10 “ngón đòn hiểm ác” của thương lái TQ khiến dân Việt Nam điêu đứng

(GDVN) – Từ việc mua móng trâu, rễ hồi, ốc bươu vàng tới việc săn lùng gỗ sưa rao giá bạc tỷ hay sẵn sàng thu mua phế liệu với giá cực cao – những hành động tưởng như vô thưởng vô phạt nhưng lại ẩn chứa những dụng ý sâu xa của lái thương Trung Quốc.

Nhiều năm trở lại đây, người dân Việt Nam (VN) đã nằm lòng những câu chuyện xoay quanh việc tận thu hàng hóa một cách rất “khó hiểu” của người Trung Quốc (TQ). Đã có thời, thương lái TQ đi khắp các chợ ở vùng quê VN thu mua rễ hồi. Ngay sau đó, một chiến dịch triệt phá rừng hồi, một dược liệu quý hiếm của VN, đã diễn ra.
Thêm vào đó, TQ còn mua râu ngô non khiến hàng loạt nông dân triệt phá nương ngô mang bán, và thiếu đói ở một bộ phận dân chúng xảy ra. Không những thế, những năm 90 của thế kỷ trước, khi ốc bươu vàng được nhập khẩu từ TQ vào VN, người ta chỉ biết đến nó như một nguồn thực phẩm mới, thậm chí, một phương pháp làm giàu. Chỉ đến khi dịch ốc bươu vàng bùng phát trên toàn quốc, những cánh đồng bị tàn phá dưới miệng ốc, thì chúng ta mới thấy thâm ý của của những hành động này.

Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam xin điểm một số sự kiện lớn gây rúng động xã hội VN trong suốt thời gian qua về chính sách thu mua của TQ, gây tổn thất không nhỏ tới nền kinh tế của VN.

1. TQ mua mèo, đại dịch chuột hoành hành năm 1997

Theo lời bác Nguyễn Bảo Sinh – người được mệnh danh là “vua chó mèo” đất Hà Thành, đại dịch chuột kinh hoàng nhất trong lịch sử diễn ra vào những năm 1997 – 1998.

Khi đó, TQ ráo riết thu mua mèo với giá cao. Người dân VN lùng sục khắp các thôn bản, ngõ ngách, nhà nào có mèo là mua về để bán sang TQ. “Thậm chí, dân mình còn tự ăn cắp mèo của nhà hàng xóm đem bán. Tình trạng bắt trộm mèo trong dân diễn ra khá phổ biến, đời sống của bà con xóm làng được phen xáo trộn, điên đảo khi người này nghi ngờ người kia,…” – ông Sinh cho biết.

Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, toàn miền Bắc đã thưa vắng bóng dáng mèo, giống mèo ta cạn kiệt trên thị trường. Đó là một trong những nguyên nhân khiến đại dịch chuột bắt đầu hoành hành, người dân phải mua bả chuột để bẫy nhưng cũng không đạt hiệu quả như mong muốn. “Mùa màng thất bát, lúa gạo trong nhà bị chuột chén sạch, cơn khát diệt chuột chưa bao giờ cháy bỏng đến mức ấy”- ông Sinh nhớ lại.

Mãi tới năm 1999, khi trại mèo công nghiệp đầu tiên tại miền Bắc ra đời, cộng thêm với việc lai tạo mèo nước ngoài của bác Sinh, các giống mèo bắt đầu lan rộng, đại dịch chuột đã giảm đi trông thấy.

2. Thu mua móng trâu, tan hoang sức kéo của nông dân

“Mình không nhớ rõ năm nào, nhưng khoảng 2003 – 2004, đi công tác trên biên giới Cao Bằng, mình đã lên Đồn Biên phòng Trà Lĩnh cùng anh em đi phục bắt “đối tượng buôn lậu nguy hiểm”. Khi bắt được đối tượng, mở mấy bao tải tang vật để kiểm đếm, lập biên bản, cả Tổ công tác, từ sỹ quan đến chiến sĩ, xuất phát từ con nhà nông dân từ đồng bằng đến miền núi đều nghiến răng kèn kẹt: “Tiên sư bọn nó” khi thấy những móng trâu vẫn còn thâm máu, vỡ vụn xương”, anh Mai Thanh Hải (Hà Nội) chia sẻ.

