảo mọc lẫn trong rừng, trong kẽ đá lẫn với mây gió ở độ cao 5.000 mét, quanh năm lạnh độ âm.

Những loại cây thuốc vốn đã quý, lại sống trong môi trường thiên nhiên khắc nghiệt nên càng hiếm, càng chất lượng.

Theo vị thiền sư thì những kỳ hoa dị thảo này chỉ sống ở trên những đỉnh núi rất cao, do đó, trên thế giới không đâu có. Tuy nhiên, lúc đó không có tư tưởng trở thành thầy thuốc nên ông Lâm chỉ chú tâm vào những cây thuốc chữa bệnh ung thư phổi của mình mà thôi.

Ông Lâm đã nhiều lần cảnh báo nguy cơ cháy rừng Hoàng Liên Sơn. Và rừng đã cháy thảm khốc. Ông Lâm lại là người dẫn tác giả đi miên man nhiều ngày, xuyên qua mấy trăm héc-ta rừng pơ-mu khổng lồ cháy trụi để đau xót nhận ra rằng, rừng đã bị rút ruột sạch sẽ trước khi cháy.

Ông Lâm đã nhiều lần cảnh báo nguy cơ cháy rừng Hoàng Liên Sơn. Và rừng đã cháy thảm khốc. Ông Lâm lại là người dẫn tác giả đi miên man nhiều ngày, xuyên qua mấy trăm héc-ta rừng pơ-mu khổng lồ cháy trụi để đau xót nhận ra rằng, rừng đã bị rút ruột sạch sẽ trước khi cháy.

image037

Trong số cây thuốc chữa bệnh của ông thì có 7 vị mà người Tạng gọi là mỹ nhân thang, là thuốc giải độc, làm đẹp cơ thể mà giới võ lâm Tây Tạng cổ xưa hay dùng.

Bài thuốc này có rất nhiều tác dụng như tăng cường sức khỏe, tái tạo tế bào, giảm đau, giải độc cực mạnh. Cây ngũ trảo long giã ra uống vào hết đau ngay, xoa bóp bên ngoài cũng giảm đau rất tốt.

Cứ điều trị như vậy, dù ăn uống kham khổ, song chỉ mấy tháng sau, cơ thể tiều tụy, chỉ có độ 47kg của ông Lâm đã tăng lên 52kg, sức khỏe hồi phục gần như người thường. Ông Lâm không thấy biểu hiện khó thở, tức ngực nữa.
4 tháng sau, vị thiền sư này nhắc: “Lù Pao nhắn anh xuống núi đấy”. Ông Lâm buồn rầu nói: “Con phải đi rồi, nhưng bệnh con có khỏi được không?”.

Vị thiền sư mang cho ông Lâm một bao thuốc dặn mang về uống. Ông Lâm hỏi: “Chia tay thầy rồi, con có gặp lại được thầy nữa không?”. “Còn duyên thì gặp được thôi!” – vị thiền sư nói rồi quay gót.

Ông Lâm xách đồ xuống núi, nước mắt chứa chan. Ông nghĩ rằng, rời ngọn núi này thì trước sau sẽ chết, nhưng cả đời nằm trong hang chữa bệnh, không giúp được gì cho vợ con thì cuộc sống cũng không có ý nghĩa gì.

Kỳ 6: Vào rừng để chết

Sau khi rời dãy núi Hymalaya của vùng Tây Tạng với những câu chuyện hết sức kỳ bí về các vị thiền sư của phái khổ tu ép xác, ông Lâm tiếp tục công việc theo những đoàn xe siêu trường siêu trọng ngang dọc Á – Âu của Vàng Lù Pao.

Đoàn xe này chở hàng xuất phát từ phía Nam Trung Quốc, giáp Hà Khẩu (Lào Cai) xuyên qua Tây Tạng, sang tận vùng Trung Đông và nước Nga, rồi lại nhập hàng chở về Trung Quốc.

Mỗi chuyến đi kéo dài mấy tháng trời, thành thử cả năm ông Lâm mới tạt qua nhà được vài ngày, đưa cho vợ con cọc tiền rồi lại đi biệt tăm. Vợ con cũng chẳng biết ông làm gì.

Hình ảnh gầy còm của ông Trần Ngọc Lâm hồi mới lên đỉnh Fansipan

Hình ảnh gầy còm của ông Trần Ngọc Lâm hồi mới lên đỉnh Fansipan

Bao tải thuốc mà vị thiền sư huyền bí ở Tây Tạng gửi tặng đã mang lại cho ông Lâm sức khỏe như người thường khiến ông làm việc quần quật thêm được mấy năm trời nữa.

Đầu năm 1998, Hà Khẩu mở cửa thông thương, Lào Cai phát triển mạnh mẽ nên ông xin Vàng Lù Pao cho nghỉ việc về quê tự gây dựng sự nghiệp, gần gũi chăm sóc vợ con.

Ngoài việc trả lương hậu hĩnh, Vàng Lù Pao còn mua tặng ông Lâm chiếc xe tải nhẹ, rồi làm mọi thủ tục, mang tận về Việt Nam cho ông, giúp công có cần câu kiếm sống.

Ông cùng người em trai mở xưởng sửa chữa ô tô, chuyên chở vật liệu thuê và ăn nên làm ra.

Tuy nhiên, chỉ đến cuối năm, hết thuốc, căn bệnh ung thư phổi lại tái phát rất nặng. Ông ho cả ra một vốc tay máu. Những cơn đau xé ngực theo từng nhịp thở và cơ thể nhanh chóng sút đi còn 40kg.

Vợ con nhìn thấy cảnh đó chỉ biết nước mắt ngắn dài. Cả nhà vẫn không ai hay biết ông bị căn bệnh ung thư phổi quái ác. Hỏi han thì ông chỉ xua tay nói không việc gì.

Sợ vợ con phải đau khổ khi chứng kiến cái chết từ từ của ông, hoặc khiêng ông xuống Hà Nội chữa trị một cách vô nghĩa, ông đã có một quyết định kỳ cục, đó là trèo lên đỉnh Fansipan tu thiền và chờ chết một cách lặng lẽ trên đó.

Ngày đó, đường lên Fansipan rất gian khổ, rất ít người leo được lên đến đỉnh núi. Đường leo Fansipan xuất phát từ bản Cát Cát và phải đi mất 3, thậm chí 5 ngày mới lên đến đỉnh núi. Đường đi vô cùng dốc dác, hiểm trở.

Ông Lâm chỉ tước một phần vỏ cây làm thuốc, chứ không bao giờ chặt hạ, phá hoại

Ông Lâm chỉ tước một phần vỏ cây làm thuốc, chứ không bao giờ chặt hạ, phá hoại

Cuối năm 1998 ông bắt đầu leo núi với đầy đủ chăn màn, quần áo, dao phát, lương thực.

Khỏi phải nói cái cảnh bệnh tật ốm yếu, đi đã khó, leo núi còn khổ đến nhường nào. Khi đó, ông như người sắp chết, cứ bò lê bò lết từng bước một. Khi nào mệt thì quấn áo mưa ngủ, tỉnh dậy lại bò.

Trong quá trình leo núi, ông gặp một thợ săn người Mông. Gã thợ săn này cứ luôn mồm bảo ông điên ông dở, nhưng lại vác hộ ông ối thứ.

Sau này, thấy thiếu thốn cái gì, ông cho mấy chục ngàn ngàn là anh ta xuống tận Sapa mua lên cho. Ông Lâm dặn đi dặn lại anh ta rằng, khi nào ông chết, nhờ anh ta chôn giúp thật sâu, kẻo lợn rừng bới lên ăn xác thì tủi lắm.

Một cây thuốc quý trong rừng Hoàng Liên Sơn

Một cây thuốc quý trong rừng Hoàng Liên Sơn

Cứ vừa đi, vừa bò, vừa lết như vậy 4 ngày 4 đêm thì lên đến độ cao 2.900m. Hồi đó, những con đường lên đỉnh Fansipan rêu phong, đại ngàn Hoàng Liên không có dấu chân người.

Trong cuộc leo núi đi tìm cái chết này, điều kỳ diệu đã xảy ra. Khi đến độ cao 2.900m, ông Lâm thấy rất nhiều loại cây thuốc mà ông từng sử dụng ở Tây Tạng. Hóa ra, ở độ cao gần tương đương, thì hệ sinh thái tương đối giống nhau. Ông reo lên sung sướng: “Ta sống được rồi!”.

Ông nhổ bất cứ cây nào thấy quen quen, na ná cây thuốc bên Tây Tạng mà ngày xưa vị thiền sư chỉ cho, rồi nhai sống luôn cả hoa, lá, thân, rễ.

Trong số hàng chục cây thuốc quý cùng loài với cây thuốc trị ung thư trên dãy Hymalaya, thì đáng chú ý nhất là loài cỏ mà sau này người Sapa gọi là cỏ nhung, còn vùng Tây Nguyên gọi là cỏ kim cương.

Thời gian rảnh rỗi, ông Lâm dẫn khách chinh phục Fan để kiếm sống

Thời gian rảnh rỗi, ông Lâm dẫn khách chinh phục Fan để kiếm sống

Đây là một trong hai cây thuốc quý nhất trong bài thuốc trị ung thư phổi của các thiền sư Tây Tạng. Cây cỏ nhung có tác dụng giải độc cực mạnh, nhưng tác dụng quan trọng nhất của nó là ức chế khối u, tái tạo tế bào. Cây cỏ thần kỳ do ông Lâm phát hiện trên đỉnh Fansipan này sẽ được đề cập kỹ trong bài viết sau.

Lên đến độ cao 2.900m, ông Lâm kiếm một cái hang nhỏ, nông choèn để ở. Ông phát vợi trúc, lợp thêm cái mái che mưa gió khỏi hắt vào.

Trên đó, quanh năm gió lộng, rét căm căm. Mùa hè, ở Lào Cai nóng như thiêu như đốt thì đỉnh Fansipan chỉ 3-4 độ C, còn mùa đông, cuối thu, đầu xuân thì lạnh độ âm, sương muối, tuyết rơi và băng phủ trắng đỉnh núi, băng lấp cả miệng hang. Ông phải nấu băng nấu tuyết suốt mùa đông để có nước uống.

Ông Lâm thường cởi trần ngồi thiền trong cái lạnh âm độ

Ông Lâm thường cởi trần ngồi thiền trong cái lạnh âm độ

Hàng ngày, ông Lâm mặc phong phanh trong giá lạnh để cái lạnh không cho khối u phát triển. Ông ngồi vắt chéo chân, hai tay đặt lên đầu gối, hít vào thở ra từ từ để điều hòa chân khí, hòa mình với thiên nhiên, vũ trụ.

Giờ đây, tuy khối u đã nằm im trong phổi, không phát triển nữa, nhưng cứ rỗi lúc nào, ông Lâm lại ngồi thiền. Trong nhiều chuyến đi rừng, khi tôi mặc tới mấy áo khoác, lại chui vào túi ngủ, nằm bên đống lửa bùng bùng vẫn không ngủ nổi vì rét, thì ông Lâm chỉ mặc chiếc áo bộ đội phong phanh, hoặc cởi trần ngồi thiền. Ông ngồi như tượng mấy giờ liền, tuyết phủ trắng mái tóc pha sương.

Ông Lâm bảo, phương pháp thiền của các thiền sư Tây Tạng vô cùng huyền bí. Các thiền sư nói với ông rằng, bộ não con người tuy nhỏ, nhưng lại tiêu tốn mức năng lượng rất lớn. Do đó, nên giữ cho bộ não thanh thản, hoạt động ở mức độ thấp nhất.

image044

Ông Lâm luyện được khả năng giữ cho bộ não hoạt động ở mức thấp nhất trong mọi hoàn cảnh. Khi tu thiền, bộ não của ông gần như không tiêu tốn năng lượng. Toàn bộ năng lượng dành để bảo vệ cơ thể. Chính vì thế, mỗi ngày, ông chỉ ăn 1 bát cơm vào bữa trưa, uống một cốc nước thuốc, song ông có thể đi liên miên trong rừng không cần nghỉ và cũng không thấy mệt.

Giữ cho bộ não luôn thanh thản, thư giãn đặc biệt quan trọng với người mắc bệnh ung thư. Theo ông Lâm, những người mắc ung thư mà đau khổ, dằn vặt, luyến tiếc, suy nghĩ nhiều, thì sẽ chết rất nhanh. Còn những người vui vẻ, thanh thản, sẵn sàng đón nhận cái chết, không chút luyến tiếc, đau đớn, thì có thể sống được rất lâu.

Nếu những người mắc ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, tu thiền theo phương pháp của các thiền sư Tây Tạng cũng là cách trị bệnh hiệu quả.

Kỳ 7: Sống cùng thú hoang

Ngày đó, đại ngàn Hoàng Liên Sơn còn vô cùng hoang vu, ngoài con đường chinh phục Fansipan từ bản Cát Cát, thi thoảng mới có người lên, thì hầu như chưa có dấu chân người. Chính vì thế, thú rừng còn rất nhiều.

Ở một cái hang nhỏ, giống như khe nứt của quả núi, phía trên hang ông trú ngụ, là “ngôi nhà” của bầy khỉ.

Sáng sớm tinh mơ, bọn khỉ đã hót ríu ran gọi bầy dậy đi kiếm ăn. Con khỉ đực đầu đàn lớn nhất dẫn cả bầy rời hang. Cứ lần lượt từng con nhảy ra khỏi khe nứt giữa hai khối đá lớn. Ông Lâm đếm tổng cộng được 50 con lớn nhỏ.

Hang đá nơi ông Lâm sống cùng bầy khỉ và gia đình gấu

Hang đá nơi ông Lâm sống cùng bầy khỉ và gia đình gấu

Bình thường, hễ thấy tiếng người, bọn khỉ chạy xa, nhưng không hiểu sao chúng lại không sợ ông Lâm. Ông Lâm nói đùa rằng, lúc đó, quần áo rách rưới, râu tóc xồm xoàm kín mặt, nên trông ông cũng không… giống người lắm. Có lẽ chúng tưởng đồng loại, nên không sợ. Nhiều lúc, ông ngồi thiền trong hang, bọn khỉ tò mò lại gần ngó nghiêng, thậm chí trêu ghẹo làm ông mất tập trung.

Bọn khỉ đặc biệt thích nghe tiếng sáo trúc. Chiều tà, khi mặt trời lặn phía bên Lai Châu, chiếu ánh nắng xuyên qua lớp mây ửng hồng, cảm thấy cô đơn, ông lại lôi chiếc sáo trúc tự tạo ra thổi. Mỗi khi tiếng sáo cất lên, bọn khỉ lại tìm đến, đứng lố nhố ở cửa hang, đu trên cây ngồi nghe như khán giả.

Có bọn khỉ ở bên, ông Lâm cũng bớt buồn. Hàng ngày, ngoài lúc lấy thuốc, ông thường đi dọc đoạn đường lên Fan, để nhặt nhạnh những mẩu bánh mì, lương khô, thức ăn rơi vãi của khách leo núi, mang về cho bọn khỉ.

Tuy nhiên, lắm lúc, bầy khỉ cũng gây phiền phức cho ông. Nhiều khi, đi rừng về, thấy xoong nồi, bát đĩa mất sạch. Ông lại phải tìm lên hang khỉ đòi về. Mấy chiếc xoong, chảo đều méo mó do bọn khỉ dùng làm… trống.

Bên kia mỏm núi, đối diện với hang ông Lâm và bầy khỉ ở, cách khoảng 200m đường chim bay là nơi trú ngụ của gia đình gấu ngựa.

Cái lần ông có kỳ duyên với gấu ngựa cũng rất lạ lùng. Hôm đó, là buổi sớm, mặt trời mới ló dạng dưới chân núi, ông Lâm đang ngồi thiền, thì choàng tỉnh bởi tiếng gừ gừ.

Thi thoảng ông Lâm lại trèo lên ngọn cây để tìm bầy khỉ

Thi thoảng ông Lâm lại trèo lên ngọn cây để tìm bầy khỉ

Mở mắt, ông chợt rùng mình, khi ngay trước mặt, chỗ miệng hang, cách nơi ông ngồi độ 5m, là con gấu ngựa rất lớn, cỡ tạ rưỡi đang nhìn ông chằm chằm.

Là người đi rừng nhiều, hiểu tập tính các loài vật, nên ông Lâm bình tĩnh, không bỏ chạy, cũng không tìm cách phòng thủ. Trong số các loài vật trong rừng, thì gấu là loài nguy hiểm nhất.

Người đời thường sợ hổ, nhưng thực ra, hổ là loài rất nhát. Chỉ nghe tiếng động, ngửi thấy hơi người, là chúng chạy trốn từ xa. Riêng gấu, tuy chậm chạp, nhưng thường núp trong bụi rậm và xông ra tấn công người.

Nhưng trước khi tấn công người, chúng thường quan sát thái độ của con người. Nếu tấn công nó, thì nó sẽ tấn công lại, bỏ chạy nó đuổi theo, còn bình tĩnh đối phó với nó, thì nó sẽ bỏ đi.

Sau phút rùng mình, ông lấy lại bình tĩnh. Trong hoàn cảnh bệnh tật đầy mình, tay không ông còn hạ được 4 tên giang hồ tay dao tay kiếm, thì con gấu này không phải đối thủ của ông. Tuy nhiên, ông muốn làm bạn với nó, nên ông giữ nguyên tư thế tọa thiền. Ông mở mắt nhìn nó chằm chằm.

Ông Lâm phải mất cả năm trời đi tìm mới thấy gia đình gấu ở mỏm núi phía Tây đỉnh Fansipan

Ông Lâm phải mất cả năm trời đi tìm mới thấy gia đình gấu ở mỏm núi phía Tây đỉnh Fansipan

Con gấu gầm ghè nhìn ông vài phút, thấy ông không nhụt chí, sợ hãi, nên nó ngó ngoáy đầu, nhìn đi hướng khác, rồi lững thững bỏ đi. Ông Lâm ra khỏi hang, nhìn theo con gấu, thì thấy nó chui vào cái ở mỏm núi bên kia.

Đến trưa, khi ông đang thổi lửa nấu cơm, thì lại gặp một con gấu nữa lững thững đi về phía hang, nơi con gấu ông gặp lúc sáng đang ngủ. Khi đó, ông Lâm mới biết, hang đá chính là nơi ở của vợ chồng nhà gấu. Vợ chồng nhà gấu cứ đi kiếm ăn vài ngày, mới lại mò về hang ở.

Hàng tháng trời ông Lâm tìm cách thân thiện với vợ chồng nhà gấu, song không ăn thua. Khi ông lại gần, chúng gầm gừ nhìn với ánh mắt dữ tợn, rồi cúp đuôi bỏ đi.

Cứ vài ngày, ông lại mang đồ ăn thừa du khách bỏ đi như bánh mì, bánh ngọt, hoa quả, đặt ở cửa hang gấu. Thậm chí, ông bắt tổ ong đầy mật đặt ở miệng hang. Tuy nhiên, vợ chồng gấu chỉ ngửi đồ ăn, rồi làm ngơ, không thèm ăn.

Không nản lòng, ông Lâm cứ kiên trì mang đồ ăn cho vợ chồng gấu. Phải đến mấy tháng sau, có lẽ thấy ông Lâm không phải kẻ thù, nên vợ chồng nhà gấu mới ăn đồ ông Lâm mang đến. Vợ chồng nhà gấu cũng tỏ ra thân thiện hơn với ông Lâm. Tuy nhiên, chúng vẫn không đến gần ông như bầy khỉ.

Khi ông Lâm thổi sáo, bầy khỉ sẽ tìm đến

Khi ông Lâm thổi sáo, bầy khỉ sẽ tìm đến

Mấy năm trời sống như hàng xóm với cặp vợ chồng nhà gấu, ông Lâm hiểu khá kỹ tập tính của loài gấu. Gấu là loài khá hiền lành, trầm tính và kín đáo. Tuy nhiên, chúng lại rất cục tính. Chúng sẽ trở nên cực kỳ hung dữ và nguy hiểm khi con người tìm cách tấn công chúng.

Hiểu về loài gấu, nên đã có hàng trăm lần ông Lâm giáp mặt gấu trong các chuyến vào rừng sâu, nhưng chưa lần nào ông gặp nguy hiểm. Đường gấu gấu đi, việc ông ông làm, không để ý đến chúng, không tấn công chúng, thì sẽ không gặp nguy hiểm.

Mấy năm sống trong hang, ông Lâm đã chứng kiến nhiều lần gấu cái trở dạ sinh ra đàn gấu con. Ông Lâm để ý và thấy rằng, gấu bố không ở cùng gấu con, không chăm sóc gấu con. Khi gấu mẹ sinh gấu con, gấu bố tìm ổ riêng để ở, cách “nhà” mấy chục mét. Khi gấu con trưởng thành thì chúng đi tự đi tìm cuộc sống khác. Chú gấu con nào không tự động đi, thì gấu bố cũng đuổi đi.

Đến bây giờ, nhắc lại đàn khỉ và gia đình nhà gấu, ông Lâm vẫn buồn. Ông bảo rằng, chính ông là người có lỗi với gia đình gấu và đàn khỉ, khi vì ông mà chúng phải bỏ đi.

Ông Trần Ngọc Lâm nhiều lần dẫn tác giả xem cảnh phá rừng của lâm tặc trong đại ngàn Hoàng Liên Sơn

Ông Trần Ngọc Lâm nhiều lần dẫn tác giả xem cảnh phá rừng của lâm tặc trong đại ngàn Hoàng Liên Sơn

image051

Chuyện là, khi ông tìm ra con đường ngắn nhất chinh phục đỉnh Fansipan, chỉ mất 2 ngày một đêm, thì cũng là lúc khách du lịch ầm ầm kéo lên Fan. Con đường đó chỉ cách nơi ở của đàn khỉ và vợ chồng nhà gấu một đoạn. Vì có nhiều người đi lại, gây ra tiếng ồn, nên chúng đã bỏ đi cả.

Trong các chuyến xuyên rừng đi tìm thuốc quý, ông Lâm thường truy tìm dấu vết của đàn khỉ và vợ chồng nhà gấu. Phải mất gần một năm sau, ông Lâm mới tìm thấy vợ chồng nhà gấu, khi chúng đang trú ngụ trong hang đá trên một mỏm núi rất cao ở phía Tây đỉnh Fansipan, thuộc đất Lai Châu.

Cánh rừng này cách hang ông Lâm ở một ngày cuốc bộ. Khu rừng này nguyên sinh tuyệt đối, vô cùng hiểm trở, ít dấu chân người.

Mỗi khi muốn gặp đàn khỉ, ông Lâm vừa đi vừa thổi sáo. Khi bầy khỉ nghe thấy tiếng sáo, chúng hót ríu ran đáp lời. Cứ theo tiếng khỉ hót vạch rừng đi, thể nào cũng gặp được chúng.

Tôi đã có chuyến cuốc bộ theo ông Lâm xuyên qua những khu rừng vân sam cổ thụ, những khu rừng đỗ quyên đỏ rực, rừng chè ngàn năm, đại ngàn pơ-mu khổng lồ, thân phủ rêu xanh cao chót vót đẹp như trong cổ tích để đi tìm bọn khỉ.

Chiều xuống, nhóm lửa bùng bùng, ông Lâm lại lôi sáo trúc ra thổi. Ông thổi một lúc, thì từ xa vọng lại tiếng khỉ hót. Nhưng có mặt người lạ, chúng không dám đến. Ông Lâm bảo, nếu chỉ có mình ông, chúng sẽ tìm đến nhảy nhót nô đùa ríu rít trên ngọn cây.

Kỳ 8: Người mở đường lên Fansipan 

Ông Lâm chào bằng tiếng Pháp, nhưng ông già này lại nói bằng tiếng Việt. Nhiều năm sống ở Việt Nam nên ông nói tiếng Việt rất sõi.

Ông giới thiệu tên là Christiane Pasquel Kagheau, 84 tuổi, từng là phó đồn Trạm Tôn, sống nhiều năm ở vùng núi này, cho đến khi quân Pháp thất thủ ở Điện Biên.

Tuổi đã già, song ông vẫn rất khỏe, leo núi phăng phăng. Ông muốn trước khi chết, được một lần thăm lại chiến trường xưa, nhất là vùng đất ông đã gắn bó suốt tuổi trẻ.

Con đường lên Fansipan do người Pháp mở được ông Lâm tìm lại toàn đi trên sống núi

Con đường lên Fansipan do người Pháp mở được ông Lâm tìm lại toàn đi trên sống núi

Vợ chồng ông đã thuê anh chàng người Mông cõng đồ và dẫn đường lên đỉnh Fansipan. Ông đi theo hướng đường từ bản Cát Cát, nên mất 4 ngày mới lên tới đỉnh.

Ông biết rằng, ngày xưa, đường lên Fan theo hướng khác, đi rất gần, chứ không xa xôi hiểm trở như con đường này. Tấm bản đồ quân sự vẽ chi tiết con đường do người Pháp vạch ra ông vẫn giữ trong tay. Ông lần mò theo tấm bản đồ để đi tìm con đường cũ. Không ngờ con đường cũ đó cắt qua cái hang ông Lâm ở.

Ông già người Pháp đã cho người dẫn đường đưa vợ về, còn ông ở trong hang cùng ông Lâm suốt một tuần.

Trong những ngày sống cùng ông Lâm giữa rừng, ông già người Pháp đã vẽ lại cho ông Lâm con đường lên đỉnh Fansipan ngắn nhất mà người Pháp mở, qua tấm bản đồ quân sự.

Nhiều đoạn đường đã bị rễ cây mọc trùm kín

Nhiều đoạn đường đã bị rễ cây mọc trùm kín

Tấm bản đồ quân sự đó ông giữ mấy chục năm nay làm kỷ niệm. Theo như tấm bản đồ, con đường lên đỉnh Fansipan mà người Pháp mở xuất phát từ Núi Xẻ, đi qua suối Vàng, rồi cứ cưỡi dọc sống núi Hoàng Liên Sơn mà đi. Đi theo hướng này sẽ rất gần. Những đoạn dốc đều đã được người Pháp làm bậc thang.

Khi đó, những người chinh phục Fansipan vẫn chỉ biết đến con đường lên Fan xuất phát từ bản Cát Cát. Chỉ có những nhà leo núi chuyên nghiệp, những người Mông khỏe như loài dê núi, mới dám đi con đường này, bởi nó quá xa, quá dốc, nhiều đoạn phải bám vào dây leo, bám vào vách đá trèo lên rất nguy hiểm.

Ông Lâm cũng đã nhiều lần đi theo con đường này và đã có lần ông phải khiêng xác một ông Tây vì rơi từ vách đá xuống. Chuyện những người chinh phục Fan phải bỏ xác trong đại ngàn Hoàng Liên Sơn năm nào cũng có.

Có bản đồ sơ lược trong tay, cùng với ký ức xa xưa, ông Lâm và ông già người Pháp đã phát rừng đi tìm con đường cũ. Tuy nhiên, hai người xoay xỏa mấy ngày mà không tìm ra được.

Con đường này do người Pháp mở từ cả trăm năm trước

Con đường này do người Pháp mở từ cả trăm năm trước

Trước khi rời Hoàng Liên Sơn, ông già người Pháp nắm tay ông Lâm dặn dò: “Người Pháp từng cuốc vào vách đá, rồi rải đá, xếp đá làm đường để ngựa thồ hàng lên được tận đỉnh Fansipan. Các cô gái Pháp mặc váy ngắn, đi dép cao gót mà còn đi trong ngày được. Đường này vừa ngắn lại dễ đi nhất. Tôi đã nhiều tuổi, chắc không còn quay lại Việt Nam được nữa. Anh cố tìm lại con đường ấy nhé!”.

Sau khi ông già người Pháp về nước, suốt một năm trời ông Lâm lần mò, phát rừng tìm lại con đường xưa. Ông hì hục trong rừng Hoàng Liên Sơn để tìm con đường cũ chỉ với hy vọng sẽ có một lối đi về gần nhất, để ông có thể tranh thủ về thăm vợ con mỗi khi bệnh tình thuyên giảm.

Nếu đúng như lời ông già người Pháp nói, việc lên đỉnh Fan và về chỉ mất một ngày, thì ông Lâm sẽ không phải sống khổ sở như “người rừng” giữa đại ngàn Hoàng Liên nữa.

  Những đoạn trúc mọc ken dày, ông Lâm chỉ việc rải muối nhiều lần. Trâu đi ăn muối, sẽ tạo thành đường.


Những đoạn trúc mọc ken dày, ông Lâm chỉ việc rải muối nhiều lần. Trâu đi ăn muối, sẽ tạo thành đường.

Và rồi, bằng sự kiên trì của ông, con đường mất tích mấy chục năm nay dưới lớp rễ cây, bụi cỏ, tầng tầng lớp lớp mùn đất, cũng hiện ra với các vách đá, bậc đá còn hiển hiện rõ dấu vết do công sức con người tạo ra.

Như vậy, nếu mở lại con đường này, người có khả năng đi rừng như ông, sáng trèo lên Fan, chiều đã có thể về Sapa. Còn với những người có sức khỏe bình thường, chỉ cần chưa đầy 2 ngày leo núi, đã có thể đặt chân lên “nóc nhà Đông Dương”.

Sau khi phát hiện con đường này, ông Trần Ngọc Lâm báo cho lãnh đạo huyện Sapa biết. Tuy nhiên, mấy vị lãnh đạo này không tin.

Bình thường, một người khỏe đi cũng phải mất 3 ngày 4 đêm mới lên đến đỉnh Fansipan, làm gì có con đường nào đi chỉ mất một ngày. Chuyện con đường chinh phục “nóc nhà Đông Dương” trong một ngày của ông Lâm chỉ có mỗi ông Lê Trọng Hùng, ngày đó là Giám đốc Trung tâm du lịch Sapa nửa tin nửa ngờ.

Ông Hùng đã đi theo ông Lâm, chụp ảnh tỉ mỉ con đường rồi báo cáo các lãnh đạo huyện để mở tuyến du lịch tuyệt vời này.

image056

Lúc ấy, ông lãnh đạo từng bảo ông Lâm là hâm, là dở mới tin có con đường ngắn lên Fan thật. Ông này đã đi theo ông Lâm để xác minh lại thông tin.

Sau khi leo Fansipan về, ông ta trình bày một báo cáo hoành tráng với lãnh đạo tỉnh Lào Cai. Những người có mặt trong buổi báo cáo đó đã vỗ tay, tặng hoa, chúc mừng người… đầu tiên phát hiện ra con đường ngắn nhất chinh phục “nóc nhà Đông Dương”!

Báo chí, truyền hình kéo lên Lào Cai phỏng vấn, ca ngợi vị lãnh đạo huyện nọ như một người hùng, đã cất công ăn rừng ngủ thác nhiều tháng liền, để tìm ra “con đường huyền thoại” góp phần rất lớn vào việc phát triển du lịch cho Lào Cai nói riêng và đất nước nói chung!

Sau khi con đường mới lên đỉnh Fansipan được phát hiện, tỉnh Lào Cai đã lập dự án mở đường cho khách du lịch chinh phục Fan. Đích thân một số cán bộ tỉnh, huyện đã gặp gỡ ông Lâm, rồi “đặt hàng” ông phát quang, mở con đường này, để các kỹ sư dựa vào đó thiết kế, xây dựng thêm.

Ông Lê Trọng Hùng (bên phải) là người chứng kiến cảnh ông Lâm tìm ra con đường ngắn nhất lên Fansipan

Ông Lê Trọng Hùng (bên phải) là người chứng kiến cảnh ông Lâm tìm ra con đường ngắn nhất lên Fansipan

Được các lãnh đạo giao việc, ông Lâm rất mừng. Ông sống trong rừng, ngoài những lúc lấy thuốc, trồng, chăm bón cây thuốc, ông khá rỗi rãi. Việc phát quang, mở đường tuy rất vất vả, nhưng sẽ kiếm được món kha khá cho vợ con, lại tự mở được đường đi cho mình.

Thế là, suốt 2 năm trời đằng đẵng, ngày nắng cũng như ngày mưa, ngoài những lúc đi tìm thuốc, trồng thuốc, ông Lâm lại hì hụi với dao cuốc, xà beng.

Trên những sống núi cao, gió lớn quật ngày đêm, cây cỏ chỉ cao đến thắt lưng thì chỉ cần dùng dao phát, dùng cuốc xới tung lên là được.

Nhưng ở những khu rừng âm u, khuất gió thì rất tốn công sức, bởi những khu rừng này cây cối cổ thụ to khổng lồ, dây leo mọc chằng chịt. Có những đoạn đường bị rễ cây cổ thụ mọc trùm lên, phải dùng xà beng đào bới, dùng búa bổ cả ngày mới lộ ra những bậc đá.

Ngày trước, để lên Fansipan, phải mất 4-5 ngày, nhưng giờ chỉ mất 2 ngày. Vận động viên chỉ chạy 2 tiếng lên đến đỉnh núi.

Ngày trước, để lên Fansipan, phải mất 4-5 ngày, nhưng giờ chỉ mất 2 ngày. Vận động viên chỉ chạy 2 tiếng lên đến đỉnh núi.

Phần lớn con đường nằm trên độ cao từ 2.800m xuống 2.100m đã bị trúc mọc ken dày trùm lên, thân cây nào cây nấy to gần bằng cổ tay. Mở đường xuyên qua rừng trúc vô cùng vất vả. Ông Lâm chặt chém cả ngày, gai trúc xé toạc quần áo, da thịt tứa máu mà chỉ được vài mét đường.

Ở những đoạn đường này, ông Lâm sáng tạo ra cách mở đường độc đáo. Ông rắc muối dọc con đường đó. Đàn trâu đồng bào thả vào rừng thấy muối nên cứ lần theo để ăn. Đàn trâu đi lại nhiều thì thành đường.

Sau hai năm trời kiên trì đào bới, phát cây, con đường chinh phục Fansipan từ thời Pháp đã lộ ra nguyên trạng. Tỉnh Lào Cai đã lập dự án tiêu tốn bạc tỉ để… mở đường du lịch thám hiểm lên “nóc nhà Đông Dương” từ con đường do ông Trần Ngọc Lâm tìm ra và phát quang.

Khi con đường hoàn thành, khi các vận động viên chạy lên đỉnh Fansipan chỉ mất 2 giờ đồng hồ, khiến giới mê rừng núi không khỏi ngạc nhiên, thì ông Trần Ngọc Lâm bị các vị lãnh đạo bỏ ra ngoài bộ nhớ.

Ông lên tỉnh đòi tiền công mở đường, tỉnh chỉ về huyện, về huyện thì lại bảo lên tỉnh. Đòi mấy lần không được, ông Lâm cũng quên luôn.

Đóng góp của ông Lâm cho con đường du lịch mạo hiểm lên đỉnh Fansipan không những không được ghi nhận, mà cũng kể từ đó, ông bị lãnh đạo Vườn Quốc gia Hoàng Liên đuổi ra khỏi rừng. Ông dựng lều ở đâu, họ bắt gặp là dỡ lều ở đó.

Tuy nhiên, mạng sống của ông gắn chặt với đỉnh núi này, nên họ phá lều, ông lại vào hang ở. Sau này, vị lãnh đạo mới lên thay, hiểu hoàn cảnh của ông nên không xua đuổi nữa, ông mới được yên thân.

Giờ đây, thay vì niềm tự hào tìm ra con đường mới, ông Lâm lại thấy hối hận vì đã công bố con đường này. Đường ngắn, dễ đi mở ra chỉ tổ giúp bọn lâm tặc phá rừng nhanh hơn, rồi đồng bào kéo vào sâu trong rừng đốt rừng trồng thảo quả. Một phần rừng Hoàng Liên Sơn bị trọc lơ trọc lốc cũng vì con đường này.

Khách du lịch kéo lên đông lại thiếu ý thức đã phá vỡ cảnh quan. Người dân kéo vào rừng nhổ sạch sẽ những cây thuốc quý bán cho người Trung Quốc khiến không ít loài đã tuyệt chủng

Kỳ 9 Giải mã bí ẩn loài cỏ trị giá 100 triệu đồng/kg ở Sapa

Trong những chuyến đi rừng với “người rừng” Trần Ngọc Lâm, tôi được ông chỉ cho vô số loại cỏ, cây, củ, quả, toàn những thứ được coi là thần dược. Những loài cỏ, cây, mà các thiền sư Tây Tạng sử dụng, hầu như người Việt Nam chưa biết đến, cũng không có trong sách vở ngành dược.

Cách đây khoảng 7 năm, trong mỗi chuyến đi rừng, lúc nấu ăn, ông Lâm thường vào rừng nhổ một số loại cỏ để nấu canh. Ông Lâm thường nâng niu những chiếc lá nhỏ hình trái tim, có màu xanh tía, với những sợi óng ánh như kim tuyến.

Cỏ nhung trong rừng Hoàng Liên Sơn với những chiếc lá óng ánh màu kim tuyến

Cỏ nhung trong rừng Hoàng Liên Sơn với những chiếc lá óng ánh màu kim tuyến

Khi đó, ở Việt Nam chẳng ai biết loại cỏ này, cũng không có trong sách, nên ông tự đặt tên cho nó là cỏ kim tuyến.

Ông Lâm bảo rằng, loài cỏ này là một vị thuốc cực quý, quan trọng thứ nhì trong bài thuốc chữa ung thư mà ông sử dụng để cứu mình.

Loài cỏ này thực sự là thần dược. Tôi ăn bát canh có lá kim tuyến, thấy sức khỏe hồi phục rất nhanh. Những lúc đi rừng mệt quá, không muốn bước nữa, chỉ cần bứt lá kim tuyến nhai sống, lại tiếp tục đi được.

Hồi trèo lên độ cao 2.800m, thấy loài cỏ này, ông Lâm đã xúc động trào nước mắt và ông tin rằng mình sẽ sống được. Ông cứ ngắt lá, thân, rửa qua nước suối rồi nhai tất. Thế mà sức khỏe hồi phục rất nhanh.

Tôi tin lời ông Lâm nói về thứ cỏ lạ này, nên đã mang chúng về Hà Nội, hỏi một số giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành đông y, dược học. Tuy nhiên, ngày đó, chẳng vị nào biết về loại cỏ này. Có vị còn bảo nó chả có giá trị gì cả. Tôi cũng đã từng kỳ công dẫn bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng lên Sapa xem loài cỏ này, để tìm cách bảo tồn, nhưng ông cũng mù tịt nốt.

Cây cỏ nhung mà ông Lâm gọi là kim tuyến do tác giả chụp trên độ cao 2.900m trong rừng Hoàng Liên Sơn

Cây cỏ nhung mà ông Lâm gọi là kim tuyến do tác giả chụp trên độ cao 2.900m trong rừng Hoàng Liên Sơn

Thời gian gần đây, khi người Trung Quốc phát hiện ở Việt Nam có loài cỏ này, đã thu mua ráo riết. Ở ngoài Bắc thì gọi nó là cỏ nhung, còn trong Tây Nguyên thì gọi là cỏ kim cương.

Trong khi các thương lái thu mua với giá bạc triệu cho một kg cỏ kim tuyến tươi, thì một số nhà dược học của ta vẫn khẳng định trên báo chí rằng loài cỏ này có giá trị rất thấp, chỉ sánh ngang… lá lốt.

Chính vì không hiểu họ mua để làm gì, nên không ít người có tính suy diễn đặt ra chuyện kẻ xấu lừa đảo đồng bào.

Ngành đông y nước Việt xét về tổng thể quả thực còn non trẻ so với người phương Bắc. Có vô số loài cây cỏ bí ẩn, là những thần dược thực sự, nhưng chưa được biết đến. Thậm chí, chẳng biết là cây gì, có tác dụng gì. Vậy nên, người ta vô tư thu mua những cây cỏ quý với giá… cỏ rác.

Ông Lâm phải luồn lách khắp hang sâu núi thẳm để tìm thuốc quý tự cứu mình

Ông Lâm phải luồn lách khắp hang sâu núi thẳm để tìm thuốc quý tự cứu mình

Ông Lâm vốn có bao năm bôn ba Trung Quốc, làm việc và sống với người Trung Quốc, nên ông biết họ cực kỳ cao thủ trong việc thu mua nguyên liệu thảo dược từ nước ngoài.

Họ không bao giờ họ tiết lộ công dụng của những thứ mà họ sẽ mua. Bởi vì, nếu công dụng của thứ họ mua lộ ra, người khác sẽ biết cách chế biến, sử dụng, như vậy, họ sẽ khó thu mua tiếp, hoặc phải thu mua với giá cao.

Ông Lâm có đến cả trăm ví dụ về sự khôn lanh của người phương Bắc. Họ làm giàu trên sự ngây thơ của chúng ta. Vô số loài thảo dược quý đã bị họ tận thu, mà chúng ta lại cười họ rằng bỏ tiền thu mua thứ vớ vẩn.

Bài thuốc trị ung thư của ông Lâm, do các thiền sư Tây Tạng chỉ cho gồm có 7 loại chính, trong đó quý nhất là ngũ trảo long, rồi đến cỏ nhung, giảo thiền kê, giảo cổ lam, bạch hoa xà…

Đồng bào đã nhổ sạch cỏ nhung trong rừng Hoàng Liên Sơn bán sang Trung Quốc với giá rẻ mạt

Đồng bào đã nhổ sạch cỏ nhung trong rừng Hoàng Liên Sơn bán sang Trung Quốc với giá rẻ mạt

Hồi ông Lâm mới vào Hoàng Liên Sơn sống với thú hoang, cỏ nhung mọc lan khắp các hốc cây, bụi rậm. Thậm chí, chúng mọc đầy trong vườn thảo quả của đồng bào. Đồng bào phải nhổ bỏ đi.

Hồi ông Lâm nấu bát canh cỏ nhung cho tôi ăn, ông bảo: “Chú thân với cháu lắm, chú mới tiết lộ cho cháu về cây cỏ này. Cháu có biết người Trung Quốc và người Nhật mua cây cỏ này với giá bao nhiêu tiền không?”.

Thấy loài cỏ này mọc đầy trong rừng, tôi đoán bừa cỡ trăm ngàn. Tôi ngã bổ chửng khi ông Lâm tiết lộ rằng, cách đây 10 năm người Trung Quốc mua ở Tây Tạng với giá 5 triệu đồng/kg tươi dính cả đất ở rễ.

Người Nhật còn mua nó với giá đắt hơn nhiều. Nếu là cỏ nhung khô thì có giá trên 100 triệu đồng/kg. Thời điểm đó, vài kg cỏ nhung đổi được mảnh đất Hà Nội.

Lúc đó, tôi chợt nghĩ, hay bỏ công việc làm báo nhọc nhằn, đi nhổ cỏ nhung bán cho người Trung Quốc sẽ giàu to. Nhổ một ngày trong rừng thì được cỡ vài bao.

Cỏ Nhung

Cỏ Nhung

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng, người rất quan tâm đến cây cỏ, đã được tác giả dẫn lên Sapa 7 năm trước để nghiên cứu, mang về Hà Nội chiết xuất, nhưng cũng không biết cỏ nhung để làm gì

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng, người rất quan tâm đến cây cỏ, đã được tác giả dẫn lên Sapa 7 năm trước để nghiên cứu, mang về Hà Nội chiết xuất, nhưng cũng không biết cỏ nhung để làm gì

Nhưng tôi chọn cách im lặng. Nếu người Trung Quốc biết có cỏ nhung ở Việt Nam, họ sẽ thuê người Việt nhổ sạch. Không có cỏ nhung, ông Lâm sẽ không sống được.

Ông Lâm cũng không muốn nói công dụng của nó với các nhà khoa học, bởi sẽ lại giống các cây cỏ khác, họ sẽ chẳng nghiên cứu đến đầu đến đũa, rồi thiên hạ biết, người Trung Quốc biết, sẽ bị nhổ sạch.

Mới đây, trở lại đại ngàn Hoàng Liên Sơn, lang bạt trong rừng, ông Lâm đố tôi tìm được cây cỏ nhung nào. Tôi và ông đi rạc cẳng chẳng kiếm nổi một cây.

Mấy năm trước, người Trung Quốc phát hiện ở Hoàng Liên Sơn có cỏ nhung, họ thuê đồng bào H’Mông nhổ. Đồng bào H’Mông như loài dê núi, luồn rừng cả ngày không biết mệt. Không đầy một năm, cỏ nhung trong đại ngàn Hoàng Liên bị nhổ sạch.

Lúc đầu, người Trung Quốc mua với giá 50 ngàn/kg, sau tăng lên 100 ngàn, 500 ngàn, 2 triệu đồng, và giờ là 5 triệu đồng cho một kg cây tươi gồm cả rễ dính đất. Khi cỏ nhung lên tới giá đó, thì Hoàng Liên Sơn đã sạch bóng loài cỏ này.

Ông Lâm phải trồng thuốc quý ở những nơi hiểm trở, bí mật để bảo tồn giống, có thuốc chữa bệnh

Ông Lâm phải trồng thuốc quý ở những nơi hiểm trở, bí mật để bảo tồn giống, có thuốc chữa bệnh

Nhìn những chuyến xe chở cỏ nhung ùn ùn sang bên kia biên giới, ông Lâm buồn muốn rơi nước mắt. Thương lái mua cỏ nhung của đồng bào với giá 50 ngàn đồng và họ bán với giá 5 triệu đồng, thậm chí là 10 triệu đồng một kg tươi ở nước họ, hoặc bán sang Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản. Nếu là cỏ nhung sấy khô thì có giá cả trăm triệu đồng một kg. Đau xót không tưởng tượng nổi. “Vàng ròng” đã chảy hết sang bên kia biên giới.

Hai năm trước, cỏ nhung, còn gọi là kim cương bỗng sốt xình xịch ở Tây Nguyên, cũng là bởi người Trung Quốc phát hiện một số vùng núi cao ở Tây Nguyên có loài cỏ này. Học sinh bỏ cả trường lớp đi nhổ cỏ nhung bán cho thương lái với giá 200 ngàn/kg, sau lên 500 ngàn/kg. Giờ thì thứ cỏ bí ẩn này đã có giá tới 1 triệu đồng/kg.

Theo ông Lâm, sở dĩ cỏ nhung trong Tây Nguyên rẻ như vậy vì chất lượng không bằng ở Hoàng Liên Sơn. Loài cỏ này phải mọc ở độ cao trên 2.800m mới có giá trị dược liệu cao nhất.

Cho đến lúc này, một sự thực đau lòng, là cả các chuyên gia dược liệu, các nhà chức trách vẫn chưa biết cỏ nhung để làm gì, có tác dụng gì. Chẳng lẽ người ta bỏ cả núi tiền mua cỏ về cho dê ăn?
Theo ông Trần Ngọc Lâm, các thiền sư Tây Tạng sử dụng cỏ nhung để tăng cường sức khỏe, giải độc cơ thể, điều trị ung thư. Vận động viên của Trung Quốc thường dùng cỏ nhung trước các cuộc thi đấu bởi nó có tác dụng chẳng kém gì doping. Viện quân y Trung Quốc sử dụng cỏ nhung cùng một số vị khác trong điều trị ung thư từ rất lâu rồi.

Nhưng cỏ nhung có một tác dụng thần kỳ mà người Việt không biết, đó là có khả năng tái tạo tế bào, đặc biệt là tái tạo tế bào gan. Với tác dụng này, cỏ nhung thực sự là thần dược, cỏ trường sinh, quý hơn vàng ròng.

Chúng ta sẽ đặt câu hỏi, vì sao cỏ nhung đắt thế mà chúng ta không gieo trồng? Nếu trồng được loài cỏ này, thì nó đã chẳng đắt thế. Loài cỏ này chỉ mọc ở những chỗ ven suối, ẩm ướt, trong bóng tối, ở môi trường mùn dày. Nó không chấp nhận bất kỳ sự chăm sóc nào.