Có thời điểm, thương lái TQ ráo riết về các chợ nông thôn VN thu mua móng trâu với giá rất cao, thậm chí những cái móng từ 4 chân của một con trâu được họ mua với giá hơn hẳn một con trâu. Thế là nông dân VN đua nhau giết trâu lấy móng, cho dù thịt trâu có phải bán đổ bán tháo vẫn cứ lời.

Cái gọi là “chính sách thu mua” của TQ hồi ấy hướng vào mặt hàng “móng trâu” khiến không biết bao nhiêu con trâu đang tuổi cày kéo phải tập tễnh lê lết và sau đó biến thành các món trâu khô, trâu xào rau muống, trâu kho… bởi ban đêm, kẻ gian lẻn vào chuồng, giơ dao quắm, dao rựa phang thẳng vào chân, chặt móng.

Và chỉ một thời gian rất ngắn, chính sách này đã triệt phá khá lớn sức kéo của nông dân nghèo VN, bà con lại phải sang bên kia “xuống nước” để mua lại sức kéo.

3. Hết móng trâu, nông dân lại “vàng mặt” vì nạn chè vàng

Giữa năm 2007, tại các tỉnh biên giới và trung du như Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Thái Nguyên xôn xao về việc các thương nhân TQ đi thu gom không chỉ là chè khô mà cả búp chè tươi, chè héo và dụng cụ chế biến thô của Việt Nam mang về chế biến.

Tình trạng thu mua này dẫn đến việc giá chè được đẩy lên cao bất thường, từ 15.000 lên 25.000 đồng/kg lên 75.000 – 90.000 đồng/kg. Tại Phú Thọ, Tuyên Quang… giá chè nguyên liệu tươi cũng được đẩy lên 5.000 đồng/kg (tăng gấp đôi so với ngày thường). Cây chè vì thế mà bị vặt vô tội vạ, còn các nhà máy trong nước thì điêu đứng vì không có nguyên liệu chế biến.

Trước cơn “lốc” thu mua chè vàng của lái buôn TQ, TS. Trần Văn Giá, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Chè VN chua xót: Hậu quả nhãn tiền của nạn chè vàng là cây chè bị khai thác cạn kiệt, chất lượng ngày càng kém là do thu hái không đúng quy trình kỹ thuật.

Khi giá chè vàng được đẩy lên bất thường, chỉ sau một thời gian ngắn đã bắt đầu giảm và trở lại như trước. Phía TQ từ chối mua các loại chè giả chè vàng, do vậy, tại các cửa khẩu còn tồn đọng từ 5.000 – 7.000 tấn chè khô. Bà con nông dân chưa kịp vui mừng vì giá chè cao nay phải đối mặt với tình trạng thua lỗ do chè vàng ế ẩm.

Cũng do tình trạng mua bán nguyên liệu kiểu vơ vét, tận thu nên các doanh nghiệp (DN) chế biến chè VN lao đao vì thiếu nguyên liệu trầm trọng. Nhiều DN phải mua nguyên liệu không đảm bảo về sản xuất. Đã có hợp đồng bị phá vỡ, DN đành chịu lỗ vì không đủ hàng giao kéo theo hàng nghìn công nhân không có việc làm.

Uy tín chè VN cũng bị ảnh hưởng, mà biểu hiện rõ nhất là có DN nước ngoài đã quay lưng với chè Việt. Thậm chí, một công ty nước ngoài đã kiện Công ty chè Sông Lô và Công ty chè Nghệ An vì phá vỡ hợp đồng do thiếu nguyên liệu để giao. Hiệp hội Chè thời điểm đó đã rất lo ngại: “Nếu tình trạng chảy máu chè vàng còn tiếp tục, sẽ có thêm nhiều nhà máy chè phải đóng cửa”.

4. TQ mót phế liệu, kẻ xấu đua nhau cắt cáp quang

Tháng 4/2007, các cơ quan quản lý tá hỏa khi tuyến cáp quang quốc tế TVH nối Việt Nam với Thái Lan và Hồng Kông bị cắt trộm. Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông sau đó ước tính 11 km cáp quang bị cắt đã gây thiệt hại hàng chục triệu USD. Vụ trưởng Vụ Viễn Thông- Bộ Thông tin  và Truyền thông, ông Phạm Hồng Hải khi đó đã khuyến cáo rằng: “Sợi cáp quang không thể bán cho người thu mua phế liệu vì lõi làm bằng thủy tinh chứ không phải làm bằng đồng”. Nhưng khuyến cáo đó không có tác dụng.