Ông Lâm cung cấp thông tin giá trị của cỏ nhung, để mong rằng, chính quyền ra sức bảo vệ loài cỏ cực quý này, trước khi chúng bị nhổ sạch khỏi lãnh thổ Việt Nam.

 Kỳ 10: “Vàng ròng” trong đại ngàn Hoàng Liên :

Không chỉ cỏ nhung, thứ thần dược quý hiếm, mà vô số loài thảo dược cực quý trong đại ngàn Hoàng Liên Sơn cũng bị người dân nhổ sạch bán sang Trung Quốc với giá rẻ mạt.

Hồi ông Trần Ngọc Lâm lên đỉnh Fansipan sống trong hang, ông bất ngờ khi phát hiện có rất nhiều thiết trúc nhân sâm ở độ cao từ 2.500m trở lên trên núi Hoàng Liên Sơn.

Loài sâm trúc này cũng từng có nhiều ở Tây Tạng, trên độ cao 4.000-5.000m. Các nhà sư Tây Tạng đánh giá nó quý ngang với sâm Triều Tiên. Họ gọi là sâm Hymalaya, còn người Trung Quốc gọi là thiết trúc nhân sâm, hoặc sâm trúc. Tuy nhiên, loài sâm này ở Tây Tạng đã cạn kiệt hoàn toàn do bị khai thác triệt để.

Sâm trúc có hình thù rất lạ, thân trông như củ, củ giống như thân. Loài sâm này mỗi năm một lần rụng lá và mọc thêm một đốt, dài bằng đốt ngón tay. Cây sâm càng già thì đốt càng ngắn lại. Mỗi năm nó chỉ ra 3-4 lá và mỗi lá có 7 thùy.

Củ sâm mọc ngẩng lên trời, nhưng được vài năm, thân nặng quá, lại gục xuống, rồi bị mùn lá phủ lên che kín, thành thử phần thân nó chìm trong đất đá. Củ của loài sâm này cũng hình người như những loài sâm khác.

Ông Lâm đã từng đào được một củ sâm 800 tuổi ở độ cao 2.700m trên sườn Fansipan phía Lai Châu. Sở dĩ ông Lâm khẳng định củ sâm này đã 800 tuổi, vì thân nó có đúng 800 đốt. Điều này có nghĩa cây sâm này mọc từ thời Trần.

Bình rượu ngâm một phần củ sâm 800 tuổi của ông Lâm

Bình rượu ngâm một phần củ sâm 800 tuổi của ông Lâm

Ông Lâm bảo rằng, ông thừa biết giá trị củ sâm đó rất khủng khiếp nếu bán sang Trung Quốc, tuy nhiên, ông đã không làm vậy. Nếu bán nó sang Trung Quốc, người Trung Quốc biết Hoàng Liên Sơn có sâm quý, họ sẽ tìm sang thu mua tận diệt.

Thế nên, thay vì bán củ sâm kiếm tiền tỉ, ông đã chặt khúc biếu hàng xóm, bạn bè, con cháu. Phần còn lại ông ngâm vào bình rượu to tướng và mời mọi người uống chơi.

Hồi ông Nguyễn Hữu Khai (Tập đoàn Bảo Long) và GS. Phạm Thanh Kỳ (nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Dược) lên Lào Cai, xem bình rượu ngâm củ sâm 800 tuổi của ông Lâm đã choáng váng.

Hai ông cho biết, dù có đào tung trái đất này, cũng không thể kiếm được củ sâm già khủng khiếp như thế. Trên thế giới, củ sâm 2-3 trăm tuổi, đã được coi là báu vật vô giá rồi.

Ông Lâm phát hiện vô số thảo dược quý trong đại ngàn Hoàng Liên Sơn

Ông Lâm phát hiện vô số thảo dược quý trong đại ngàn Hoàng Liên Sơn

Ông Lâm chưa kịp mừng vì phát hiện “kho báu vật sâm” trong đại ngàn Hoàng Liên, thì một ngày, vào khoảng năm 2.000, ông bỗng thấy đồng bào H’Mông với gùi, cuốc, thuổng ầm ầm lên núi đào bới.

Ông Lâm hỏi họ kéo vào rừng đào bới gì, họ bảo đi kiếm “khoai lang núi”. Ông Lâm ngã ngửa khi thấy ai nấy cõng ật ưỡng gùi thiết trúc nhân sâm.

Lúc này, ông Lâm mới biết, người Trung Quốc mang củ thiết trúc nhân sâm có thân ngoằn ngoèo như con rắn, mỗi thân có nhiều đốt sang Lào Cai, đến tận các bản người H’Mông và nói rằng muốn thu mua thật nhiều… “khoai lang núi”. Họ bảo với đồng bào rằng cần thu mua những củ “khoai lang núi” này để… ăn chống đói.

Thế là, đồng bào ầm ầm vào rừng Hoàng Liên Sơn, đào bới không biết bao nhiêu “khoai lang núi”, hết tấn nọ đến tấn kia, bán cho người ta.

Gốc cây X. khổng lồ cho loài nấm Phục linh thiên

Gốc cây X. khổng lồ cho loài nấm Phục linh thiên

Lúc đầu, giá mỗi kg “khoai lang núi” chỉ có mấy ngàn đồng, sau tăng lên vài chục ngàn, rồi tăng lên vài trăm ngàn đồng. Khi người Trung Quốc nâng giá “khoai lang núi” lên vài triệu một kg, thì có xới tung cả cánh rừng cũng chả tìm ra củ nào nữa.

Nhìn cảnh ấy, ông Lâm lòng đau như cắt. Gặp ai ông cũng bảo đây là loài sâm cực quý, chứ không phải “khoai lang núi”, nhưng không ai tin. Đồng bào H’Mông còn cãi rằng, củ này tổ tiên họ gọi là thằn lằn đá, vì thân nó giống con thằn lằn, lại mọc trên đá.

Đồng bào H’Mông cũng thường đào củ “thằn lằn đá” nhai sống như khoai, hoặc luộc ăn như thứ lương thực bình thường. Khi leo núi, thấy mệt, họ đào củ “thằn lằn núi”, ngậm miếng nhỏ trong miệng sẽ hết mệt.

Chỉ có ông Lâm mới biết “khoai lang núi”, hay củ thằn lằn đá chính là thiết trúc nhân sâm, một loài sâm có giá trị dược liệu tương đương sâm Ngọc Linh, không kém gì sâm Triều Tiên.

Tác giả bên một gốc cây X. quý hiếm trong đại ngàn Hoàng Liên Sơn

Tác giả bên một gốc cây X. quý hiếm trong đại ngàn Hoàng Liên Sơn

Giờ thì loài sâm quý ấy, cùng với hàng chục loại dược liệu cũng đã biến mất khỏi đại ngàn Hoàng Liên Sơn. Giờ đây, người Việt muốn mua củ sâm vài chục năm tuổi, phải bỏ ra cả trăm triệu đồng. Sâm Ngọc Linh hoang dã hiện tại cũng có giá tới nửa tỷ đồng cho 1 kg.

Trong số hàng trăm dược liệu quý như báu vật ở Hoàng Liên Sơn, thì có một loài nấm vô cùng quý hiếm, được người Trung Quốc so sánh với vàng ròng, đó chính là nấm Phục linh thiên.

Hồi lang thang sâu trong rừng, ở độ cao 2.800m, ông Lâm đã phát hiện có một cánh rừng, toàn những cây X. (tác giả xin giấu tên) hàng ngàn năm tuổi. Cây nào cây nấy to vài người ôm, cao 60-70m, tán che phủ cả góc núi.

Cây này họ nhà thông, gỗ màu đỏ, vân đẹp hơn cả thủy tùng. Ở Trung Quốc, tại khu du lịch Vân Long, có 1 cây chỉ cỡ hơn 1 người ôm, mà họ rào kín và quảng cáo đã 1.000 năm tuổi, khiến du khách ùn ùn kéo tới chiêm ngưỡng. Loài cây này trên thế giới cũng vô cùng hiếm. Ở Việt Nam chỉ mới phát hiện duy nhất ở Hoàng Liên Sơn, trên độ cao 2.800m và số lượng khoảng 400 cây.

Củ nấm Phục linh thiên

Củ nấm Phục linh thiên

Loài cây này có sức sống vô cùng kỳ lạ. Ở độ cao như thế, lạnh giá, gió lớn, chỉ toàn đá trọc lốc, loài trúc chỉ nhỏ bằng que tăm, các cây khác chỉ cỡ bắp tay, nhưng cây X. đều to lớn khổng lồ. Ông Lâm để ý những cành cây bị gió quật gãy xuống đất, tới 2 tháng sau lá vẫn tươi nguyên.

Ở Tây Tạng cũng có một cánh rừng cây X. bí mật. Ông Lâm đã được theo chân các thiền sư đi lấy củ nấm này nên ông nhớ. Các thiền sư Tây Tạng chỉ dùng một lát nhỏ của củ nấm chế vào các vị thuốc điều trị ung thư cho các bệnh nhân nặng. Người Trung Quốc thường tìm lên Tây Tạng thu mua loài nấm này. Họ dùng vàng để mua bán. Củ nấm nặng 1 lạng, thì họ đổi 1 lạng vàng.

Xưa kia, loài nấm này dùng để cung tiến triều đình và chỉ vua chúa mới được ăn. Nấm Phục linh thiên hầm với chim công làm món ăn bổ dưỡng tuyệt đỉnh cho vua chúa.

Người Trung Quốc sẵn sàng đổi vàng lấy Phục linh thiên

Người Trung Quốc sẵn sàng đổi vàng lấy Phục linh thiên

Bản thân tôi cũng đã được ông Lâm mời ăn thử món Phục linh thiên cực quý này. Chỉ có điều, không kiếm ra chim công, nên thay bằng… gà già. Điều khá lạ là củ nấm này khi chưa nấu thì mềm nhũn, nhưng đem hầm với gà mấy tiếng, đến xương gà cũng mục, thì miếng nấm lại cứng đơ, nhai giòn sần sật.

Cái tên nấm Phục linh thiên là do ông Lâm tự đặt ra. Ở Việt Nam, các nhà khoa học phát hiện loài nấm rất quý, mọc trong lòng đất, ở rễ cây thông trong Lâm Đồng, gọi là Phục linh thần. Loài nấm này mọc ở trên ngọn cây X., nên ông đặt là Phục linh thiên.

Khi cây X. bị thương, cây sẽ tiết ra nhựa để bảo vệ vết thương. Do một cơ duyên nào đó, loài nấm này sẽ mọc ở khối nhựa của cây X. Nó chỉ mọc vào thời điểm nhất định trong năm.

Một năm, ông Lâm chỉ thu hái được vài củ nấm. Có năm chẳng được củ nào. Ông không hái bán sang Trung Quốc kiếm vàng ròng, mà pha vào thuốc để chữa bệnh cho mình và cho các bệnh nhân khác.

Ông Lâm cho mẩu nấm Phục linh thiên vào bài thuốc điều trị ung thư thì thấy hiệu quả rõ rệt

Ông Lâm cho mẩu nấm Phục linh thiên vào bài thuốc điều trị ung thư thì thấy hiệu quả rõ rệt

Ông Lâm kể rằng, hồi sang Tây Tạng thăm các thiền sư đã từng cứu sống ông, ông tặng các thiền sư ở đây mấy quả nấm Phục linh thiên của Hoàng Liên Sơn. Các vị thiền sư đã chết lặng khi nhận được món quà mà với họ là vô cùng quý hiếm.

Một vị thiền sư từng chữa bệnh ung thư cho ông Lâm hỏi: “Con lấy thứ quý hiếm này ở đâu ra vậy?”. Ông Lâm trả lời: “Ở Việt Nam con nấu canh ăn hàng ngày”. Vị thiền sư đã tát ông Lâm một cái nổ đom đóm và bảo: “Anh có biết việc anh ăn vô tội vạ như thế đã cướp đi sinh mạng của bao nhiêu người không?”.

Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về nấm Phục linh thiên, cũng không có nhà dược học nào biết về loài nấm này. Tuy nhiên, theo “người rừng” Trần Ngọc Lâm, qua thực tế sử dụng nhiều năm nay, ông thấy Phục linh thiên có tác dụng ức chế khối u. Khi ông cho thêm vài lát Phục linh thiên vào bài thuốc trị ung thư, ông cảm thấy tác dụng mạnh hơn, dài hơn. Ông cũng đã thử nghiệm trên nhiều bệnh nhân ung thư và thấy kết quả rõ rệt. Với người huyết áp thấp, ốm yếu, suy nhược, thì quả nấm Phục linh thiên có tác dụng kỳ diệu.

Kỳ cuối : “Pho sách sống” về thảo dược

Sau khi mất niềm tin vào một số nhà nghiên cứu, mang danh giáo sư, tiến sĩ, mất niềm tin vào cả một tập đoàn đông nam dược lớn nhất nước, cả thời gian dài, ông Trần Ngọc Lâm không tiết lộ cây thuốc với ai nữa.

Tuy nhiên, người Trung Quốc càng ngày càng thu mua ráo riết, các loại thảo dược quý trong đại ngàn Hoàng Liên cứ biến mất dần. Vì thế, khát vọng bảo tồn, phát triển các loài thảo dược quý lại âm ỉ trong ông Lâm.

Suốt mấy năm lang bạt kỳ hồ ở Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, dọc dãy Hoàng Liên Sơn rồi ông cũng tìm ra một địa điểm, thích hợp với những loại cây thuốc quý chỉ mọc trên dãy núi Hymalaya và Hoàng Liên Sơn.

Địa điểm này cũng có độ cao, khí hậu, chất đất tương đương với Hoàng Liên Sơn và hoang vu đến nỗi trong đường kính 30km không có người ở.

Ông đã tìm được một doanh nghiệp là Công ty Hoa Lợi ở Lào Cai để phát triển các loài thuốc quý. Công ty này sẵn sàng đầu tư nhân rộng các loại thuốc quý hiếm để tạo nguồn dược liệu và bảo tồn cây thuốc. Ông Lâm cũng tin tưởng chuyển giao các bài thuốc quý, các loài thảo được quý cho doanh nghiệp này.

Tuy nhiên, suốt 2 năm trời, doanh nghiệp Hoa Lợi tổ chức rất nhiều cuộc gặp gỡ “vừa kín vừa hở” với lãnh đạo tỉnh nọ, song vẫn chưa thành công.

Các vị lãnh đạo sau chầu nhậu tưng bừng lại bảo: “Đất còn đó, đi đâu mà vội” khiến doanh nghiệp này ngóng mỏi cổ. Ông Lâm vốn là người khảng khái, cương trực, không chấp nhận cảnh luồn cúi, nên không thèm đầu tư trồng thuốc ở tỉnh nọ nữa.

Vì nguồn dược liệu quý ngày một hiếm, bị khai thác triệt để, nên ông Lâm vẫn chưa tìm ra cách nào giúp người nghèo chữa bệnh. Hiện tại, nguồn thuốc do ông gieo trồng và khai thác từ thiên nhiên chỉ đủ chữa trị cho rất ít người. Nhiều khi nhường thuốc cho họ, ông uống không đủ, cơn đau thắt ngực lại kéo đến.

Theo ông Lâm, những cây thuốc quý mà các thiền sư Tây Tạng chỉ cho ông đều thuộc dạng kỳ hoa dị thảo. Các loại cây thuốc này không có trong từ điển dược học Việt Nam và cũng không nhà dược học nào ở Việt Nam biết đến.

Tuy nhiên, người Trung Quốc thì lại biết rất nhiều cây thuốc quý trong rừng Hoàng Liên Sơn.

Các thiền sư Tây Tạng kể với ông Lâm rằng, cách đây mấy chục năm, rất nhiều kẻ côn đồ đã tra tấn các vị thiền sư để cưỡng ép họ chỉ các cây thuốc quý trị ung thư. Tuy nhiên, họ chỉ biết được vài loại thảo được.

Những cây thuốc quý vùng Tây Tạng được một đơn vị của Trung tâm thuốc Trung y, thuộc Tập đoàn quân y Nam Tán trồng và nghiên cứu. Đây là đơn vị nghiên cứu về dược liệu lớn nhất Trung Quốc. Tuy nhiên, bài thuốc trị ung thư của họ đắt như vàng. Mỗi liều họ bán ra thị trường giá vài triệu đồng tiền Việt.

Hồi nghe tin ông Lâm được các thiền sư Tây Tạng chỉ dẫn những cây thuốc quý trị ung thư, tiến sĩ, Thiếu tướng quân y Vương Đức Tài, Chủ nhiệm Trung tâm thuốc Trung y của Trung Quốc đã sang gặp ông Lâm và hứa sẽ tặng bạc tỉ nếu ông kể tên 7 cây thuốc chữa ung thư mà các thiền sư Tây Tạng sử dụng.

Tuy nhiên, ông Lâm từ chối thẳng thừng. Một là lời hứa với vị thiền sư vẫn còn ám ảnh ông, hai là nói ra, người Trung Quốc tung tiền thu mua khiến những loại dược liệu quý này nhanh chóng tuyệt chủng không những ở Việt Nam mà còn sạch sẽ cả dãy Hymalaya.

Trong những chuyến xuyên rừng dài ngày cùng ông Trần Ngọc Lâm, tôi được ông chỉ cho xem hàng trăm loài thảo dược, toàn kỳ hoa dị thảo.

Tôi tra tên những cây thuốc ông Lâm chỉ trong từ điển dược học nước nhà, trong sách của GS. Đỗ Tất Lợi, song hầu như không thấy có. Tôi có cảm giác, ông Lâm như một pho sách hoàn toàn mới về các loại dược liệu thần bí.

Ông Lâm bảo, các nhà dược học Trung Quốc nói rằng: “Người Việt chết trên đống thuốc quý mà không biết”. Quả thực, nền đông y nước nhà còn kém xa nước bạn, nên chúng ta thiệt thòi đủ thứ. Chúng ta nhổ sạch thảo dược quý bán cho họ với giá rẻ mạt, rồi lại mua thuốc của họ với giá cắt cổ.

Điều ông Lâm trăn trở, là bản thân ông không thể sống được mãi mãi, nhưng lại không tìm được chỗ tin tưởng để chuyển giao những cây thuốc quý, để tìm cách gieo trồng, bảo tồn, cứu chữa người bệnh, làm giàu cho đất nước. Và khi ông mất đi, những loài thảo dược cực quý sẽ lại là cây rừng như triệu năm nay vẫn thế.

Người kể chuyện giữa đại ngàn

Bao năm nay, những người chinh phục đỉnh Fasipan thi thoảng gặp trong rừng một người đàn ông, lúc thì lúp xúp mũ tai bèo, dao đeo bên hông đi tìm cây thuốc, lúc gặp ông cởi trần ngồi thiền bất động trong cái lạnh âm độ, tuyết phủ trắng mái tóc.

Khách du lịch thấy người đàn ông kỳ lạ này thường bắt chuyện, làm quen. Ông Lâm trở thành người kể những câu chuyện huyền bí về đại ngàn Hoàng Liên Sơn, về mảnh đất Sapa huyền thoại.

Theo ông Lâm, ông già người Pháp tên là Christiane Pasquel Kagheau, người từng cung cấp bản đồ cổ để ông Lâm tìm lại con đường lên Fan do người Pháp xây dựng, đã kể cho ông Lâm nghe rất nhiều chuyện thú vị liên quan đến lịch sử vùng đất Sapa.

Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu về Sapa vẫn nghĩ rằng, tên gọi Sapa bắt nguồn từ chữ Chapa, tiếng Pháp có nghĩa là gò cát.

Thực ra, Sapa là tên gọi tắt của đại úy nam tước thủy quân lục chiến Đờ-Cha-pa.

Ông này, sau khi tiến công theo sông Đà lên Điện Biên, Lai Châu, Phong Thổ tiêu diệt tàn quân Thái – Mèo và quân cờ đen Lưu Vĩnh Phúc đã chiếm được những ngôi làng của người Mông, chính là địa danh Sapa bây giờ.

Để thưởng công cho đại úy, Bộ chỉ huy đã đặt tên cho làng Mông đó là Chapa và in ấn trên bản đồ. Làng Mông chính là thị trấn Sapa ngày nay. Người Việt đọc chệch Chapa thành Sapa.

Trong cuộc chinh phạt tàn quân Thái – Mèo, còn có một vị quan địa lý triều Nguyễn tên là Phan Văn Sơn đi theo để hoạch định biên giới với nhà Thanh từ Lào Cai đến Mường Tè.

Thác Tình Yêu

Thác Tình Yêu

Lúc nghỉ chân ở Sapa, ông Sơn đã cùng dân phu thám hiểm đỉnh núi cao nhất và đo độ cao của đỉnh núi này. Ông ta đã lấy tên mình đặt cho đỉnh núi và sau nhiều lần dịch ra tiếng Đông tiếng Tây thì thành Fansipan, Phan-xi-phăng… như ngày nay.

Cái tên thác Tình Yêu trong đại ngàn Hoàng Liên mà ai đến rừng cũng phải vào chụp ảnh, ngắm nhìn, có một lịch sử khá lãng mạn, chứ không phải thứ truyền thuyết do những người ngày nay bịa ra.

Năm 1943, một hạ sĩ y tá người Senegan có cái tên rất đàn bà Tôm-mê-bơn, đen như cột nhà cháy, đã yêu cô gái người Mông bản Sin Sìn Hồ có cái tên rất đàn ông Hạng A Chơ (từ đệm A thường dùng cho đàn ông, nhưng vì vợ chồng này chỉ sinh được mỗi cô con gái, trong khi rất muốn có con trai, nên mới đặt tên như vậy).

Trong cuộc họp sĩ quan, Tôm-mê-bơn đã báo cáo chỉ huy cho lấy Hạng A Chơ làm vợ. Đám sĩ quan đều cười rũ rượi. Trung úy Tru-va vỗ vai bảo: “Mày cần gì phải cưới, như chúng tao đây, thích đứa nào cứ đưa ra rừng… chán lại tìm đứa khác”.

Nói xong, Tru-va cười hô hố. Anh chàng hạ sĩ da đen điên tiết vì bị xúc phạm đã tung một đòn như trời giáng vào mặt chỉ huy rồi trốn vào rừng.

Sau đó, cặp tình nhân này đã cùng lên thiên đường bằng nắm lá ngón cạnh thác. Chính Tru-va và đám sĩ quan Pháp đã chôn hai người tại đó và đặt tên cho thác nước tuyệt đẹp này là thác Tình Yêu.

Câu chuyện này do ông Christiane Pasquel Kagheau kể, bởi ông là người chứng kiến. Theo sự chỉ dẫn, ông Lâm đã lần mò trong rừng tìm ngôi mộ, nhưng không thấy.

Những câu chuyện của ông Lâm về đại ngàn Hoàng Liên Sơn cứ miên man, kể mãi không hết…

 (VTC News)

Tại sao con người lại già đi?

Tại sao con người lại già đi?

Cuộc sống đã cho ta hưởng thụ mật ngọt tuổi trẻ, hưởng thụ một cơ thể cường tráng chiều theo mọi ý thích thất thường của chúng ta, để làm cho chúng ta hoài tiếc vào phần nửa sau cuộc đời. Chao ôi, cơn ác mộng khi nhìn thấy những sợi tóc bạc đầu tiên, những nếp nhăn chân chim hiện ra ở đuôi mắt, những cơ bắp không còn chiều theo ý muốn… lại càng đau khổ hơn khi biết đó mới chỉ là những dấu hiệu đầu tiên của tuổi già.

Nhưng dù sao chúng ta cũng cảm thấy một sự kỳ lạ. Tại sao sự lựa chọn tự nhiên mà bình thường vẫn làm đủ mọi cách để kiến tạo nên những cá thể ở đỉnh cao, được trang bị để sống và tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt nhất, lại được bảo tồn trong quá trình tiến hóa một cơ chế để cho các sinh vật trở nên yếu ớt trước tuổi tác?

Ý nghĩa đầu tiên là tuổi già không phải được sáng tạo ra để cho chúng ta phải chết. Đúng thế, sự lão hóa đã ghi dấu mật mã trong các gen. Chính mật mã lão hóa theo dòng thời gian tế bào bị hao mòn, sẽ ngừng phân chia và tự sửa chữa. Tới một thời điểm nào đó, không còn đủ loại tế bào hoạt động đúng mực để làm cho các cơ quan giữ chức năng sống hoạt động tốt (tim, phổi, não) và con người sẽ chết. Bằng phương pháp như vậy, người ta nhường chỗ cho các thế hệ hậu sinh để tạo lập sự trù phú phồn vinh trên hành tinh.

219tai-sao-con-nguoi-gia-di

Con người… già đi do một trường hợp ngẫu nhiên đặc biệt!

Cứ tạm công nhận giả thuyết này. Nhưng người ta vẫn có thể tự cho rằng lão hóa khi làm cho những cá thể có tuổi cao yếu ớt hơn, dễ bị bệnh tật hơn, giúp loại trừ những người già để nhường chỗ cho người trẻ. Nhưng chính ở điểm này ta vẫn tự hỏi: có gì lợi hơn nhỉ? Thoạt đầu, ta thấy một người cao tuổi, nếu như không già đi, đâu phải là “tồi tệ hơn” một người trẻ tuổi. Những gen người cao tuổi đâu có tốt hơn hay xấu hơn và trong suốt cuộc đời, người cao tuổi đã tích lũy được thêm nhiều tri thức làm cho người đó khôn ngoan, năng động hơn hậu duệ của mình. Vậy chưa thấy lý do gì mà phải loại trừ cái con người bị coi là “cao tuổi” này đi! Tới hiện thời, các nhà khoa học đều thống nhất ý kiến cho rằng các gen làm cho chúng ta già đi được lưu giữ, không phải để dẫn chúng ta tới cái chết. Vậy là vì sao? Ấy thế đấy, nhưng một điều bí ẩn kỳ lạ, sự lão hóa được ghi khắc vào cuộc sống của chúng ta… do một trường hợp ngẫu nhiên đặc biệt! Trong thực tế, có thể là do một sự tích lũy lỗi trong các gen, các lỗi không khử bỏ được vì hiệu ứng độc hại của chúng chỉ xuất hiện sau tuổi sinh sản. Và chúng ta có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Kỳ lạ chưa?

Ưu tiên… cho tính sinh sản!

Một khám phá căn bản giúp cho các nhà nghiên cứu hình thành ra một giả thuyết mới: nếu các khuyết tật đã được bảo lưu trong quá trình tiến hóa, điều đó không phải vì chúng không phải bị loại trừ đi. Nhưng có lẽ cũng còn vì tính lão hóa do chúng di truyền giúp cho các sinh vật sinh sản tốt hơn. Như thế nào? Bằng con đường tiết kiệm năng lượng. Đúng vậy, khi bản lưu cho một cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh trong cả cuộc đời, cần tới sự đầu tư lớn. Cần sửa chữa các tế bào bị hư hại, sửa các khuyết tật xuất hiện trong các gen, tránh cho các cơ quan chèn ép lẫn nhau… Cái giá phải trả cũng khá đắt và không phải lúc nào cũng có hiệu quả, với dữ kiện như ta đã biết là cơ thể liên đới sẽ có thể có một ngày nào đó bị phá hủy bởi một vật ăn mồi, vi khuẩn hay tai nạn. Để cho cơ thể già đi, thoái biến đi là giảm đầu tư về thời gian và năng lượng để bảo tồn. Đồng thời, phần tưởng rằng hao phí vô ích sẽ được đầu tư cho sự sinh sản: như trang bị cho các con vật đực cặp sừng khỏe mạnh để chiến đấu hoặc có bộ lông vũ rực rỡ để quyến rũ con vật cái, nhằm đi vào sự sản sinh ra thêm tế bào sinh dục nhiều hơn và khỏe hơn…

Ta không nên có ý nghĩ rằng tự nhiên có tính keo kiệt! Ngược lại thì có. Tự nhiên đã hiến tặng cho từng loài khả năng tồn vong dài nhất có thể có được… với điều kiện không ngăn cản nhiệm vụ căn bản: sự sinh sản. Nào có lợi ích gì thêm đâu khi trang bị thật tốt cho một loài cây hoặc một loài vật để chúng sống tới 60 năm, vì dù sao, trong môi trường sống khắc nghiệt nguy hiểm, chúng sẽ nhanh chóng bị một con vật ăn mồi giết chết hoặc nạn hạn hán làm cho khô héo lụi tàn. Tối ưu nhất là trang bị cho các loài một kho vũ khí sinh sản siêu hiệu quả, vì trong khoảng thời gian tồn tại ngắn ngủi thì chúng có thể sinh ra lượng tối đa con cái.

Ở một số loài động vật và thực vật, dạng logic tự nhiên đã được đẩy tới cực điểm: chúng chỉ sinh sản một lần trong đời và sau đó chết luôn. Điển hình là trường hợp con cá hồi. Khi tới tuổi sinh sản, cá hồi rời vùng biển nơi chúng đã lớn lên và đi ngược các dòng sông để tới nơi đẻ trứng ở vùng nước ngọt. Một cuộc hành trình cạn kiệt sức lực và đầy gian nan nguy hiểm: bơi ngược dòng suốt ngày này qua ngày khác, vượt gềnh thác và né tránh rất nhiều loài vật săn mồi. Không ít cá hồi chết trên con đường tới nơi sinh sản. Nhưng các con tới được sẽ đẻ trứng và thụ tinh cho hàng ngàn trứng. Rồi chúng kiệt sức và chết ngay sau đó. Chúng cũng không cần tiết kiệm năng lượng để trở lại biển cả và tái lập lại thí nghiệm. Cuộc hành trình quá nguy hiểm và đầy chết chóc nên khó có xác suất để cho một cá thể có thể sống được tới hai lần. Ngược lại, có các loài khác như rùa khổng lồ có rất ít kẻ thù là các con vật săn mồi khi rùa đã trưởng thành. Rùa có tuổi thọ cao hơn nhiều – tới 40 năm – và đẻ trứng sinh con nhiều lần. Tới mùa sinh sản, rùa khổng lồ tới vùng bãi cát ven biển đào lỗ đẻ trứng và không đợi cho trứng nở, quay trở lại biển khơi. Do đặc tính sinh sản của rùa không chắc chắn, nên ưu thế nhất là rùa phải sống lâu và đẻ trứng nhiều lần cho tận cuối đời.

Có một điểm chắc chắn mà ta có thể khẳng định là tới ngày nay, đối với mỗi loài, phần năng lượng dành cho tồn vong và phần dành cho sinh sản đều ở mức tối ưu nhất. Có lẽ thật nguy hiểm khi ta thử nghiêng cán cân thăng bằng về phía này thí phía kia sẽ gặp nguy hiểm. Đó là lời báo động với những ai mong ước chơi trò với tuổi già.

(SKĐS – TRẦN HÙNG (Theo JVJ)

Vì sao chúng ta… già?

Ngày trước đời sống kham khổ, thiếu thốn đủ thứ, bệnh tật đủ loại… tuổi thọ trung bình của con người chỉ khoảng 30; 40, 50 và 70 tuổi được xem là “cổ lai hy”!

Nhờ sự phát triển của khoa học (vệ sinh, y khoa, dịch tễ, dinh dưỡng, môi trường, xã hội, tâm lý, v.v…), chất lượng cuộc sống ngày càng cao, nên tuổi thọ trung bình của con người đã được nâng lên, tỷ lệ người già sống trên 70 tuổi không còn là hiếm.

Thế nhưng, vẫn có 1 câu hỏi đặt ra: Cái gì làm con người già đi? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của BS Nguyễn Lân Giác.

Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích hiện tượng lão hóa.

1. Thuyết di truyền có lẽ là thuyết khoa học nhất. Theo thuyết này thì con người có sẵn trong các tế bào của mình một chương trình – mang trong các “gen”. Các gen hoạt động theo thứ tự, bất di bất dịch. Sinh, lão, bệnh, tử. Y khoa đã làm “bệnh” giảm rất nhiều nhưng “tử” thì vẫn còn, tuy có chậm hơn đôi chút.

2. Thuyết mô liên kết (collagen). Mô liên kết là những sợi đàn hồi (số elastine) đa dạng, là cái nền của tất cả các loại mô trong cơ thể: xương, sụn, gân, da, động mạch lớn nhỏ, các cơ trơn, các bộ phận, v.v… Với thời gian các sợi này mất dần tính đàn hồi… Thuyết này giải thích sự lão hóa của các mô, nhưng xét cho cùng thì cũng do gen “quyết định” cả.

3. Thuyết gốc tự do. Thuyết này cho rằng các gốc tự do – được phóng ra trong tế bào khi tế bào chuyển hóa các axít béo không bão hòa – gây tổn thương các tế bào, làm chúng yếu, già đi… Cần nhận định rằng “gốc tự do” là khí giới của các tế bào (thuộc hệ miễn nhiễm) giúp chúng ta chống trả các vi khuẩn khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Như vậy có thể hiểu hiện tượng lão hóa – cũng như nhiều bệnh gặp ở tuổi trẻ – là do sự “tẩu hỏa nhập ma” của các tế bào thuộc hệ miễn nhiễm!

4. Thuyết kích tố. Thuyết này dựa vào nhận xét rằng mọi giai đoạn của đời sống đều do kích tố điều hành. Lúc nhỏ có kích tố tăng trưởng. Từ tuổi dậy thì có các kích tố nam, nữ. Khi sự bài tiết các kích tố yếu đi thì cơ thể già dần. Còn nhiều loại kích tố khác cũng ảnh hưởng tới sự lão hóa, ví dụ như DHEA và Melatonin.

5. Thuyết hao mòn. Theo thuyết này thì mỗi tế bào có một cái như cái tràng hạt, mỗi lần phân chia thì mất đi một hạt. Khi không còn hạt nào thì phải… “thác về”! Nhưng các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng các tế bào ung thư có khả năng tái tạo các hạt này; họ hy vọng sẽ tìm ra cái bí quyết này rồi sẽ “mách” cho các tế bào bình thường!

6. Thuyết chất thải. Thuyết này ví cơ thể như một động cơ (lấy năng lượng từ các phản ứng sinh hóa), khi chạy thì thải ra chất cặn (như động cơ nhả ra khói vậy). Chất cặn ứ đọng dần trong tế bào, làm tế bào già yếu đi.

7. Thuyết DNA dị biến. DNA là thành phần cấu tạo nên gen, mật mã di truyền của mọi sinh động vật. Dưới ảnh hưởng của các “hạt vũ trụ” thường xuyên bay rất nhanh trong không gian vô tận, xuyên qua cả các hành tinh và dĩ nhiên là qua cả cơ thể của chúng ta từ mọi hướng, cấu trúc của DNA có thể bị thay đổi…

8. Thuyết tự miễn. Theo thuyết này thì sự lão hóa cũng như một số lớn các bệnh của tuổi già là do các tế bào của hệ miễn nhiễm tấn công các tế bào bình thường. Nhưng nhiều người trẻ cũng bị các bệnh tự miễn như bệnh luput, bệnh tiểu đường loại I, bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh Hashimoto (của tuyến giáp), bệnh Addison (của tuyến thượng thận), v.v… (do sự lầm lẫn của hệ miễn nhiễm).

9. Thuyết virus bướu RNA. Virus bướu RNA là một loại virus có thể xâm nhập dễ dàng vào tế bào, trà trộn lẫn với các RNA lành của tế bào, làm xáo trộn sự tăng trưởng của tế bào. Kết quả là tế bào già yếu đi.

10. Thuyết stress. Stress là tình trạng tinh thần bị kích động bởi đời sống nói chung. Một đời sống có nhiều căng thẳng lớn hay nhỏ sẽ làm con người già đi rất mau. Những người sống thảnh thơi thoải mái thường ít bệnh tật và trẻ lâu.

Các thuyết nêu trên chỉ là những giả thuyết nhưng cũng đủ để chúng ta thấy rằng việc đi tìm nước suối tiên, tìm thuốc trường sinh hay phép lạ nào đó nhằm kéo dài đời sống… là chuyện hão huyền, viển vông! Trong thực tế, hiện tượng lão hóa có thể chỉ là kết quả của sự ăn uống không đúng phép, của tật biếng nhác – nghĩa là thờ ơ với mọi việc và uể oải trong hoạt động thể chất – nhiều hơn là của tuổi tác. Do vậy, một cuộc sống lành mạnh chắc chắn sẽ là phương thuốc hữu hiệu nhất để làm chậm quá trình lão hóa ở mỗi con người.

(Theo YKhoa)

Ai làm ta già?

Vì sao con người bị lão hóa? Nguyên nhân khiến con người trở nên già cỗi dưới lăng kính khoa học.

Lão hóa là quá trình làm cho người ta già đi. Và chống lão hóa có nghĩa là làm cho quá trình lão hóa chậm lại chứ không có nghĩa “trẻ mãi không già”.

Lý lịch “kẻ gây già”

Theo nghiên cứu cách đây không lâu của một số nhà khoa học thuộc ĐH Bradfort (Anh), một nguyên nhân gây ra tóc bạc là do có sự tích tụ hydrogen peroxit (H202) tại chân tóc. Hydrogen peroxit là một chất sát trùng dùng ngoài da nhờ tác dụng oxy hóa, đặc biệt chất này có tác dụng tẩy trắng. Hydrogen peroxit tích tụ tại chân tóc, cản trở sự hình thành sắc tố melanin của tóc làm tóc bạc. Hydrogen peroxit còn được gọi là chất tạo ra gốc tự do.

Gốc tự do chính là “kẻ gây già”. Đây là chất gây phản ứng oxy hóa trong cơ thể. Do… độc thân nên gốc tự do có hoạt tính rất mạnh, nó luôn mang tính hủy hoại, sẵn sàng thực hiện tính oxy hóa, cướp điện tử của chất mà nó tiếp xúc (để ghép đôi với điện tử độc thân của nó) và làm chất bị nó oxy hóa bị hủy hoại nặng nề.

Chính gốc tự do hủy hoại tế bào (đặc biệt ở màng tế bào hoặc cấu trúc di truyền trong nhân tế bào), phá hủy các mô gây nên quá trình lão hóa.

Thiếu kẻ xấu, sống không khỏe!

Nghịch lý này là có thật vì gốc tự do cũng có vai trò tích cực đối với cơ thể. Ta không thể sống được nếu trong cơ thể hoàn toàn thiếu vắng gốc tự do. Oxy mà ta hít thở hằng ngày là chất cần thiết nhưng chính nó cũng trở thành gốc tự do (khi đó gọi là oxy đơn bội) và kết hợp với phân tử nước để tạo ra hydrogen peroxit; còn lipid (chất béo) có thể tạo thành gốc tự do là lipoperoxit.

Quan trọng hơn hết là trong cơ thể khỏe mạnh, gốc tự do sinh ra có giới hạn, không quá thừa để gây hại. Bởi bên cạnh các gốc tự do luôn có hệ thống các chất chống oxy hóa “nội sinh” (tức có sẵn trong cơ thể) cân bằng lại, vô hiệu hóa các gốc tự do có hại.

Chỉ khi nào gốc tự do sinh ra quá nhiều (do ô nhiễm môi trường, do tia cực tím từ ánh nắng, do khói thuốc lá, do viêm nhiễm trong cơ thể, thậm chí do dùng một số dược phẩm…) và hệ thống chất oxy hóa nội sinh không đủ sức cân bằng cơ thể sẽ sinh ra rối loạn bệnh lý.

Hiện nay người ta đã chứng minh khi có sự tăng quá nhiều gốc tự do sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm ở các cơ quan, các bệnh lý như tim mạch, bệnh thần kinh, đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm ở mắt, tăng nguy cơ các bệnh ung thư và nhất là sớm xuất hiện hiện tượng lão hóa.

Lực lượng đặc nhiệm chống lão hóa

Để hỗ trợ hệ thống “chất oxy hóa nội sinh” trong việc vô hiệu hóa các gốc tự do có hại, các nhà khoa học đặt vấn đề dùng các “chất chống oxy hóa ngoại sinh” (tức là đưa từ bên ngoài vào cơ thể) với mục đích phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, chống lão hóa. Các chất chống oxy hóa ngoại sinh đã được xác định là bêta-caroten, chất khoáng selen, các hợp chất flavonoid, polyphenol…

Các chất chống oxy hóa ngoại sinh đó không xa lạ, chúng có từ các nguồn thiên nhiên là thực phẩm như rau cải, trái cây tươi. Đơn cử là bêta-caroten có nhiều trong dầu gấc, cà chua, cà rốt… Bêta-caroten khi đưa vào cơ thể ngoài tác dụng chống oxy hóa còn biến thành vitamin A, mà cơ thể cần đến hằng ngày cho hoạt động thị giác và sức đề kháng chống lại bệnh tật. Dùng bêta-caroten từ thiên nhiên rất an toàn, không sợ bị ngộ độc.

Tóm lại, việc chống ô nhiễm môi trường, dinh dưỡng đúng cách, tránh ăn uống quá thừa năng lượng, vận động hợp lý, tránh nghiện rượu, thuốc lá, phòng các bệnh viêm nhiễm, có cuộc sống lành mạnh, thư thái, lạc quan, yêu đời, ăn nhiều rau cải, trái cây tươi tức là ta đã hỗ trợ các chất chống oxy hóa ngoại sinh đã nêu ở trên. Việc này sẽ tạo nội lực chống lại “kẻ gây già” giúp duy trì, bảo vệ sức khỏe.

PGS.TS Nguyễn Hữu Đức

Nguồn: Tuổi trẻ

Lách to

Lách to

Lách to! Có thể không có triệu chứng, đau hay đầy bụng bên trái, thiếu máu, mệt mỏi, thường xuyên bị nhiễm trùng, dễ chảy máu, cảm thấy đầy đủ mà không ăn hoặc ăn chỉ một lượng nhỏ…

Định nghĩa

Lá lách là một cơ quan nhỏ nằm ngay dưới lồng xương sườn trên bên trái. Thông thường lá lách về kích thước tựa bàn tay, nhưng một số điều kiện từ các bệnh nhiễm trùng gan, bệnh tật và một số bệnh ung thư, có thể gây ra một lá lách mở rộng, còn được gọi là lách to.

Hầu hết mọi người không có triệu chứng với một lá lách mở rộng. Vấn đề là thường phát hiện trong một bài kiểm tra thể chất thường xuyên. Bác sĩ sẽ không thể cảm nhận được một lá lách có kích thước bình thường, trừ khi đang rất gầy, nhưng có thể cảm thấy một lá lách mở rộng.

Điều trị cho một lá lách mở rộng tập trung vào việc làm giảm các điều kiện cơ bản. Mặc dù phẫu thuật loại bỏ một lá lách mở rộng không phải là một lựa chọn đầu tiên, nó có thể là một lựa chọn trong những tình huống nhất định.

I. CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA LÁCH TO

Lá lách to có thể gây ra:

  • Không có triệu chứng, trong một số trường hợp.
  • Đau hay đầy bụng trên bên trái có thể lây lan sang vai trái.
  • Cảm thấy đầy đủ mà không ăn hoặc sau khi ăn chỉ một lượng nhỏ, điều này có thể xảy ra khi lá lách mở rộng ép vào dạ dày.
  • Thiếu máu.
  • Mệt mỏi.
  • Thường xuyên bị nhiễm trùng.
  • Dễ chảy máu.

Đi khám bác sĩ ngay nếu có đau ở vùng bụng trên bên trái, đặc biệt nếu đó là nghiêm trọng hoặc cơn đau tồi tệ hơn khi có một hơi thở sâu.

II. NGUYÊN NHÂN GÂY LÁCH TO

Một số bệnh nhiễm trùng và các bệnh có thể đóng góp vào một lá lách mở rộng. Các hiệu ứng về lá lách có thể chỉ là tạm thời, tuỳ theo cách điều trị hoạt động. Những yếu tố tạo ra bao gồm:

  • Phản ứng nhiễm vi rút, chẳng hạn như bạch cầu đơn nhân.
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như bệnh giang mai hay nhiễm trùng của các lớp lót bên trong trái tim (viêm nội tâm mạc).
  • Nhiễm ký sinh trùng, chẳng hạn như bệnh sốt rét.
  • Xơ gan và các bệnh khác ảnh hưởng đến gan.
  • Các loại thiếu máu tán huyết, một đặc điểm điều kiện tiêu hủy sớm của tế bào máu đỏ.
  • Bệnh ung thư máu, như bệnh bạch cầu và u lympho, chẳng hạn như bệnh Hodgkin.
  • Rối loạn chuyển hóa, chẳng hạn như bệnh Gaucher và bệnh Niemann – Pick.
  • Áp lực lên các tĩnh mạch trong lá lách hoặc gan hoặc một cục máu đông máu trong các tĩnh mạch.

Sinh lý lá lách

Lá lách gọn bên dưới lồng xương sườn bên cạnh dạ dày ở phía bên trái của bụng. Đó là một cơ quan xốp mềm thực hiện một số công việc quan trọng và có thể dễ dàng bị hư hỏng. Trong số những trường hợp khác, lá lách:

Bộ lọc ra và phá hủy các tế bào máu cũ và hư hỏng.

Đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách sản xuất các tế bào máu trắng gọi là tế bào lympho và hoạt động như một dòng đầu tiên chống lại tác nhân gây bệnh xâm nhập.

Tập hợp tế bào hồng cầu và tiểu cầu, các tế bào giúp đông máu.

Có thể hành động như một trung gian giữa hệ thống miễn dịch và bộ não, dẫn các suy đoán rằng một ngày có thể kích hoạt lá lách khả năng chống nhiễm trùng bằng cách điều khiển của hệ thần kinh

Một lá lách mở rộng ảnh hưởng đến mỗi một trong các chức năng quan trọng. Ví dụ, như lá lách phát triển lớn hơn, nó bắt đầu lọc các tế bào máu đỏ bình thường cũng như những bất thường, giảm số lượng các tế bào khỏe mạnh trong máu. Nó cũng bẫy quá nhiều tiểu cầu. Cuối cùng, vượt quá các tế bào hồng cầu và tiểu cầu có thể làm tắc nghẽn lá lách, cản trở hoạt động bình thường của nó. Một lá lách mở rộng thậm chí vượt quá nguồn cung cấp máu riêng của nó, có thể thiệt hại hoặc phá hủy các bộ phận của cơ quan này.

YẾU TỐ NGUY CƠ

Bất cứ ai cũng có thể phát triển một lá lách mở rộng ở mọi lứa tuổi, nhưng một số nhóm có nguy cơ cao, bao gồm:

  • Trẻ em và thanh thiếu niên với bệnh truyền nhiễm như bạch cầu đơn nhân.
  • Người gốc Phi, người có thể phát triển lách to như là một biến chứng của bệnh hồng cầu hình liềm, một rối loạn máu di truyền.
  • Người gốc Do Thái Ashkenazi, người có nguy cơ cao mắc bệnh Gaucher, Niemann – Pick và các rối loạn chuyển hóa di truyền ảnh hưởng đến gan và lá lách.
  • Khách du lịch đến các khu vực nơi bệnh sốt rét là bệnh dịch.

III. CÁC BIẾN CHỨNG CỦA LÁCH TO

Biến chứng tiềm năng của một lá lách mở rộng là:

Nhiễm trùng. Bởi vì một lá lách mở rộng có thể làm giảm số lượng tế bào máu khỏe mạnh đỏ, tiểu cầu và các tế bào bạch cầu trong máu, có thể phát triển các bệnh nhiễm trùng thường xuyên. Thiếu máu và tăng tan huyết cũng là có thể.

Vỡ lá lách. Ngay cả lá lách khỏe mạnh mềm mại và dễ dàng bị hư hỏng, đặc biệt là trong tai nạn xe hơi. Khi lá lách mở rộng, khả năng vỡ lớn hơn nhiều. Một lá lách vỡ có thể gây chảy máu vào ổ bụng đe dọa tính mạng.

CÁC XÉT NGHIỆM CHUẨN ĐOÁN

Một lá lách mở rộng thường được phát hiện trong một kỳ khám. Bác sĩ thường có thể cảm thấy mở rộng bằng cách kiểm tra vùng bụng trên bên trái, ngay dưới lồng xương sườn. Tuy nhiên, ở một số người, đặc biệt là những người mảnh mai, lá lách khỏe mạnh bình thường có kích thước đôi khi có thể được cảm nhận trong khám lâm sàng.

Bác sĩ có thể xác định chẩn đoán của lá lách mở rộng với một hoặc một số các xét nghiệm này:

Xét nghiệm máu. Chẳng hạn như một số lượng máu đầy đủ để kiểm tra số lượng tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong hệ thống.

Siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scan). Để giúp xác định kích thước của lá lách.

Cộng hưởng từ (MRI). Để theo dõi lưu lượng máu qua lá lách.

Kiểm tra hình ảnh không phải luôn luôn cần thiết để chẩn đoán một lá lách mở rộng. Nhưng nếu bác sĩ đề nghị chụp ảnh, thường không cần bất kỳ sự chuẩn bị đặc biệt cho một siêu âm hoặc MRI. Nếu đang có một CT scan, tuy nhiên, có thể cần phải tránh ăn uống trước khi thử nghiệm. Nếu cần phải chuẩn bị, bác sĩ sẽ cho biết trước.

Tìm nguyên nhân

Đôi khi có thể cần thử nghiệm thêm để xác định nguyên nhân gây một lá lách mở rộng, bao gồm cả xét nghiệm chức năng gan và tủy xương, có thể cung cấp thêm thông tin chi tiết về các tế bào máu hơn là có thể lấy máu từ tĩnh mạch.

Trong một số trường hợp, một mẫu tủy xương rắn được loại bỏ trong một thủ tục gọi là sinh thiết tủy xương. Hoặc có thể có một thủ tục loại bỏ các phần chất lỏng của tủy. Trong nhiều trường hợp, cả hai thủ tục được thực hiện cùng một lúc.

Cả hai chất lỏng và rắn mẫu tủy xương thường xuyên được lấy từ cùng một vị trí ở mặt sau của một trong xương hông. Kim được đưa vào xương thông qua các vết mổ. Bởi vì gây ra sự khó chịu xét nghiệm tủy xương, sẽ nhận được hoặc gây mê toàn thân hoặc địa phương trước khi thử nghiệm.

Bởi vì nguy cơ chảy máu, làm sinh thiết kim của lá lách là gần như không bao giờ thực hiện.

Thỉnh thoảng, khi không có lời giải thích (nguyên nhân) cho một lá lách mở rộng gây ra, mặc dù đã điều tra kỹ lưỡng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ lá lách. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ, lá lách được kiểm tra dưới kính hiển vi để kiểm tra ung thư hạch có thể có của lá lách.

IV.  PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ LÁCH TO

Nếu một lá lách to gây biến chứng nghiêm trọng hoặc vấn đề cơ bản không thể được xác định hoặc được điều trị, phẫu thuật cắt bỏ lá lách (cắt lách) có thể là một lựa chọn. Trong thực tế, trong trường hợp mãn tính hay quan trọng, phẫu thuật có thể cung cấp với hy vọng tốt nhất để phục hồi.

Nhưng loại bỏ lá lách tự chọn yêu cầu xem xét cẩn thận. Có thể sống một cuộc sống năng động mà không có lá lách, nhưng có nhiều khả năng nghiêm trọng hoặc thậm chí nhiễm trùng đe dọa tính mạng, bao gồm nhiễm trùng sau cắt lách, mà có thể xảy ra ngay sau khi hoạt động. Đôi khi, xạ trị có thể thu nhỏ lá lách để có thể tránh được phẫu thuật.

Giảm nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật

Nếu không có lá lách, các bước nhất định có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng, bao gồm:

Một loạt các chủng ngừa cả trước và sau khi cắt lách. Chúng bao gồm các loại vắc xin phế cầu khuẩn (Pneumovax), viêm màng não và Haemophilus influenzae (Hib), bảo vệ chống lại bệnh viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng máu xương và khớp.

Kháng sinh. Sau khi hoạt động và bất cứ lúc nào hoặc bác sĩ nghi ngờ khả năng nhiễm trùng.

Tránh dịch sốt: Tránh đi đến các bộ phận của thế giới, nơi các bệnh như sốt rét đang lưu hành.

Phong cách sống và biện pháp khắc phục

Nếu có một lá lách mở rộng, tránh những môn thể thao, chẳng hạn như bóng đá và khúc côn cầu và hạn chế các hoạt động khác theo khuyến cáo của bác sĩ. Sửa đổi hoạt động có thể làm giảm nguy cơ vỡ lá lách.

Nó cũng quan trọng để mang đai an toàn. Nếu đang trong một tai nạn, một dây an toàn có thể giúp ngăn ngừa thương tích cho lá lách.

Cuối cùng, hãy chắc chắn để giữ cho chủng ngừa theo khuyến cáo.

(Sưu tầm)

Bài thuốc trị khi bị rắn cắn

images690111_randoc1

Rắn là loài động vật hoang dã, thuộc giống bò sát. Rắn sống trong môi trường hoang dã, ít khi tấn công người mà chỉ khi bị săn đuổi hoặc đột ngột gặp người nó mới tấn công để tự vệ. Khi bị rắn cắn cần phân biệt rắn có nọc độc và rắn không có nọc độc. Vết cắn của rắn không có nọc độc thì có hình cả hàm răng, còn rắn độc cắn để lại vết thương rõ 2 nốt răng nanh ở vùng bị cắn

cây Kim Vàng
cây Kim Vàng

 Để điều trị rắn rết cắn, dân gian có những bài thuốc rất hiệu nghiệm. Xin giới thiệu bài thuốc của mế Nguyễn Thị Chùi – Hoà Bình – “lấy độc trị độc” chữa rắn rết cắn: khi bị cắn lấy ngay 5 củ Hành tăm, lá Ớt, giã nhỏ đắp nơi bị rắn rết cắn, hết nhức thì tháo bỏ đi. Ngày làm 1 – 2 lần đến khi hết đau, thường thì 15- 30 phút là hết đau, 2 – 3 giờ khỏi. Hành tăm có tác dụng giải độc thông kinh lạc, lá Ớt có tác dụng hoạt huyết, sát trùng lợi tiểu.

Để trị rắn độc cắn dân gian  còn có hai bài thuốc dùng các cây cỏ quanh ta và Phèn chua như sau:

Bài 1: Cụ Nguyễn Hữu Triệu ở tỉnh Hoà Bình đã đúc kết bài thuốc chữa rắn độc cắn  thành bài thơ dễ nhớ sau đây:

Lá Lưỡi hùm, rễ Cỏ may

Chữa rắn độc cắn, khỏi ngay tức thì

Đều một nắm giã nát đi

Nước sôi bẩy chục mili pha rồi

Lắng trong cho uống một hơi

Còn bã đắp vết thương ngoài băng lên

Nửa giờ sau hết đau rên

Uống thêm lần nữa bệnh liền đoạn căn

Tôi từng kinh tự bao lần

Để xin giới thiệu khi cần dùng ngay.

Lá Lưỡi hùm tức lá cây Cam xũng, còn gọi là Lưỡi hổ hay lá Lưỡi cạp. Tên khoa học Sauropus rostratus mip… thuộc họ Thầu dầu thường dùng chữa trẻ em cam xũng phù nề, đi ngoài, có tác dụng chữa dị ứng; rễ Cỏ may có tác dụng tiêu độc, giải nhiệt lợi tiểu. Kết hợp lá Lưỡi hùm với rễ Cỏ may chữa rắn độc cắn là một bài thuốc độc đáo của cụ Triệu mà cụ đã chữa khỏi cho nhiều người. Cụ Triệu rất tâm đắc viết thành bài thơ mong phổ biến rộng rãi trong quần chúng.

Bài 2: Vườn Y học dân tộc Đắc Lắc đã ứng dụng chữa trị nhiều năm nay bài thuốc dân gian gồm hai vị cây Kim vàng và Phèn chua. Bài thuốc có tên là “KVP”. Cây Kim vàng có tên khoa học là Barleria Lupulina linal thuộc họ Ôrô, có nguồn gốc từ Madagaxca Châu Phi di thực sang Việt Nam còn được gọi là Gai kim vàng, Trâm vàng lá thon nhỏ, gai dài nhọn, hoa vàng tươi, thường được trồng thay cây cảnh. Lá có tác dụng tiêu độc, tiêu đờm hạ khí, bài trùng khu phong trục huyết đau tức ngực bụng tay chân tê bại. Phèn chua là loại hoá chất dễ tìm.

Khi bị rắn độc cắn cần sơ cứu garo trên vị trí rắn cắn, trích rạch chỗ rắn cắn, dùng ống giác hoặc hạt giót màu đỏ tươi áp vào chỗ rạch để hút máu bầm, giã mịn 20g lá Kim vàng (lá bánh tẻ) và 5g Phèn chua lọc nước cho bệnh nhân uống, cứ 15 – 30 phút uống một lần, sau đó 2 giờ uống một lần, tuỳ mức độ nặng nhẹ mà thôi uống khi thấy bệnh trạng đã ổn định, thường là sau 2 –3 ngày. Nếu vết thương nhiễm trùng thì dùng kháng sinh.

Bài thuốc này, Viện y học dân tộc Đắc Lắc trong 5 năm (1995 – 1999) đã chữa 410 ca, có 404 ca khỏi hẳn chỉ có một ca tử vong vì tình trạng bệnh nhân quá nặng lại ở xa nên đến viện thì quá muộn và có 4 ca khác phải chuyển viện để điều trị. Tại các hội nghị về thừa kế Y học cổ truyền tại Đắc Lắc, các bác sĩ Hoàng Đình Quý, Cao Minh Toàn, Nguyễn Thị Vân đã tích cực phổ biến giá trị bài thuốc cây Kim vàng và Phèn chua điều trị rắn độc cắn. Khuyến khích mọi người trồng cây Kim vàng và dùng bài thuốc trên khi bị rắn độc cắn. Lương y Nguyễn Văn Dũng đã dùng bài thuốc trên cứu hơn 40 người bị rắn độc cắn trở về với cuộc sống đời thường.

(Nguồn: caythuocquy)

Cây Bồ quân chữa khỏi u xơ tiền liệt tuyến

image001

Theo kinh nghiệm dân gian, nước sắc rễ cây quân có tác dụng chữa khỏi cho đàn ông chừng 40 – 50 tuổi trở lên mắc chứng đái dắt, đái khó, thường hay mót rặn lâu nhưng có cảm giác đi không hết bãi, hơi thở hôi nồng, đau ê ẩm vùng bọng đái, bàng quang…

Bồ quân hay mùng quân, hồng quân (hay còn gọi là cây quân) có tên khoa học là Flacourtia jangomas (Lour.) Raeusch hoặc tên khác Flacourtia cataphracta Roxb., thuộc họ Bồ quân hay họ Chùm bao lớn Flacourtiaceae. Cây bồ quân thuộc loại thân gỗ, sống lâu năm ở vùng nhiệt đới, thổ nhưỡng và thổ ngơi rất đa dạng.

Chỉ cần dùng vài mẩu rễ cây quân rửa sạch, bỏ vào ống nứa hay nồi nhỏ, nấu  lên  theo công thức 3 bát  nước, sắc cho còn 1 bát, uống trong ngày. Những mẩu rễ này có thể sắc đi sắc lại vài lần.

Uống liên tục chừng 3 ngày thì những tình trạng đã nêu trên sẽ hết. Người bệnh có giấc ngủ êm, giảm cho đến hết phản xạ đi tiểu đêm. Chấm dứt tình trạng khét khắm, do quần áo, trang phục nội y dính những giọt nước tiểu sót rỉ ra triền miên trong ngày…

Điều tra tại Bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên năm 2001 cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến như sau: 61% trường hợp 60 – 74 tuổi, 28% trường hợp 55 – 59 tuổi; 11% trên 75 tuổi. Sau 20 ngày điều trị bằng uống cao lỏng cây quân với liều 0,1ml/kg/ngày, tất cả các triệu chứng rối loạn bài tiết nước tiểu trên lâm sàng đều giảm đi rõ rệt.

Đặc biệt, mất hẳn các triệu chứng cầu bàng quang căng to, đau tức vùng hạ vị.

Trong 20 bệnh nhân u xơ tuyến tiền liệt, sau đợt điều trị bằng uống cao lỏng cây quân đều không cần đòi hỏi  phải phẫu thuật. Hình ảnh siêu âm cuối cùng cho thấy, thể tích khối u giảm trung bình 3,5cm3. Đồng thời, qua siêu âm còn nhận thấy nhiều chỗ vôi hóa biến mất, thể tích bàng quang co trở lại gần như mức bình thường.

Khi thăm khám trực tràng, các bệnh nhân  trên đều có tuyến tiền liệt mềm, nhận biết rõ rãnh giữa điển hình. Có 1 trường hợp thể tích khối u tăng thêm 1cm3 nhưng lại không cần phải mổ vì sau đợt điều trị, các triệu chứng rối loạn bài tiết nước tiểu được cải thiện rõ rệt. Người bệnh đã tiểu tiện thành tia, thành bãi lớn.

Trường hợp này cũng được thăm dò lại trực tràng thấy khối u mềm ra, phân biệt rõ rãnh giữa của tuyến, tuy vẫn còn to.

Các tác giả thống nhất nhận định: Cao lỏng cây quân hoặc nước sắc 3/1 của 100g thân hoặc cành cây quân, uống hàng ngày và liên tục trong một tuần lễ có khả năng điều trị đối với những trường hợp bệnh mới xuất hiện.

Nam giới từ  40 – 50 tuổi trở lên khi đã biết chắc chắn không bị chấn thương, không bị các loại bệnh nhiễm trùng tiết niệu sinh dục, chỉ đơn thuần là đi tiểu khó khăn, khó chịu ở vùng cổ bàng quang, hạ vị, nên dùng cao lỏng cây quân hoặc nước sắc 3/1 của cây quân.

Sử dụng cây bồ quân như trên còn có thể giúp đàn ông lớn tuổi tránh được u xơ tiền liệt tuyến.

  Bs Hoàng Sầm

(Nghiên cứu viên cao cấp – Viện Y Học bản Địa Việt Nam)

Ho ra máu – Dấu hiệu không thể xem thường

image001

 

Ho ra máu là tình trạng bệnh lý thường gặp trong cấp cứu hồi sức các bệnh đường hô hấp. Mùa đông thời tiết lạnh nguyên nhân dẫn đến các bệnh đường hô hấp gia tăng. Trong đó bao gồm các bệnh là nguyên nhân gây ho ra máu cũng tăng theo.

Ho ra máu có nhiều thể. Thể nhẹ hay gặp nhất và không nguy hiểm. Tuy nhiên, có thể gặp thể ho ra máu nặng, rất nặng gọi ho ra máu sét đánh. Trường hợp này không thể xem thường vì máu ộc ra không cầm được dẫn đến trụy tuần hoàn và tử vong.

Triệu chứng báo hiệu

Trước khi ho ra máu, người bệnh cảm thấy bứt rứt, khó chịu, hồi hộp, có cảm giác nóng ra sau xương ức, cảm giác ngột ngạt, nặng nề như có gì đè ép lên ngực một cảm giác không bình thường như thời điểm trước khi có giông bão, một cảm giác khó thở. Người bệnh khò khè, lợm giọng, ngứa cổ họng, cảm thấy có cái gì đó lọc xọc trong ngực; miệng, họng có vị tanh của máu, sau đó ho, khạc, trào, ộc máu từ đường hô hấp dưới (vùng dưới thanh môn) ra ngoài.

Biểu hiện lâm sàng

Máu ho ra màu đỏ tươi, ra trong hoặc sau cơn ho. Máu có bọt, có các bóng khí, không lẫn thức ăn. Máu có thể lẫn đờm (chứng tỏ máu ra từ phế quản).

Số lượng máu ho ra có thể ít, chỉ vài tia máu lẫn trong các chất khạc, vài mililit hoặc ra với số lượng trung bình từ vài chục đến một vài trăm mililit, hoặc nhiều hơn, trên 200ml ộc ra ngoài ào ạt, sặc sụa, người bệnh vừa ộc máu, vừa ho, càng ho càng ộc ra nhiều máu hoặc máu chảy ra không thoát ra ngoài được, đông lại trong đường hô hấp, bít tắc các phế quản làm cho bệnh nhân giãy giụa, nghẹt thở.

Ho ra máu có thể ngắn chỉ một vài ngày, thậm chí trong một ngày hoặc kéo dài hơn 5-7 ngày rồi bớt dần và ngừng hẳn. Có trường hợp ho ra máu kéo dài cả tháng, thành từng đợt, mỗi đợt cách nhau vài ngày. Trung bình thì máu ra nhiều trong vài ba hôm rồi bớt dần và hết sau 10-15 ngày. Đuôi máu là thời điểm sau khi ho ra máu nhiều, máu màu đỏ tươi, nay ra số lượng ít dần, màu nâu, nâu xám, màu gỉ sắt hay bã trầu. Đó là giai đoạn đi đến ngừng hẳn của ho ra máu, có giá trị báo hiệu. Ho ra máu sét đánh (gọi là sét đánh do tính chất ra máu đột ngột, nhanh như sét đánh), máu ộc ra không cầm được, ào ạt tuôn ra cho đến khi chết. Người bệnh chết trong cảnh trụy tuần hoàn cấp do mất máu nhiều cấp tính. Ho ra máu nhiều hoặc ho ra máu lần đầu, người bệnh thường hốt hoảng, lo sợ, da tái xanh, vã mồ hôi, mạch nhanh. Nếu máu ra nhiều thì có tình trạng sốc do huyết áp tụt. Bệnh nhân có thể sốt.

Khi ho ra máu nghe phổi có thể thấy các tiếng ran ẩm, ran nổ, ran phế quản…

Nguyên nhân thường gặp

3 nguyên nhân hay gặp nhất của ho ra máu là:

– Lao phổi: Ho ra máu có thể là triệu chứng báo hiệu của lao phổi chưa được chẩn đoán được là biến chứng, là hậu quả của bệnh lao phổi đã được xác định.

– Giãn phế quản

– Ung thư phổi phế quản

Ho ra máu còn có thể do:

– Bệnh phế quản: viêm phế quản cấp tính, mạn tính, hen phế quản…

– Bệnh tim mạch: tăng huyết áp, suy tim…

– Bệnh toàn thân: Bệnh sinh chảy máu, thể trạng rải rác trong lòng mạch, nhiễm khuẩn huyết, bệnh thiếu vitamin C…

– Nguyên nhân ngoại khoa: chấn thương, đụng giập lồng ngực, gãy xương sườn, sức ép do bom, do chất nổ…

Ung thư phổi - một nguyên nhân gây ho ra máu.

Ung thư phổi – một nguyên nhân gây ho ra máu.

Xử trí khi bị ho ra máu

Tùy tình trạng nặng hay nhẹ, nguyên nhân gây ho rau máu mà điều trị tại nhà hay chuyển đến bệnh viện.

– Ho ra máu nhẹ: khi lượng máu ho ra dưới 50ml/ngày. Máu ho ra chỉ thành vệt, lẫn trong chất khạc hoặc chỉ ho ra vài ngụm máu nhỏ. Nguyên nhân cần thực hiện là: nằm nghỉ ngơi yên tĩnh, dùng các thuốc an thần cầm máu, giảm ho… Giảm các hoạt động, uống nước mát, lạnh. Ăn lỏng (sữa, súp) hoặc nửa lỏng (cháo, mì, miến, phở…).

Không ăn các thức ăn khó tiêu, không uống các đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích.

Ho ra máu nhẹ có thể điều trị và chăm sóc tại nhà. Nếu bệnh nhân cầm được máu thì sau đó khi tình trạng ổn định vẫn cần đi khám để xác định nguyên nhân bệnh đã gây ra ho ra máu để điều trị triệt để. Nếu ra máu nhiều hơn hoặc ra máu dai dẳng phải chuyển bệnh nhân đến điều trị tại bệnh viện.

– Ho ra máu trung bình: Khi lượng máu ho ra từ 50-200 ml/ngày. Bệnh nhân cần được điều trị tại bệnh viện.

– Ho ra máu nặng: Khi lượng máu ho ra trên 200ml/ngày. Bệnh nhân cần được điều trị và theo dõi tại bệnh viện. Trường hợp mất máu nhiều cần thiết phải truyền máu.

Phòng ngừa

Như trên đã nói, có nhiều nguyên nhân ho ra máu nên việc phòng ngừa cần phòng ngừa nguyên nhân. Đặc biệt phòng ngừa và điều trị sớm các bệnh về hô hấp (lao, viêm phế quản…), tránh hút thuốc, điều trị bệnh huyết áp…

BS. Lê Văn Sơn

Ho ra máu do xơ gan?

Bố tôi 52 tuổi, vừa qua tự nhiên ho ra máu rất nhiều phải đi cấp cứu. Bác sĩ cho biết bố tôi bị giãn tĩnh mạch thực quản do xơ gan. Xin hỏi bệnh này có chữa được không? Phạm Văn Đoàn(Hà Nội)

Giãn tĩnh mạch thực quản là các tĩnh mạch dưới niêm mạc giãn to phát triển ở các bệnh nhân vốn bị tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Đây là nguyên nhân thông thường nhất gây xuất huyết dạ dày – ruột và thực quản. Các nguyên nhân của tăng áp lực tĩnh mạch cửa có nhiều trong đó các bệnh do gan như xơ gan, teo gan, gan tim (tâm phế mãn)… Bệnh nhân có các biểu hiện nôn tự phát máu đỏ tươi hoặc màu bã cà phê kèm theo đại tiện ra máu đen hoặc máu tươi. Trong một số trường hợp có thể trước đó có nôn khan hoặc khó tiêu nên thường quy cho viêm dạ dày do nghiện rượu. Mặc dù phần lớn các bệnh nhân bị chảy máu giãn tĩnh mạch thực quản có những dấu hiệu của bệnh gan (như ban đỏ lòng bàn tay, u mạch nhện, chứng vú to của nam, yếu cơ, lách to, cổ trướng, vàng da…). Song có 20 – 30% bệnh nhân gan mạn tính bị xuất huyết da nguồn gốc ngoài giãn tĩnh mạch thực quản. Về xử lý: xuất huyết giãn tĩnh mạch có thể đe doạ tính mạng vì vậy cần được cấp cứu kịp thời tại bệnh viện bằng bồi phụ các sản phẩm máu là thiết yếu. Với bệnh nhân xơ gan, có rối loạn đông máu phải dùng huyết tương tươi, vitamin K nếu đang có xuất huyết. Phối hợp các thuốc giảm áp lực tĩnh mạch cửa (vasopressin, nitroglyxerin) và kháng sinh phòng nhiễm khuẩn theo chỉ định của thầy thuốc. Nếu điều trị nội khoa không kết quả phải can thiệp ngoại khoa (chèn ống thông có bóng lên tĩnh mạch đang chảy máu làm xơ cứng vùng vỡ mạch qua nội soi hoặc phẫu thuật nối tắt hệ cửa chủ; ghép gan là phương pháp giải quyết triệt để.

BS.Trần Mạnh Toàn

Làm gì khi ho ra máu?

Mẹ cháu sức khoẻ rất yếu, thỉnh thoảng có ho ra máu. Khi trời nóng, mẹ cháu ho nhiều hơn, mệt hơn. Chúng cháu cần làm gì để giúp mẹ?

Bùi Thị Hà (Hà Nội)

Về mùa hè, khi nhiệt độ tăng lên, nếu không làm tốt công tác dự phòng chống nóng, giải nhiệt có thể khiến cho bệnh ho ra máu tái diễn nhiều lần, thậm chí do ra nhiều máu mà tử vong. Vì thế, những người đang bị bệnh ho ra máu, về mùa hè cần phải chú ý mấy điểm sau đây: nghỉ ngơi và ngủ tốt. Tránh vận động mạnh hay gắng sức, để không tăng gánh nặng cho phổi. Tránh tắm rửa ngay sau khi ra mồ hôi, đề phòng nóng lạnh đột ngột sinh ra cảm cúm. Không nên đi ra ngoài trời nắng nóng giữa trưa. Kiêng các thực phẩm có tính kích thích như trà đặc, cà phê, ớt, rượu, thuốc lá… Nên dùng các thức ăn mát, tăng cường ăn hoa quả tươi để bổ sung lượng vitamin thiếu hụt. Về mùa hè hết sức kiêng dùng các loại nhân sâm và thức ăn giàu năng lượng nhằm tránh thừa nhiệt lượng, gây ra thổ huyết. Tránh ngừng thuốc đột ngột nếu người bệnh đang dùng các thuốc kiểm soát huyết áp. Ngoài ra ho ra máu do rất nhiều nguyên nhân như lao phổi, giãn phế quản, hẹp van 2 lá… thì cần điều trị nguyên nhân.

ThS. Hà Hùng Thủy

(Sưu tầm)

Thảo dược tăng trí nhớ

 than-duoc-giup-tang-cuong-tri-nho-6c83dd

Trong y học cổ truyền, có khá nhiều thảo dược được sử dụng nhằm mục đích cải thiện trí nhớ và dự phòng tích cực chứng “kiện vong” (hay quên), một căn bệnh thường gặp và đang có xu hướng gia tăng, kể cả ở lứa tuổi học đường. Các vị thuốc này được xếp chung vào nhóm dược vật có công dụng “kiện não ích trí”.

Những vị thuốc này cũng sẽ giúp ích cho các học sinh chuẩn bị bước vào mùa thi đại học, cao đẳng…

Hồ đào nhân

Hồ đào nhân vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ thận cố tinh, ôn phế chỉ khái, ích khí dưỡng huyết, bổ não ích trí, nhuận tràng thông tiện. Hồ đào nhân có giá trị dinh dưỡng rất cao, cứ mỗi 100g có chứa 58 – 74g chất béo, chủ yếu là các acid béo không no, 18g chất đạm, 10g chất vô cơ, nhiều loại vitamin như B1, B2, C, E… và các nguyên tố vi lượng như Ca, P, Fe, Zn, Mg… và một lượng lớn photpholipid và lysine rất cần cho cấu trúc và hoạt động của não bộ. Bởi vậy, hồ đào nhân là một trong những thực phẩm – vị thuốc rất có lợi cho việc cải thiện khả năng ghi nhớ. Cách dùng đơn giản là kiên trì ăn hàng ngày 1 – 2 trái hồ đào hoặc dùng 30g hồ đào nhân nấu cháo ăn cùng với gạo tẻ hoặc dùng hồ đào 250g, vừng đen 250g, đường đỏ 500g, hồ đào và vừng đen sao vàng, đường đỏ hòa với nước đun cô thành dạng keo rồi bỏ hồ đào và vừng đen vào cô tiếp một lát là được, đổ ra đĩa sâu lòng có thoa mỡ, để nguội rồi cắt ra thành từng miếng nhỏ, mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 3 miếng.

Long nhãn

Long nhãn vị ngọt, tính ấm, có công dụng ích tâm tỳ, bổ khí huyết, kiện não ích trí. Y thư cổ Khai bảo bản thảo cho rằng long nhãn có khả năng “quy tỳ nhi ích trí” (bổ tỳ mà có ích cho trí tuệ). Sách Bản thảo cương mục cũng viết: “Long nhãn khai vị ích tỳ, bổ hư trường trí” (long nhãn kiện tỳ vị, bồi bổ hư nhược và làm khỏe tinh thần). Nghiên cứu hiện đại cho thấy, long nhãn có khả năng điều chỉnh hoạt động của vỏ não và cải thiện khả năng ghi nhớ. Để phòng chống tích cực chứng “kiện vong”, dân gian thường dùng long nhãn 500g, đường trắng 500g, nấu thành cao đặc, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 – 15ml hoặc dùng long nhãn 15g, hồng táo 15g, gạo tẻ 50g, ba thứ đem ninh thành cháo, chế thêm một chút đường chia ăn 2 lần trong ngày hoặc dùng long nhãn 30g, gà giò 1 con nặng chừng 1kg, gà làm thịt, bỏ nội tạng rồi cholong nhãn cùng gia vị vào trong bụng, đem hầm cách thủy trong 1 giờ, ăn nóng.

Nấm linh chi

Nấm linh chi vị ngọt, tính bình, có công dụng dưỡng tâm an thần, ích khí bổ huyết, tư bổ cường tráng, kiện não ích trí, được mệnh danh là “tiên thảo” (cỏ tiên). Nghiên cứu lâm sàng hiện đại cho thấy, linh chi có khả năng hỗ trợ trị liệu rất tốt đối với những bệnh nhân tâm căn suy nhược (suy nhược thần kinh), thất miên (mất ngủ), kiện vong (hay quên)… do tâm tỳ hư nhược. Thường được dùng dưới dạng linh chi thô 3 – 6g hãm uống thay trà mỗi ngày 2 lần hoặc các dạng đã được bào chế như viên nang, trà tan, cao lỏng, thuốc nước theo chỉ định của thầy thuốc. Có thể dùng dưới dạng một loại trà tổng hợp gồm nấm linh chi 15g, hoàng kỳ 20g, kê huyết đằng 15g, hoàng tinh 15g, tất cả sấy khô, tán vụn, đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày, có thể hòa thêm một chút đường phèn cho dễ uống.

Nhân sâm

Nhân sâm vị ngọt, tính ấm, có công dụng đại bổ nguyên khí, định tâm ích trí, là vị thuốc – thực phẩm đứng đầu trong nhóm dược liệu có công dụng bổ khí. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, nhân sâm có khả năng cải thiện chuyển hóa của tổ chức não, hưng phấn và tăng cường tính linh hoạt của hệ thần kinh, nâng cao khả năng ghi nhớ. Bởi vậy, nhân sâm cũng là một trong những thực phẩm – thuốc rất hữu ích cho việc làm tăng trí nhớ, phòng chống suy nhược thần kinh và chứng hay quên do khí huyết suy nhược. Thường được dùng dưới nhiều dạng như trà sâm, rượu sâm, viên nang, cao lỏng, món ăn – bài thuốc, ví như dùng nhân sâm 10g, hạt sen bỏ tâm, đường phèn 30g, ba thứ cho vào bát đem chưng cách thủy trong 1 giờ rồi ăn cả nước lẫn cái.

Đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ hư tổn, ích tinh huyết, là một trong những vị thuốc – thực phẩm nổi tiếng của y học cổ truyền, sánh ngang với nhân sâm và nhung hươu, thường được dùng để chữa chứng “kiện vong” do thận hư. Tác dụng dược lý của đông trùng hạ thảo hết sức phong phú, trong đó có tác dụng trấn tĩnh, tăng cường sức chú ý và nâng cao năng lực ghi nhớ. Khi dùng dưới dạng thô, người ta thường chế biến đông trùng hạ thảo thành các món ăn – bài thuốc cùng với thịt vịt, ba ba, tôm nõn, thịt lợn nạc…Ví như, dùng đông trùng hạ thảo 10g, tôm nõn 20g, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Đông trùng hạ thảo và tôm nõn rửa sạch rồi cho vào nồi đất cùng với gừng tươi, đổ một lượng nước thích hợp, dùng lửa to cho sôi rồi đun trong 30 phút bằng lửa nhỏ, chế đủ gia vị, ăn nóng.

Hạt sen

Liên nhục (hạt sen): vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ tỳ chỉ tả, ích thận cố tinh, dưỡng tâm an thần. Y thư cổ Thần nông bản thảo kinh viết “Liên nhục, bổ trung, dưỡng thần, ích khí lực, trừ bách bệnh, cửu phục khinh thân nãi lão” (hạt sen bổ tỳ vị, có lợi cho thần khí, trừ được trăm bệnh, dùng lâu làm nhẹ người và kéo dài tuổi thọ). Thường được dùng dưới dạng chế biến thành các món ăn – bài thuốc như mứt sen, chè hạt sen, cháo hạt sen… ví như dùng hạt sen 20g, long nhãn 20g, đường phèn 30g, ba thứ đem nấu chè ăn trong ngày hoặc dùng hạt sen 20 hạt, long nhãn 15g, bá tử nhân 9g, toan táo nhân 9g, tất cả đem ninh nhừ rồi chế thêm đường phèn, chia ăn 2 lần trong ngày.

Kỷ tử

Kỷ tử vị ngọt, tính bình, có công dụng tư bổ can thận, làm sáng mắt và nhuận tràng. Dân gian thường dùng kỷ tử để phòng chống chứng “kiện vong” và tăng cường trí nhớ bằng cách lấy kỷ tử 30g, não dê 1 bộ, đem hấp cách thủy ăn hoặc lấy kỷ tử 10g, hoài sơn 30g, não lợn 1 bộ, hấp cách thủy ăn hoặc kỷ tử 20g, hồng táo 6 quả, trứng gà 2 quả, tất cả đem nấu chín, sau đó bóc bỏ vỏ trứng rồi đun thêm 15 phút nữa là được, chế thêm gia vị ăn nóng, mỗi tuần 2 lần.

Ngoài ra, theo dinh dưỡng học cổ truyền, còn nhiều loại thảo dược khác cũng có công dụng làm tăng trí nhớ như đại táo, ngân nhĩ, mộc nhĩ, bách hợp, khiếm thực, hoàng tinh, hoàng kỳ, nấm hương, hạt dẻ, ích trí nhân…

(ThS. Hoàng Khánh Toàn – Theo Sức khỏe và đời sống)

Những thảo dược giúp tăng trí nhớ

Theo y học cổ truyền (YHCT), trí nhớ có liên quan đến tạng tâm, thận và tỳ (tâm tàng thần, thận tàng chí, tỳ tàng ý).
Khi các chức năng này ổn định sẽ giúp con người có hoạt động tinh thần phong phú và trí nhớ minh mẫn. Khi có biến đổi về môi trường sống, bệnh tật, tuổi tác… sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của tinh thần nói chung làm cho trí nhớ cũng suy giảm. Đông y có nhiều loại thảo dược giúp tăng cường trí nhớ rất hiệu quả, xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Viễn chí(Radix Polygalae): Là rễ phơi hay sấy khô của cây viễn chí lá nhỏ và cây viễn chí Xiberi tức viễn chí lá trứng. Theo YHCT, viễn chí có vị đắng, cay, tính ấm, quy vào các kinh tâm, thận, phế. Với công năng ích trí, an thần, khai khiếu, hóa đàm chỉ ho, giải độc. Dùng khi tâm thần bất an, mất ngủ, tim hồi hộp, hay quên, chóng mặt, tai ù, mắt mờ, ho, nhiều đờm, mụn nhọt.

Lưu ý: Dùng viễn chí giúp tăng trí nhớ, thích hợp đối với những người cao tuổi, người mới ốm dậy tinh thần mệt mỏi lại mắc một số bệnh mạn tính về tâm thần: viễn chí, đương quy, cam thảo mỗi vị 4g; đảng sâm, mộc hương mỗi vị 6g; bạch truật, hoàng kỳ, phục thần, hắc táo nhân mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang, uống 3 – 4 tuần lễ. Tuy nhiên người thực nhiệt, sốt cao, cảm nặng, phụ nữ có thai không nên dùng.

Viễn chí

Xương bồ: Là tên chỉ chung của hai vị thuốc, thạch xương bồ (Rhizoma Acori graminei), thân rễ của cây thạch xương bồ lá to, họ ráy và thủy xương bồ, thân rễ của cây thủy xương bồ đã được phơi hay sấy. Theo YHCT, xương bồ có vị cay, hơi đắng, tính ấm, vào các kinh tâm, can, tỳ, với công năng chung thông khiếu, tỉnh thần, tăng trí nhớ, trục đờm, chỉ ho, bình suyễn, tán phong, giải độc sát khuẩn. Chủ trị: đờm bít tắc, hôn mê (trúng phong, trúng thử), viêm phế quản, ho, nhiều đờm, suyễn tức, khó thở, tai ù, tai điếc, tim loạn nhịp.

Riêng thủy xương bồ còn trị đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy. Khi dùng có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị tăng trí nhớ khác: xương bồ, viễn chí mỗi vị 6g; cát cánh, đương quy, bá tử nhân, hắc táo nhân, cam thảo mỗi vị 10g; đan sâm, đảng sâm, mạch môn, thiên môn mỗi vị 12g; ngũ vị tử 4g, chu sa 2g. Riêng chu sa cần chế theo phương pháp thủy phi, lấy bột mịn hòa vào nước sắc của phương thuốc trên mà uống.

Lưu ý: Những người âm hư hỏa vượng, hoạt tinh, ra nhiều mồ hôi không nên dùng.

Nhân sâm (Radix Ginseng): Là rễ của cây nhân sâm. Theo YHCT, nhân sâm có vị ngọt, hơi đắng, tính hơi ôn, vào kinh tỳ, phế, với công năng đại bổ nguyên khí, định thần, ích trí, sinh tân chỉ khát. Là vị thuốc bổ khí đầu vị của YHCT, được dùng khi chân khí suy giảm, cơ thể mệt mỏi, tinh thần căng thẳng, suy nhược, trí nhớ suy giảm. Có thể chỉ dùng riêng nhân sâm, ngày 3 – 9g, hãm uống; hoặc nhân sâm 8g, bạch phục linh, bạch truật, cam thảo mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 3 tuần lễ.

Lưu ý: Các trường hợp đầy, trướng bụng, đau bụng tiêu chảy hoặc viêm đại tràng, phân thường xuyên sống nát, tăng huyết áp không nên dùng.

Ích trí nhân là quả và hạt khô của cây ích trí
Ích trí nhân (Fructus Alpiniae oxyphyllae): Là quả chín phơi khô hay sấy khô của cây ích trí. Theo YHCT, ích trí nhân có vị cay, tính ấm, vào các kinh tỳ, thận, với công năng ôn thận, cố tinh, ôn tỳ, chỉ tả. Dùng khi đau bụng tiêu chảy, tiểu nhiều, di tinh, người mệt mỏi, suy nhược, hay quên. Có thể dùng riêng dưới dạng thuốc sắc, hoặc hãm, uống. Hoặc ích trí nhân, hoài sơn, ô dược đồng lượng, tán bột mịn, mỗi lần uống 12g, ngày 2 – 3 lần.

Long nhãn(Arillus longan): Là cùi quả nhãn phơi hay sấy khô. Theo YHCT, long nhãn có vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh tâm, tỳ. Với công năng bổ huyết, an thần, ích trí, kiện tỳ. Dùng trong các trường hợp thiếu máu, da xanh xao, gầy yếu, cơ thể suy nhược, đoản hơi, tim hồi hộp, loạn nhịp, mất ngủ thường xuyên, giấc ngủ không ngon, kém ăn, mệt mỏi, trí nhớ suy giảm: long nhãn, bạch truật, phục thần, hoàng kỳ, hắc táo nhân mỗi vị 12g; nhân sâm, viễn chí, cam thảo mỗi vị 8g; đương quy 10g.

Dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày 1 thang, uống 3 lần sau bữa ăn. Uống nhiều tuần lễ tới khi các triệu chứng thuyên giảm. Để bổ huyết, bổ âm, có thể phối hợp long nhãn, thục địa mỗi vị 12g; bố chính sâm, bạch truật mỗi vị 32g; cao ban long 16g; can khương 2g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống nhiều tuần lễ. Cũng có thể chỉ dùng 2 vị: long nhãn, cao ban long đồng lượng rất công hiệu với các trường hợp mất ngủ, hay quên, hoặc lo nghĩ quá nhiều làm tổn thương đến tỳ, vị.

(GS.TS. Phạm Xuân Sinh)
Theo Suckhoedoisong

Tăng cường trí nhớ bằng thảo dược.

Lành tính, dễ sử dụng và hiệu quả bất ngờ là tác dụng tuyệt vời của những thảo dược giúp tăng cường trí nhớ. Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội, sẽ chia sẻ bí quyết này với các sĩ tử khi mùa thi đang đến gần.

Lương y Vũ Quốc Trung

Thưa lương y, một trí nhớ tốt được quyết định bởi những yếu tố nào? Thủ phạm hủy diệt trí nhớ là gì?

Ngoài yếu tố di truyền, một trí nhớ tốt còn được quyết định bởi việc não được kích thích hàng ngày qua dinh dưỡng, cách giáo dục, rèn luyện. Các dưỡng chất cần thiết cho một trí nhớ tốt là DHA, cholin, các vi khoáng như i ốt, sắt, kẽm, vitamin nhóm B, Beta glucan…

Và ngược lại, khi thiếu dưỡng chất, môi trường sống hạn hẹp, thiếu sự giáo dục… trí nhớ sẽ bị ảnh hưởng. Song kẻ thù nguy hiểm nhất, hủy diệt trí nhớ nhiều nhất là thiếu sự tập trung và không chịu quan sát vì đây là những điều kiện để hình thành trí nhớ.

Để có một trí nhớ tốt, học sinh đang trong giai đoạn ôn thi cần phải có những nhóm thực phẩm nào? Lương y có thể gợi ý một số món ăn-bài thuốc tăng cường trí nhớ?

Trong giai đoạn ôn thi, các em cần được ăn uống đầy đủ, đúng bữa, không nên để đói, hoặc ăn quá no, nên ăn những thức ăn dễ tiêu, đặc biệt cần đầy đủ chất đường, đạm, hạn chế ăn nhiều chất béo, tăng cường rau quả và uống đủ nước. Đặc biệt, có thể dùng một số các món ăn tốt cho trí nhớ sau:

* Tim lợn 1 quả, tiểu mạch 100g. Tim lợn rửa sạch, cho vào cùng với hạt tiểu mạch nấu chín, sau đó bỏ hạt tiểu mạch đi, đem quả tim thái nhỏ chấm muối ăn và uống nước canh.

* Long nhãn nhục (cùi) 10g, nhân táo chua 10g, khiếm thực 15g. Cho cả 3 thứ vào đun kỹ 20 phút với 0,5 lít nước bỏ bã, uống nước trước khi đi ngủ 30 phút.

* Nho khô 50g, hạt kỷ tử 30g, rửa sạch cho vào 0,5 lít nước, đun sôi 15 phút, chắt lấy nước uống.

* Thịt lợn nạc 200g, hạt sen 20g, bách hợp 20g, thịt lợn rửa sạch thái miếng cho cùng hạt sen, bách hợp đã rửa, ngâm cho mềm, đổ 0,75 lít nước hầm nhừ. Ăn cả cái lẫn nước.

Nhắc đến phương thuốc tăng cường trí nhớ, nhiều người thường nghĩ ngay đến cao bạch quả. Lương y có thể giới thiệu kỹ hơn về tác dụng của loại dược liệu này với trí nhớ?

Lá bạch quả có chứa các chất flavonoid và terpenoit với nhiều tác dụng tốt cho trí não. Bạch quả giúp mạch máu giãn ra, làm lưu lượng máu lưu thông nhiều hơn, hạ áp suất máu trong mao mạch, giúp đưa một lượng lớn oxy và các chất dinh dưỡng đến các vùng não bị tổn hại, nhờ đó các tế bào não được hồi phục nhanh chóng. Mỗi ngày sử dụng 120mg cao chiết từ lá bạch quả có thể giúp trí óc minh mẫn và phản ứng nhanh nhạy hơn. Và mỗi ngày dùng khoảng 40mg cao bạch quả cũng sẽ giúp tăng cường trí nhớ và tập trung tinh thần, hiệu suất làm việc và học tập tăng rõ rệt.

Mỗi mùa thi đến, các loại dược phẩm tăng cường trí nhớ lại được nhiều người săn lùng cho con em mình. Theo lương y, có nên sử dụng thuốc tăng cường cho trí não hay không?

Nếu cơ thể mệt mỏi, trí nhớ không được tốt thì ngoài việc dinh dưỡng đầy đủ, luyện tập vừa sức… nên sử dụng các loại dược phẩm (có nguồn gốc thiên nhiên) để tăng cường trí nhớ. Không nên sử dụng các loại thuốc có tính kích thích mạnh thần kinh.

Theo lương y, để có một trí nhớ tốt, ngoài chế độ ăn, hoặc dùng thảo dược tăng cường trí nhớ, các sỹ tử còn cần phải lưu ý những gì?

Để có trị nhớ tốt, ngoài chế độ ăn, các thi sinh trong kỳ thi cần lưu ý:

– Cố gắng giải tỏa áp lực: vì lẽ áp lực quá lớn gây tổn hại cho não bộ.

– Vận động: Mỗi ngày nên vận động tối thiểu 15 phút để có được giấc ngủ sâu hơn. Nhờ vậy các em thêm tỉnh táo, trí não thêm linh hoạt khi ôn luyện.

(sưu tầm)

Bệnh mất trí được cảnh báo qua dáng đi

Theo ba nghiên cứu mới nhất đây cho thấy, bệnh mất trí nhớ có thể dự đoán được qua khả năng đi bộ và dáng đi của mỗi người.

Bệnh mất trí được cảnh báo qua dáng đi - Sức Khỏe - Chăm sóc sức khỏe - Kiến thức y học - Sức khỏe gia đình

Dáng đi thể hiện trí nhớ.

Các nghiên cứu trên được trình bày tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Alzheimer tại Vancouver (Canada). Tất cả đều bàn về việc thay đổi tốc độ trong bước đi là dấu hiệu tiềm năng dự đoán nguy cơ suy giảm nhận thức ở người già.

Đứng đầu nhóm nghiên cứu là bác sĩ Steohanie Bridenbaugh thuộc Trung tâm Vận động Basel (Thụy Sĩ). Nghiên cứu kéo dài 4 năm, theo dõi khả năng đi bộ của gần 1.200 người lớn tuổi đang điều trị ngoại trú các bệnh về trí nhớ, rồi so sánh với những người khỏe mạnh.

Kết quả cho thấy việc giảm nhịp bước chân và sự thay đổi về dáng đi ở người già có liên quan đến quá trình suy giảm nhận thức, bao gồm tình trạng suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) và suy giảm toàn diện (bệnh Alzheimer).

Bác sĩ Bridenbaugh giải thích trong hội nghị rằng những người bị bệnh Alzheimer đi chậm hơn so với những người bị MCI và những người bị MCI lại đi chậm hơn những người bình thường.

Trong một thử nghiệm khác, các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Lão hóa Bệnh viện Mayor (Mỹ), đứng đầu là bác sĩ Rodoflo Savica, đã theo dõi bước đi của 1.300 người. Kết quả chỉ ra rằng những bệnh nhân bị giảm sút trí nhớ có bước đi chậm và sải chân ngắn.

Cuối cùng là nghiên cứu do bác sĩ Kenichi Meguro đến từ Nhật Bản tập trung vào 525 người có độ tuổi trên 75. Những người tham gia nghiên cứu đã thực hiện các bài kiểm tra về thể lực, tâm lý và thần kinh và được đánh giá mối quan hệ tiềm tàng giữa dáng đi và chứng mất trí nhớ.

Kết quả phản ánh giống như 2 nghiên cứu trước: tốc độ đi giảm mạnh khi triệu chứng bệnh mất trí phát triển.

Bác sĩ Meguro kết luận “Như vậy, dáng đi của người già không còn được xem như là hoạt động vận động đơn thuần. Chúng có mối liên quan chặt chẽ với nhận thức”.

(Sưu tầm)

Bệnh teo não và hướng phòng tránh

Teo não là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa, xảy ra nhanh hơn ở những người mắc chứng khiếm khuyết nhận thức nhẹ (MCI) – một dấu hiệu báo trước của bệnh Alzheimer và dạng mất trí nhớ khác.

Bệnh Alzheimer(AD, SDAT) là một bệnh nan y về não, hủy diệt trí nhớ và chức năng nhận thức. Bác sỹ tâm thần và thần kinh học người Đức Alois Alzheimer phát hiện căn bệnh nguy hiểm này không thể chữa được vào năm 1906 và nó được đặt theo tên ông. Bệnh Alzheimer cùng với các chứng mất trí khác ảnh hưởng trên 35 triệu người trên thế giới.

Các triệu chứng dưới đây là những biểu hiện thường thấy nhất ở những người mắc bệnh Alzheimer:

-Mất trí nhớ: là triệu chứng đầu tiên và xuất hiện rất sớm, ngày càng nặng và không hồi phục. bệnh nhân thường mất trí nhớ gần (quên những sự vật mới xảy ra). Dần dần họ quên ngày, tháng, quên tên vợ con mình. Khi ra khỏi nhà thì quên đường về, quên rửa mặt, quên cài cúc áo, quên mặt vợ (hoặc chồng) của mình.

-Rối loạn ngôn ngữ: biểu hiện sớm và khó tìm từ để biểu hiện ý tưởng. Họ khó phát âm, nói không trôi chảy sau đó mất ngôn ngữ, nói xong nhưng không hiểu mình vừa nói gì.

-Rối loạn phối hợp động tác: bệnh nhân không chú ý đến trang phục, mặc quần áo rất khó khăn, khó thực hiện những công việc hằng ngày. Bệnh nhân yếu cơ, run, hay bị chuột rút vì vậy ảnh hưởng đến các công việc vệ sinh cá nhân như tắm, rửa, thay quần áo…

-Rối loạn chức năng nhận thức: vì rối loạn trí nhớ và chú ý dẫn đến rối loạn khả năng nhận thức. người bệnh rối loạn khả năng định hướng không gian, thời gian, mất khả năng tính toán đơn giản, mất khả năng đánh giá…

-Trầm cảm: thường xuất hiện ở giai đoạn sớm, có 25,85% bệnh nhân có trầm cảm. Tuy nhiên các triệu chứng trầm cảm là không ổn định. Có lúc bệnh nhân có ý định tự sát, nhưng sau đó lại xuất hiện khoái cảm.

-Các triệu chứng loạn thần gặp ở 10,30% số bệnh nhân. Thường gặp là hoang tưởng bị hại, nhưng đôi khi cũng có ảo thị giác với các hình ảnh kỳ quái.

-Hình ảnh chụp cắt lớp (CT Scanner) não và chụp cộng hưởng từ (MRI) não có hình ảnh teo não lan toả, giãn rộng các não thất.

+Sự biến đổi trong bệnh Alzheimer xảy ra ở trên toàn bộ não

Bệnh Alzheimer dẫn đến phá hủy tế bào thần kinh và tổn hại mô trên toàn bộ não. Qua thời gian, não teo đi đột ngột, ảnh hưởng đến gần như toàn bộ tất cả các chức năng của nó.

teonao

Các mảng bám protein amyloid hình thành trong não lâu ngày gây ra khớp thần kinh, tức là mất liên kết giữ các nơron thần kinh trên các vùng thần kinh ở não, dẫn đến bệnh Alzheimer làm mất trí nhớ và mất chức năng nhận thức.

Hiện vẫn chưa có một loại thuốc nào chữa trị triệt để Alzheimer – dạng phổ biến của chứng suy giảm trí nhớ. Do vậy, việc phòng ngừa đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Các chuyên gia y tế hàng đầu đã tổng hợp nhiều phương pháp đơn giản giúp phòng tránh được nguy cơ mắc Bệnh Alzheimer:

1-Sử dụng các vitamin

-Thiếu vitamin B12, dễ teo não

– Theo nghiên cứu tại Anh, nếu cơ thể thiếu hụt vitamin B12, não có thể bị teo. Lượng vitamin B12 càng thấp thì thể tích não càng giảm. Những người có mức vitamin B12 thấp nhất thì cũng bị giảm tới 1/6 thể tích não so với những người có nồng độ vitamin B12 trong cơ thể cao nhất. Các nhà nghiên cứu cho biết họ chưa rõ mức vitamin B12 có phải là nguyên nhân làm suy giảm nhận thức do liên quan tới thể tích não hay ko? “Có rất nhiều yếu cho thấy những ảnh hưởng đối với sức khỏe của bộ não luôn vượt ra khỏi tầm kiểm soát nhưng nghiên cứu này lại chỉ ra rằng chỉ cần quan tâm tới chế độ ăn hằng ngày, nạp đủ lượng vitamin B12 từ các thực phẩm như thịt, cá, ngũ cốc nguyên cám hay sữa là đủ để ngăn ngừa chứng teo não và giúp chúng ta ghi nhớ tốt hơn”, Anna Vogiatzoglou, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.

-Vitamin B làm giảm tốc độ teo não

Uống vitamin B liều cao mỗi ngày có thể giúp làm giảm tốc độ teo não ở những người cao tuổi có dấu hiệu của bệnh Alzheimer, kìm hãm sự tiến triển của căn bệnh này. Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Thư viện Khoa học Cộng đồng ONE, các nhà khoa học Anh đã thực hiện ghiên cứu hiện tượng teo não đối với 168 tình nguyện viên ở độ tuổi 70 được chẩn đoán mắc chứng MCI trong giai đoạn hai năm bằng cách cho một nửa trong số những người này hàng ngày uống một viên có chứa hàm lượng vitamin B cao gồm cả B6 và B12. Số còn lại uống giả dược không có hoạt chất chữa bệnh.

Kết quả cho thấy, việc uống Vitamin B hàng ngày đã khiến quá trình teo não chậm lại đến 30%. Với một số trưòng hợp khác, tỷ lệ này còn lên đến 53%.

-Vitamin C hỗ trợ việc điều trị căn bệnh Alzheimer

Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Lund, Thụy Điển, vừa phát hiện một chức năng mới vitamin C.

Theo nghiên cứu trên được đăng trên Tạp chí Hóa Sinh Học, phương pháp chữa trị sử dụng vitamin C có thể làm phân hủy tập hợp protein có hại hình thành ở não người bị bệnh Alzheimer.

Katrin Mani, phó giáo sư y học phân tử thuộc trường Đại học Lund nói “Khi chúng tôi dùng vitamin C để điều trị các mô não của những con chuột mắc bệnh Alzheimer, chúng tôi thấy tập hợp protein có hại đã bị phân hủy.”

-Vitamin, dầu cá giúp ngừa  Alzheimer

Những ai có chế độ ăn uống giàu vitamin các loại B, C, D, E hoặc giàu a-xít béo omega-3 sẽ ít có nguy cơ bị teo não, từ đó tránh được nguy cơ mắc bệnh Alzheimer (một dạng bệnh mất trí nhớ).

Các nhà khoa học thuộc Đại học Oregon (Mỹ) rút ra kết luận này sau khi khảo sát ở các tình nguyện viên.

 2-Thảo dược

-Cây thạch tùng răng cưa được xem là “thần dược” trong việc chữa bệnh teo não, bệnh Alzheimer… Các nhà khoa học đã chiết xuất được hợp chất Huperzine A từ thảo dược thạch tùng răng cưa (Huperziaserrata). Trên cơ sở hợp chất Huperzine A, các nhà khoa học sẽ tiến hành nghiên cứu điều chế thuốc điều trị bệnh Alzheimer.

Theo các nhà khoa học, dự kiến trong vòng 3 năm tới một loại thuốc mới điều trị bệnh Alzheimer dựa trên cơ sở hợp chất Huperzine A được chiết xuất từ thảo dược Huperziaserrata sẽ chính thức có mặt trên thị trường.

-Cây lá quạt Gingko

Chiết xuất lấy từ cây Gingko, một họ hàng xa của cây có quả hình nón, có thể giúp tăng cường trí não và ngăn ngừa chứng mất trí.

-Hạt nho chữa bệnh Alzheimer

Hạt nho chứa chất chống oxy hóa tự nhiên gọi là polyphenols có thể giúp ngăn chặn bệnh Alzheimer, đó là công bố mới đây trên Tạp chí bệnh Alzheimer của các nhà nghiên cứu tại trường Y Mount Sinai ở thành phố New York, Mỹ.

-Trái thông giúp trị Alzheimer

Một loại thuốc chứa chất hóa học trong quả thông có khả năng trở thành biệt dược đầu tiên hiệu quả trong việc phòng ngừa và trì hoãn bệnh Alzheimer.

Các kết quả thử nghiệm cho thấy, bệnh nhân dùng loại thuốc trên một lần một ngày khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng có thể ngăn chặn tình trạng thoái hóa não. Nó cũng dường như làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer ở những bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh một thời gian lâu trước đó.

Viên thuốc làm cơ thể ngưng sản xuất các protein amyloid, vốn là chất phủ tế bào não và gây bệnh. Với tên mã là NIC5-15, loại thuốc này đã được phân tích một cách chặt chẽ trong các cuộc thử nghiệm trên động vật, với nhiều kết quả đáng kinh ngạc.

-Hướng điều trị Alzheimer bằng các thuốc chống tăng huyết áp

Một công trình nghiên cứu của Hoa Kỳ, gợi ý rằng các chất đối kháng của các thụ thể angiotensine (antagonistes des récepteurs de l’angiotensine) không những làm hạ huyết áp, mà đồng thời còn bảo vệ chống lại bệnh Alzheimer và những dạng sa sút trí tuệ khác.

3-Thực phẩm

-Bổ sung quế vào khẩu phần ăn được cho là giúp ngăn chặn việc sản sinh ra một loại protein trong não làm suy giảm trí nhớ

-Uống nước ép táo làm tăng khả năng sản xuất ra một hợp chất trong não có liên quan đến khả năng nhận thức, ghi nhớ, tâm trạng và sự chuyển động của các cơ bắp.

-Uống cà phê giảm nguy cơ Alzheimer

Uống cà phê thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ mắc Alzheimer (một dạng bệnh mất trí nhớ). Các nhà khoa học thuộc Đại học South Florida (Mỹ) rút ra kết luận này sau khi theo dõi các bệnh nhân lớn tuổi trong 4 năm, theo báo Daily Mail.

Nghiên cứu cho thấy, những ai có hàm lượng caffeine (có trong cà phê, trà…) một cách vừa phải trong máu vào thời điểm đầu của cuộc nghiên cứu ít có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Nhóm nghiên cứu còn phát hiện rằng các tình nguyện viên khỏe mạnh có hàm lượng caffeine trong máu nhiều hơn gấp 2 lần so với nhóm bắt đầu phát các triệu chứng của Alzheimer.

Một nghiên cứu diện rộng cho biết đàn ông và phụ nữ uống từ 3 – 5 tách cà phê mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm trí nhớ đến 65%

-Thịt gà giúp đẩy lùi Alzheimer

Ăn các thực phẩm giàu a xít béo omega 3 như thịt gà, cá, hạt… có thể giúp giảm lượng protein liên quan tới bệnh Alzheimer (một dạng bệnh mất trí nhớ) trong máu.

Cụ thể, bổ sung 1 gr axít béo omega 3 mỗi ngày giúp giảm 20-30% hàm lượng beta amyloid trong máu.

-Khả năng chữa bệnh Alzheimer từ khoai tây

Các nhà nghiên cứu cho biết, một loại virus sống trong khoai tây có thể tạo kháng thể giúp kìm hãm và ngăn ngừa sự tấn công của căn bệnh Alzheimer.

Trên tạp chí Biological Chemistry, Robert Friedland và đồng nghiệp công bố nghiên cứu của mình về việc áp dụng một loại protein được tìm thấy trong virus Y ở khoai tây (viết tắt là PVY) vào việc điều trị bệnh Alzheimer.

Nhóm nghiên cứu tiêm PVY vào chuột thí nghiệm, tăng dần liều lượng mỗi tháng trong khoảng thời gian 4 tháng. Kết quả cho thấy những trong cơ thể chuột sản sinh ra các kháng thể ở cấp độ mạnh có thể bám vào các protein amyloid beta cả ở trong dung dịch lẫn trong các mẫu cơ của người bệnh mắc Alzheimer.

Vì vậy, các nhà khoa học hướng tới việc tạo ra vaccine Alzheimer an toàn hơn bằng cách sử dụng những protein giống của người nhưng không xuất phát từ cơ thể người. May mắn là họ đã tìm được loại potein như thể ở khoai tây, một loại thực phẩm rất phổ biến.

– Chế độ ăn “xanh”: Một khẩu phần ăn nhiều rau xanh, cá, hoa quả, các loại hạt và một chút rượu vang đỏ cũng làm giảm nguy cơ mắc Alzheimer tới 50%.

4-Phát hiện mới

-Phát hiện kháng thể trị bệnh Alzheimer

Các nhà khoa học Anh công bố phát hiện một loại kháng thể trong chuột thí nghiệm có thể giúp điều trị bệnh Alzheimer. Đây là một phát hiện mang tính đột phá trong y học. Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Journal of Neuroscience.

Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học London cho biết một loại kháng thể trong chuột thí nghiệm có khả năng ngăn chặn protein Dkk1 hình thành các mảng bám amyloid trong não.Các nghiên cứu trước đây chỉ ra protein Dkk1 là nguyên nhân chính làm cho bệnh Alzheimer tiến triển ngày càng trầm trọng hơn.

Trưởng nhóm nghiên cứu Patricia Salinas hi vọng các kháng thể này sẽ là liệu pháp điều trị bệnh Alzheimer hiệu quả trong tương lai. Nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành thử lâm sàng loại kháng thể này trên người trong thời gian tới

-Australia chế ra được Vắc xin phong bệnh Alzheimer

Ngày 9/12, các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Thần kinh Sydney (BMRI) thuộc Đại học Sydney ở Australia cho biết họ đã nghiên cứu thành công vắcxin làm chậm quá trình phát triển bệnh Alzheimer

Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm trên loài chuột mang bệnh Alzheimer và kết quả cho thấy vắcxin này có tác dụng phòng ngừa và làm giảm khả năng phát triển các mảng thoái hóa thần kinh trong não khi tác động vào một loại protein có tên Tau.

Nhà nghiên cứu Lars Ittner cho biết đây là loại vắcxin đầu tiên nhằm vào protein Tau có hiệu quả ngay từ khi hình thành bệnh.

Tác dụng ngăn chặn bệnh thể hiện ở chỗ vắcxin làm hạn chế tiến triển thêm các thoái hóa dây thần kinh, thay vì loại bỏ chúng.

Các nhà nghiên cứu Australia đang cộng tác với ngành dược của Mỹ để đưa loại vắcxin này áp dụng điều trị trên người.

(Ths Hứa Văn Thao – Nghiên cứu viên cao cấp)

Viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Cây đơn kim chữa bệnh

quychamthao1

Cây đơn kim còn có tên là đơn buốt, cúc áo, tử tô hoang, tiểu quỷ châm, cương hoa thảo, rau bô binh… là cây thảo mọc hoang, thường thấy ở ven đường, bờ ruộng, bãi hoang quanh nhà. Cây có thể cao từ  0,40-1m. Thân và cành đều có những rãnh chạy dọc, có lông. Lá mọc đối, cuống dài, lá chét hình mác, phía đáy hơi tròn, cuống ngắn, mép lá chét có răng cưa to thô. Cụm hoa hình đầu, màu vàng, mọc đơn độc hay từng đôi một ở nách lá hay đầu cành. Quả bế hình thoi, 3 cạnh, không đều, dài 1cm, trên có rãnh chạy dọc. Theo y học cổ truyền, cây đơn kim 3 lá có vị ngọt nhạt, tính bình. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán ứ, tiêu thũng. Dùng chữa cảm, cúm, họng sưng đau,  viêm ruột,  trẻ nhỏ cam tích, chấn thương, mẩn ngứa, lở loét…

Một số bài thuốc thường dùng:

– Chữa viêm họng do lạnh: Đơn kim cả hoa và lá, kim ngân hoa, sài đất, lá húng chanh, cam thảo đất, mỗi thứ 10-15g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần. Dùng trong 5-7 ngày.

– Chữa đau nhức do phong thấp:  Lấy đơn kim 30-60g, rửa sạch sắc nước uống, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 10-15 ngày.

– Chữa trẻ nhỏ cam tích: Đơn kim 15g, gan lợn 30-60g. Rửa sạch lá đơn kim rồi cho lá xuống đáy nồi, đổ ngập nước, đặt gan lên phía trên hấp chín, ngày chia 2 lần, ăn liền 5-7 ngày.

– Chữa chấn thương phần mềm nhẹ, tụ máu đau nhức: Đơn kim cả lá và hoa, lá cây đại, mỗi vị 10-15g, giã nát, băng đắp vào chỗ đau, ngày 1-3 lần.

– Chữa đau răng, sâu răng: Đơn kim cả hoa và lá, rửa sạch cho vào ít muối, giã nhỏ đặt vào chỗ đau. Hoặc lấy đơn kim 50g, rửa sạch, ngâm với 250ml rượu trắng (theo tỷ lệ 1/5). Trường hợp bị đau răng, ngậm trong miệng một lúc rồi nhổ đi.

– Chữa đau lưng do làm gắng sức: Đơn kim 150-180g, rửa sạch sắc lấy nước, thêm 250g đại táo, đường đỏ và chút rượu trắng, nấu nhỏ lửa cho đến khi táo chín nhừ; Chia 4-5 lần uống trong 2 ngày, uống liền 7-10 ngày.

– Chữa mẩn ngứa do dị ứng thời tiết: Đơn kim 100-200g, nấu với 4-5 lít nước tắm, đồng thời lấy bã xát kỹ lên vết mẩn. Thường chỉ dùng 1-2 lần là có kết quả.

Ngoài ra trong nhân dân cũng có một cây khác có tên là đơn buốt hay đơn kim hay quỷ trâm thảo (Bidens bipinnata L., cùng họ cúc) cũng mọc hoang khắp nơi. Cây này chỉ khác cây trên ở chỗ số lá kép nhiều hơn 3, cụm hoa  hình đầu, màu vàng.

Bác sĩ Thu Vân

MÔ TẢ CÂY
Ðơn buốt là vị thuốc Nam rất thông dụng, thường xuyên có mặt trên gánh lá của các bà lang người làng Ðại Yên ở Hà Nội. Dân gian sử dụng 2 loài đơn buốt: Ðơn buốt 3 lá chét (Bidens pilosa L. thuộc họ cúc); mọc hoang từ Bắc chí Nam; Thường thấy ở ven đường, bờ ruộng, bãi hoang quanh nhà. Còn có tên là đơn kim, cúc áo, tử tô hoang (Những cây thuốc và vị thuốc VN), rau bô binh (Từ điển cây thuốc VN); Trung y (Ðông y Trung Quốc) gọi là: “Kim trản ngân bàn” (ly vàng đĩa bạc), “Ngân trản tái kim bôi” (ly vàng đeo chén bạc), “Quỷ châm thảo”, “Hoàng hoa mẫu”, “Hoàng hoa thảo”… Là một loại cỏ mọc hàng năm, thân cao 0,40-1m. Thân và cành đều có những rãnh chạy dọc, có lông. Lá mọc đối, cuống dài, phiến lá kép gồm 3 lá chét. Lá chét hình mác, phía đáy hơi tròn, cuống ngắn, mép lá chét có răng cưa to thô. Cụm hoa hình đầu, màu vàng, mọc đơn độc hay từng đôi một ở nách lá hay đầu cành. Quả bế hình thoi, 3 cạnh, không đều, dài 1cm, trên có rãnh chạy dọc. Cây đơn buốt 5 lá chét (Bidens bipinnata L., cùng họ cúc) cũng mọc hoang khắp nơi; Cây này chỉ khác cây trên ở chỗ số lá kép nhiều hơn 3; Cụm hoa cũng hình đầu, màu vàng. Còn có tên là “Song nha hai lần kép” (Từ điển cây thuốc VN); Trung y gọi là: “Quỷ châm thảo”, “Quỷ hoàng hoa”, “Sơn Ðông lão nha thảo”, “Quỷ cốt châm”, “Manh tràng thảo” …
TÁC DỤNG DƯỢC LÝ
Tác dụng theo Ðông y học Theo Trung dược đại từ điển Ðơn buốt 3 lá: Vị ngọt nhạt, tính bình. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán ứ, tiêu thũng. Dùng chữa cảm, cúm, viêm não B, họng sưng đau, hoàng đản, viêm ruột, kiết lỵ, trẻ nhỏ kinh phong, cam tích, chấn thương, mẩn ngứa, lở loét. Liều dùng: 15-30g khô (60-120g tươi) sắc với nước hoặc giã lấy nước cốt uống. Dùng ngoài giã đắp hoặc nấu nước xông, rửa. Kiêng kỵ: Theo Triết Giang dân gian thường dụng thảo dược: Phụ nữ đang hành kinh kỵ sử dụng. Ðơn buốt 5 lá: Vị đắng, tính bình, không độc. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán ứ, tiêu thũng. Dùng chữa sốt rét, họng sưng đau, viêm gan, viêm thận cấp, đau dạ dày, nghẹn, nấc, viêm ruột, tiêu chảy, chấn thương, rắn và côn trùng cắn. Liều dùng: 15-30g khô (60-120g tươi) sắc với nước hoặc giã lấy nước cốt uống. Dùng ngoài giã đắp hoặc nấu nước xông, rửa. Kiêng kỵ: Theo Tuyền Châu bản thảo: Phụ nữ đang mang thai kỵ sử dụng.
MỘT SỐ BÀI THUỐC DÙNG ÐƠN KIM
– Chữa cảm nắng, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa: Ðơn buốt ba lá 60 – 120g, sắc với nước hoặc giã vắt lấy nước cốt, khi uống pha thêm vài hạt muối (Phúc Kiến Trung thảo dược). – Viêm họng cấp tính: Dùng độc vị đơn buốt ba lá, giã vắt lấy nước cốt 30-60g, chia 3-4 lần uống trong ngày. Khi uống thêm mật ong hoặc vài hạt muối (Phúc Kiến Trung thảo dược). – Chữa đau nửa đầu: Dùng đơn buốt năm lá 30g, đại táo 3 trái, sắc nước uống trong ngày (Giang Tây thảo dược). – Viêm dạ dày, viêm ruột: (1) Dùng độc vị đơn buốt ba lá 30-60g, sắc nước, chia 4 lần uống trong ngày (Phúc Kiến Trung thảo dược). (2) Dùng đơn buốt ba lá nấu thành cao đặc, mỗi lần uống 6g, hòa với nước gừng tươi (Thiểm Tây Trung thảo dược). – Chữa dạ dày trướng đau: Dùng đơn buốt năm lá 45g, thịt lợn 100g, hầm chín, thêm chút rượu và gia vị, ăn trước bữa cơm (Tuyền Châu bản thảo). – Chữa đại, tiểu tiện xuất huyết: Dùng đơn buốt năm lá 15-30g, sắc nước uống (Tuyền Châu bản thảo). – Chữa lỵ: Dùng ngọn non đơn buốt năm lá 30-40g, sắc lấy nước, “bạch lỵ” pha thêm đường trắng, “xích lỵ” thêm đường đỏ, uống ngày 3 lần (Tuyền Châu bản thảo). – Chữa vàng da do thấp nhiệt: Dùng đơn buốt năm lá 30-60g, hoặc phối hợp với 30-60g đại táo, sắc nước uống (Thường dụng trung thảo dược đồ phổ). – Chữa viêm thận cấp tính: Dùng ngọn hoặc lá non đơn buốt năm lá 15g thái nhỏ, sắc lấy nước, đập 1 quả trứng gà vào trộn đều, thêm chút dầu vừng vào nấu chín ăn ngày 1 lần (Phúc Kiến Trung y dược, 1961). – Chữa đau lưng: Dùng đơn buốt ba lá 150-180g, sắc lấy nước, thêm 250g đại táo, đường đỏ và chút rượu trắng, nấu nhỏ lửa cho đến khi táo chín nhừ; Chia 4-5 lần uống trong 2 ngày (Giang Tây dân gian thường dụng thảo dược). – Chữa đau nhức do phong thấp: Dùng đơn buốt năm lá 30-60g, hoặc phối hợp với 30g xú ngô đồng, sắc nước uống (Thường dụng trung thảo dược đồ phổ). – Chữa trẻ nhỏ cam tích: Dùng lá đơn buốt ba lá 15g, gan lợn 30-60g. Ðặt lá xuống đáy nồi, úp sảo hoặc dùng que tre gác lên, đổ ngập nước, đặt gan lên phía trên hấp chín; Trước hết uống nước thuốc, sau đó ăn gan lợn (Giang Tây dân gian thường dụng thảo dược). – Chữa mẩn ngứa: Dùng đơn buốt ba lá 100-200g, nấu với 4-5 lít nước tắm, đồng thời lấy bã xát kỹ lên vết mẩn. Thường chỉ dùng 1-2 lần là có kết quả (Những cây thuốc và vị thuốc VN). – Chữa đau răng: Dùng hoa đơn buốt ba lá 50g, ngâm với 250ml rượu trắng (theo tỷ lệ 1/5). Trường hợp bị đau răng, ngậm trong miệng một lúc rồi nhổ đi (Những cây thuốc và vị thuốc VN).
KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG
Trẻ nhỏ tiêu chảy: 1. Dùng đơn buốt ba lá chế thành xi-rô thuốc 40%, mỗi lần uống 10-15ml, ngày uống 3 lần. Kết quả quan sát 39 ca: có 20 khỏi hoàn toàn, 10 chuyển biến tốt, 9 không có tác dụng. Sau khi dùng thuốc 2-3 ngày, ở đa số bệnh nhi, số lần đại tiện và phân trở lại bình thường (Tây An, Trung dược vệ sinh, 1972). 2. Dùng đơn buốt năm lá 6-10 cây tươi (3-5 cây khô), sắc lấy nước đặc, đổ cả nước và bã vào chậu, xông rửa hai chân; Tiêu chảy nhẹ ngày xông rửa 3-4 lần, nặng xông rửa 6 lần. Trẻ từ 1-5 tuổi chỉ rửa gan bàn chân; 5-15 tuổi rửa toàn bộ bàn chân; Với những trẻ tiêu chảy nặng, có thể xông rửa ở vị trí cao hơn. Dân gian cho rằng, rửa cao hơn mắt cá sẽ dẫn đến bí đại tiện, điều này cần chứng thực (Trung y dược thông tấn, 1970). Viêm não B: Dùng đơn buốt ba lá 30-90g, cửu lý hương (Myrraya paniculata (L.) Jack) 15-30g lá tươi; Sắc lấy nước đặc, chia ra 2 lần uống trong ngày; Trường hợp bệnh nặng ngày dùng 2 tễ; Uống đến khi bệnh khỏi; Ðồng thời phối hợp xử lý đối chứng bằng Tây y. Tiến hành thử nghiệm điều trị 128 ca, tất cả đều khỏi bệnh. Sau khi dùng thuốc trung bình 2,5 ngày thì sốt giảm (Quảng Ðông tỉnh y dược khoa kỹ tư liệu tuyển biên, 1972). Viêm ruột thừa: Dùng đơn buốt năm lá 15-30g khô, sắc lấy nước uống, hoặc thêm đường phèn, sữa bò vào uống, mỗi ngày dùng 1 tễ. Thử nghiệm điều trị 35 ca: 21 ca cấp tính + 14 mạn tính. Ðối với trường hợp á cấp: khỏi 16, thuyên giảm 5. Với 14 ca mạn tính: 9 khỏi hoàn toàn, 3 có chuyển biến, 2 vô hiệu. Triệu chứng sốt: 50% bệnh nhân sau 2-3 ngày đỡ sốt, 1 trường hợp sau 12 ngày sốt mới bắt đầu giảm. Triệu chứng đau (ở bụng dưới, phía bên phải): 80% hết đau, trung bình 5 ngày đau bắt đầu giảm. Trong quá trình trị liệu không thấy tác dụng phụ (Phúc Kiến tỉnh trung y nghiên cứu sở: Trung y lâm sàng kinh nghiệm hối biên, 1960).

(sưu tầm)

CÂY QUỶ CHÂM THẢO CHỮA BỆNH

Cây quỷ châm thảo còn có tên là đơn buốt, cúc áo, tử tô hoang, tiểu quỷ châm, cương hoa thảo, rau bô binh… là cây thảo mọc hoang, thường thấy ở ven đường, bờ ruộng, bãi hoang quanh nhà. Cây có thể cao từ  0,40-1m. Thân và cành đều có những rãnh chạy dọc, có lông. Lá mọc đối, cuống dài, lá chét hình mác, phía đáy hơi tròn, cuống ngắn, mép lá chét có răng cưa to thô. Cụm hoa hình đầu, màu vàng, mọc đơn độc hay từng đôi một ở nách lá hay đầu cành. Quả bế hình thoi, 3 cạnh, không đều, dài 1cm, trên có rãnh chạy dọc. Theo y học cổ truyền, cây đơn kim 3 lá có vị ngọt nhạt, tính bình. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán ứ, tiêu thũng. Dùng chữa cảm, cúm, họng sưng đau,  viêm ruột,  trẻ nhỏ cam tích, chấn thương, mẩn ngứa, lở loét…


Một số bài thuốc thường dùng:

– Chữa viêm họng do lạnh: Đơn kim cả hoa và lá, kim ngân hoa, sài đất, lá húng chanh, cam thảo đất, mỗi thứ 10-15g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần. Dùng trong 5-7 ngày.

– Chữa đau nhức do phong thấp:  Lấy đơn kim 30-60g, rửa sạch sắc nước uống, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 10-15 ngày.

– Chữa trẻ nhỏ cam tích: Đơn kim 15g, gan lợn 30-60g. Rửa sạch lá đơn kim rồi cho lá xuống đáy nồi, đổ ngập nước, đặt gan lên phía trên hấp chín, ngày chia 2 lần, ăn liền 5-7 ngày.

– Chữa chấn thương phần mềm nhẹ, tụ máu đau nhức: Đơn kim cả lá và hoa, lá cây đại, mỗi vị 10-15g, giã nát, băng đắp vào chỗ đau, ngày 1-3 lần.

– Chữa đau răng, sâu răng: Đơn kim cả hoa và lá, rửa sạch cho vào ít muối, giã nhỏ đặt vào chỗ đau. Hoặc lấy đơn kim 50g, rửa sạch, ngâm với 250ml rượu trắng (theo tỷ lệ 1/5). Trường hợp bị đau răng, ngậm trong miệng một lúc rồi nhổ đi.

– Chữa đau lưng do làm gắng sức: Đơn kim 150-180g, rửa sạch sắc lấy nước, thêm 250g đại táo, đường đỏ và chút rượu trắng, nấu nhỏ lửa cho đến khi táo chín nhừ; Chia 4-5 lần uống trong 2 ngày, uống liền 7-10 ngày.

– Chữa mẩn ngứa do dị ứng thời tiết: Đơn kim 100-200g, nấu với 4-5 lít nước tắm, đồng thời lấy bã xát kỹ lên vết mẩn. Thường chỉ dùng 1-2 lần là có kết quả.

Ngoài ra trong nhân dân cũng có một cây khác có tên là đơn buốt hay đơn kim hay quỷ trâm thảo (Bidens bipinnata L., cùng họ cúc) cũng mọc hoang khắp nơi. Cây này chỉ khác cây trên ở chỗ số lá kép nhiều hơn 3, cụm hoa  hình đầu, màu vàng.

(Theo SKDS)

Bệnh Alzheimer

Alzheimer-nguoigia

Khứu giác kém có thể là dấu hiệu của bệnh Alzheimer

Theo một nghiên cứu qui mô lớn của các nhà khoa học Mỹ, những người gặp khó khăn trong việc cảm nhận các mùi thông thường, như hành, chanh, quế…có thể đang có dấu hiệu đầu tiên của bệnh Alzheimer. Phát hiện mới này có thể giúp hình thành các phương pháp thử nghiệm khứu giác để xác định nguy cơ mắc bệnh Alzheimer – nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 đối với người cao tuổi.
Alzheimer là bệnh suy thoái thần kinh não bộ, gây ra sự sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Bệnh này phá hủy dần dần trí nhớ cũng như khả năng suy nghĩ, nhận thức, giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.
Trong nghiên cứu này, 600 người trong độ tuổi từ 54 đến 100 được yêu cầu phân biệt 12 mùi quen thuộc: hành, chanh, quế, tiêu đen, chocolate, hoa hồng, chuối, dứa, xà bông, chất pha loãng sơn, xăng và khói. Khi ngửi từng mùi nói trên, người tham gia thử nghiệm nghe các câu hỏi được đọc lớn và sau đó chọn 1 trong 4 đáp án về tên mùi được ghi sẵn trên 1 tờ giấy.
Kết quả thử nghiệm cho thấy trong tổng số người nói trên, 25% đã nhận biết chính xác tất cả các mùi hoặc chỉ sai 1 lần duy nhất; 50% ngửi đúng ít nhất 9 mùi; và 25% còn lại chỉ nhận ra được từ 8 mùi trở xuống.
Tất cả 600 người này đều được thử nghiệm về chức năng nhận thức 21 lần mỗi năm trong suốt 5 năm, và 1/3 trong số đó đã có ít nhất một rối loạn nhẹ về trí nhớ và tư duy.
Ở những người phạm ít nhất 4 lỗi trong các thử nghiệm về mùi, nguy cơ xảy ra những rối loạn nhận thức tăng 50% so với ngững người phạm không hơn 1 lỗi. Những người phân biệt mùi kém cũng có nguy cơ cao hơn trong việc phát sinh bệnh Alzheimer từ những khiếm khuyết nhẹ của chức năng nhận thức.
Sau khi loại trừ ảnh hưởng của những yếu tố như tuổi, giới tính, học vấn, tiền sử đột quị và hút thuốc lá, các chuyên gia nhận thấy kết quả thử nghiệm vẫn không thay đổi: những ai có khả năng kém hơn trong việc nhận biết mùi thì sẽ có nguy cơ cao hơn về rối loạn nhận thức.

Theo các nhà khoa học, những thương tổn cực nhỏ được xem là dấu hiệu của bệnh Alzheimer xuất hiện trước nhất trong vùng não có chức năng kiểm soát khứu giác.
Vì thế, nhóm nghiên cứu cho rằng thử nghiệm khứu giác có thể là công cụ quan trọng để phát hiện sớm bệnh này, từ đó tìm cách làm chậm lại hoặc chặn đứng sự phát triển của bệnh cũng như tình trạng mất trí nhớ nghiêm trọng do bệnh gây ra.
Nhận xét về nghiên cứu này, ông Robert Franks, chuyên gia về não và mùi của trường Đại học Cincinnati, nói: “Nghiên cứu này rất có ý nghĩa vì nó dựa trên cơ sở giải phẫu học”.
Theo ông, những nghiên cứu khác cũng cho thấy việc mất khả năng ngửi mùi có liên quan đến bệnh Alzheimer, nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên về khả năng khứu giác của những người khỏe mạnh trong suốt 5 năm bằng nhiều xét nghiệm thực tế để phát hiện dấu hiệu của sự sa sút trí tuệ.
Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Robert Wilson, thuộc Trường Đại học Rush ở Chicago, cho rằng không nên quá hoảng hốt trước hiện tượng suy yếu khả năng khứu giác. Ông nói: “Không phải tất cả những ai phân biệt mùi kém đều gặp rắc rối về nhận thức”.
Bà Claire Murphy, chuyên gia về bệnh Alzheimer ở trường Đại học bang San Diego, cũng khuyên những người cao tuổi nên thông báo cho bác sĩ biết về việc mất khả năng nhận biết mùi. Việc suy yếu khả năng khứu giác như thế có thể xuất phát từ một khối thịt thừa (polyp) trong mũi hoặc do viêm xoang. Bà nói: “Nếu một người già mà vẫn còn có khứu giác tinh nhạy thì đó là một dấu hiệu rất tốt cho khả năng nhận thức”.
Nghiên cứu này được thực hiện với sự tài trợ của Viện nghiên cứu Lão hóa quốc gia Hoa Kỳ và Sở Y tế công cộng bang Illinois.
Kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Wilson và các cộng sự đã được công bố ngày 02/07/2007 trên Archives of General Psychiatry (Tài liệu Tâm thần học tổng quát) ở Hoa Kỳ.

(Theo AP, VietNamNet)

image004
Bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer là một bệnh thoái hóa não nguyên phát, căn nguyên chưa rõ ràng, biểu hiện lâm sàng bằng trạng thái mất trí tiến triển, không phục hồi, thường khởi phát ở lứa tuổi trên 65.
Tỷ lệ bệnh Alzheimer ở người trên 65 tuổi là khoảng 5% và ở nhóm người trên 85 tuổi là 20%.
Về lâm sàng, trạng thái mất trí tiến triển thường khởi đầu bằng rối loạn trí nhớ, các rối loạn ngôn ngữ, rối loạn hoạt động, rối loạn trí tuệ.
Các biến đổi đặc trưng trong não là sự giảm sút đáng kể các nơron, teo lan tỏa vỏ não, giãn rộng não thất.

Phân loại bệnh
– Alzheimer týp 1 khởi phát ở lứa tuổi sau 65, triệu chứng chủ yếu là rối loạn trí nhớ, bệnh tiến triển chậm.
– Alzheimer týp 2 khởi phát ở lứa tuổi trước 65, bệnh tiến triển nhanh.

 
I. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH ALZHEIMER:
Các nhà khoa học đưa ra một số giả thuyết cố gắng giải thích nguyên nhân của bệnh, trong đó có giả thuyết cholinergic thiết lập cả phương pháp trị liệu bệnh trực tiếp. Giả thuyết này đề xuất rằng AD là do giảm tổng hợp của chất truyền thần kinh acetylcholin. Tuy nhiên giả thuyết cholinergic đã không được duy trì hỗ trợ rộng rãi, vì thuốc dùng để điều trị thiếu hụt acetylcholine thực sự không có hiệu quả đối với bệnh nhân.
Năm 1991, người ta mặc nhiên công nhận giả thuyết amyloid beta (Aβ)là nguyên nhân cơ bản của bệnh. Cơ sở của định đề này xuất phát từ vị trí của gen sản xuất protein tiền chất amyloid beta (APP) trên nhiễm sắc thể 21.
Một vắc-xin thử nghiệm đã chứng minh rõ ràng các mảng amyloid đã không có bất kỳ tác động đáng kể về bệnh mất trí nhớ. Các nhà nghiên cứu đã dẫn đến nghi ngờ những tập hợp Aβ đơn phân tử (không phải dạng mảng) là hình thức gây bệnh chính của Aβ. Những phân tử của các sản phẩm độc hại, cũng được gọi là amyloid phối tử có thể khuyếch tán liên kết với một thụ thể trên bề mặt tế bào thần kinh và thay đổi cấu trúc của các khớp thần kinh, do đó phá vỡ dẫn truyền tín hiệu thần kinh. Một thụ tử Aβ có thể là prion protein, giống như các protein có liên quan đến bệnh bò điên và các điều kiện liên quan đến con người, bệnh Creutzfeldt-Jakob, do đó có khả năng liên kết các cơ chế cơ bản của các rối loạn thoái hóa thần kinh của bệnh Alzheimer.
Trong năm 2009, lý thuyết này đã được cập nhật và cho thấy một họ hàng gần của protein beta-amyloid (không nhất thiết phải chính là beta-amyloid) có thể là thủ phạm chính trong căn bệnh này. Lý thuyết này cho rằng một cơ chế liên quan với amyloid có ảnh hưởng đến cơ chế truyền tín hiệu thần kinh trong não bộ trong giai đoạn phát triển phôi thai , có thể kích hoạt quá trình lão hóa có liên quan trong cuộc sống sau này, làm héo dần tế bào thần kinh và gây bệnh Alzheimer.

 

 

II. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH ALZHEIMER:
– Quên tên: lãng quên tên (tên bố, mẹ, vợ, con…) lặp đi, lặp lại nhiều lần trong ngày. Cuối cùng là quên tên của mình.
– Hay ghi chép lặt vặt (tạo tiền đề để nhớ).
– Tìm mọi cách để phủ nhận những sa sút trí nhớ của mình.
– Gọi điện cho người thân nhiều lần (gọi xong lại quên, gọi lại).
– Lẫn lộn các đồ vật, nhầm ngày, tháng, năm.
Các triệu chứng toàn phát.
– Mất trí nhớ: là triệu chứng đầu tiên và xuất hiện rất sớm, ngày càng nặng và không hồi phục. Bệnh nhân thường mất trí nhớ gần (quên những sự vật mới xảy ra). Dần dần họ quên ngày, tháng, quên tên vợ con của mình. Khi ra khỏi nhà thì quên đường về, quên rửa mặt, quên cài cúc áo, quên mặt vợ (hoặc chồng) của mình.
– Rối loạn ngôn ngữ: biểu hiện sớm và khó tìm từ để biểu hiện ý tưởng. Họ khó phát âm, nói không trôi chảy sau đó mất ngôn ngữ, nói xong nhưng không hiểu mình vừa nói gì.
– Rối loạn phối hợp động tác: bệnh nhân không chú ý đến trang phục, mặc quần áo rất khó khăn, khó thực hiện được công việc hàng ngày. Bệnh nhân yếu cơ, run, hay bị chuột rút vì vậy ảnh hưởng đến các công việc vệ sinh cá nhân như tắm, rửa, thay quần áo…
– Rối loạn chức năng nhận thức: vì rối loạn trí nhớ và chú ý dẫn đến rối loạn khả năng nhận thức. Người bệnh có rối loạn khả năng định hướng không gian, thời gian, mất khả năng tính toán đơn giản, mất khả năng đánh giá…
– Trầm cảm thường xuất hiện ở giai đoạn sớm, có 25-85% bệnh nhân có trầm cảm. Tuy nhiên các triệu chứng trầm cảm là không ổn định. Có lúc bệnh nhân có ý định tự sát, nhưng sau đó lại xuất hiện khoái cảm.
– Các triệu chứng loạn thần gặp ở 10-30% số bệnh nhân. Thường gặp là hoang tưởng bị hại, nhưng đôi khi cũng có ảo thị giác với các hình ảnh kỳ quái.
– Hình ảnh chụp cắt lớp (CT Scanner) não và chụp cộng hưởng từ (MRI) não có hình ảnh teo não lan toả, giãn rộng các não thất.

 
III. ĐIỀU TRỊ BỆNH ALZHEIMER:
Các biện pháp chung
– Tạo môi trường tâm lý xã hội cho người cao tuổi. Không nên thay đổi chỗ ở, tạo điều kiện cho họ tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời, câu lạc bộ người cao tuổi.
– Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý, cung cấp đầy đủ các yếu tố vi lượng như canxi, phospho. Tránh lạm dụng rượu, thuốc lá.
– Điều trị các bệnh kết hợp như bệnh phổi, phế quản, bệnh tim mạch, đái tháo đường…
Điều trị bằng thuốc
– Các chất cholinergic: Rivastigmine (exelon) là một chất ức chế men acetylcholinesterase, thuốc có tác dụng chọn lọc trên enzym đích ở hồi hải mã và vỏ não, những vùng này bị ảnh hưởng nhiều nhất trong bệnh Alzheimer. Thuốc exelon nói chung dung nạp tốt, nhưng vẫn có vài tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, chậm nhịp tim.
Ngoài ra, còn sử dụng các thuốc như nivalin, gliatylin cũng cho kết quả khả quan. Các thuốc trên chỉ có tác dụng làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer chứ không điều trị khỏi bệnh.
– Nếu bệnh nhân có các triệu chứng trầm cảm, hoang tưởng, ảo giác đi kèm thì cần điều trị bằng các thuốc chống trầm cảm (nhóm SSRI) và thuốc an thần (thuốc an thần mới). Việc điều trị này phải do bác sỹ chuyên khoa tâm thần đảm nhiệm. Liều thuốc chỉ dùng bằng 1/3 đến 1/2 liều người lớn thông thường. Khi bệnh nhân có kích động, trầm cảm, hoang tưởng, ảo giác nặng thì phải nhập viện điều trị.

 
PHÒNG CHỐNG BỆNH ALZHEIMER:
Các nghiên cứu dịch tễ đưa ra kết luận rằng các hoạt động nhưđánh cờ hoặc những mối tương tác xã hội có khả năng làm giảm nguy cơmắc bệnh, mặc dù không tìm thấy được mối quan hệ nhân quả nào.
Hiện nay không có bất kỳ một bằng chứng dứt khoát nào hỗ trợ đặc biệt hiệu quả cho các biện pháp ngăn chặn hoặc trì hoãn sự khởi đầu của bệnh, tuy nhiên các nghiên cứu dịch tễ học đã đề xuất mối quan hệ giữa các yếu tố nhất định, chẳng hạn mối liên hệ giữa chế độ ăn uống, nguy cơ tim mạch, các sản phẩm dược phẩm, sản phẩm công nghệ thông tin, với khả năng số bệnh nhân ngày một tăng.
Mặc dù các yếu tố tim mạch, như tăng cholesterol, cao huyết áp, tiểu đường, và hút thuốc lá, được liên kết với một nguy cơ khởi phát và phát triển bệnh Alzheimer, nhưng statin là loại thuốc làm giảm cholesterol vẫn chưa chứng minh được hiệu quả trong việc ngăn ngừa hoặc cải thiện tiến trình phát triển bệnh. Chế độ ăn kiêng của người vùng Địa Trung Hải, trong đó bao gồm trái cây và rau quả, bánh mì, lúa mì và ngũ cốc khác, dầu ô liu, cá, và rượu vang đỏ có thể làm giảm rủi ro mắc bệnh Alzheimer.
Việc sử dụng vitamin không tìm thấy bằng chứng đủ hiệu quả để khuyến cáo trong việc phòng ngừa và chữa trị bệnh: như vitamin C, E, hoặc axit folic , có hoặc không có vitamin B12. Thử nghiệm kiểm tra acid folic (B9) và vitamin B khác không cho thấy bất kỳ liên kết quan trọng với suy giảm nhận thức.
Những người tham gia vào các hoạt động trí tuệ như đọc sách, chơi trò chơi hội đồng, hoàn thành câu đố ô chữ, chơi nhạc cụ, hoặc tương tác xã hội thường xuyên cho thấy giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Điều này tương thích với các lý thuyết dự trữ nhận thức, trong đó nêu rằng một số kinh nghiệm đời sống cho kết quả hoạt động thần kinh hiệu quả hơn việc cung cấp dự trữ một nhận thức cá nhân trong sự trì hoãn việc khởi đầu của những biểu hiện mất trí nhớ .
Chăm sóc tại nhà
Bệnh Alzheimer không thể chữa trị được và dần dần nó sẽ làm cho người bệnh không có khả năng đáp ứng những nhu cầu riêng của họ, cho nên việc chăm sóc phải được quản lý chặt chẽ trong quá trình của bệnh.
Trong giai đoạn đầu và giữa, sửa đổi môi trường sống và lối sống có thể tăng tính an toàn cho bệnh nhân và giảm gánh nặng cho người chăm sóc. Bệnh nhân có thể không có khả năng tự ăn uống , do đó, yêu cầu thực phẩm được cắt thành từng miếng nhỏ hoặc nghiền. Khi nuốt sẽ rất khó khăn, cho nên phải sử dụng các ống dẫn thức ăn. Trong trường hợp này, hiệu quả y tế và đạo đức của việc nuôi bệnh là một yếu tố quan trọng của những người chăm sóc và các thành viên trong gia đình.
Khi bệnh tiến triển, các vấn đề y tế khác nhau có thể xuất hiện, chẳng hạn như bệnh răng miệng, loét áp lực, suy dinh dưỡng, các vấn đề vệ sinh, da, hô hấp, hoặc nhiễm trùng mắt. Chăm sóc cẩn thận có thể ngăn chặn chúng.

(camnangbenh.com)