Liền sau đó, liên tiếp xảy ra các vụ cắt cáp ở hàng loạt các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng. Sự thể bấy giờ nghiêm trọng đến mức các lực lượng Hải quân, Biên phòng, Công an được huy động tuần tra để bảo vệ cáp, có ý nghĩa như những huyết mạch nối Việt Nam với thế giới.

Tổng cục Cảnh sát thậm chí có lệnh cấm khai thác “cáp phế liệu” gửi hầu hết tỉnh, thành và từ động thái này, lại lòi ra chuyện một vài tỉnh thậm chí còn cấp phép cho ngư dân khai thác phế liệu đối với loại tài sản quốc gia quan trọng như cáp quang biển. Khi quăng lưới, cắt cáp, họ không phân biệt được, cũng chả cần phân biệt cáp với cá có gì khác nhau khi bản chất vẫn là chuyện “quy ra tiền”.

Vài tháng sau đó, khi nữ “cáp tặc” Nguyễn Thị Bích Phượng bị bắt giữ tại Bà Rịa – Vũng Tàu, bị đưa ra toà và lĩnh án 12 năm tù, người ta mới hiểu tại sao Phượng sẵn sàng thế chấp tài sản, mua 3 con tàu chỉ để đi cắt trộm cáp quang trên biển bán phế liệu. Rất đơn giản bởi người mua là các thương lái Trung Quốc.

Phải đặc biệt lưu ý khi giao thương với TQ
Theo GS-TS Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam thì “rõ ràng Trung Quốc đã có một chính sách rất lớn trong vấn đề thu mua này”. GS-TS Bửu vạch trần bản chất của sự việc: “Thương nhân Trung Quốc mua có chọn lọc chứ không phải bất cứ mặt hàng nào cũng mua đâu. Tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc đang rất nóng.

Do vậy, nguyên liệu bị thiếu hụt rất nghiêm trọng và VN là thị trường béo bở. Nhưng điều đáng nói Trung Quốc chưa bao giờ ký nghị định thư với ta mà chỉ thích mua theo đường tiểu ngạch”.

Do vậy, trong giao thương với các DN Trung Quốc, theo GS-TS Bùi Chí Bửu: Nhà nước và DN cần đặc biệt lưu ý.

Bởi lẽ: “Trong làm ăn với VN, TQ luôn có những chính sách căn cơ, lâu dài chứ không đơn giản, ăn xổi ở thì như nhiều người nghĩ. Hiện VN đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nên muốn cấm họ mua cũng không được. Muốn làm ăn lâu dài, Nhà nước phải yêu cầu Trung Quốc ký nghị định thư cam kết mua mặt hàng nông sản của VN qua các năm như các nước châu Âu, Mỹ đã làm. Tuy nhiên, 15 năm qua, việc đàm phán không thành công”.

Trước thời kỳ bắt tay trở lại hợp tác với Trung Quốc (TQ), người dân Việt Nam (VN) vẫn thường truyền tai nhau về những câu chuyện xoay quanh việc mua rễ hồi, râu ngô hay ốc bươu vàng của người TQ,… Sau này, khi chúng ta đã thiết lập mối bang giao hữu hảo, mặt hàng mà thương lái TQ săn lùng lại là những nguyên liệu thô dễ tinh chế, nâng cao giá trị như: long nhãn, dưa hấu, thanh long, gỗ sưa, dược liệu… Vì chính sách thu mua của TQ mà có thời cả làng ở VN đi chặt phá rừng, vớt rong mơ tự hủy diệt nguồn lợi thủy sản hoặc bán dược liệu quý như cho không. Thậm chí, có cả một phong trào nuôi chó Nhật rồi mủ cao su…

5. Cả làng đi chặt tai ngựa, thảm trạng phá rừng diễn ra
                                    Cả làng đi chặt cây tai ngựa. (Ảnh: LĐ)
    Cây su mạ (theo tiếng của người Nùng bản địa, “su” là cái tai, “mạ” là con ngựa) sẽ sống vĩnh viễn với người xứ Lạng ở hầu khắp các huyện, nếu như năm 2008, không có chiến dịch thu mua “tàn nhẫn”, quyết liệt của người phía bên kia biên giới. Với giá gần 1.000 đồng/kg gỗ tươi, bán cả cây lớn, cả bó, cả xe công nông, chẳng mấy chốc người đi rừng dễ dàng làm giàu nhờ… phá rừng thật sự.

    Ông Hoàng Văn Đồng – Bí thư Đảng ủy xã Gia Cát (Lạng Sơn) lúc đó đã thở dài: Người ta đem các loại phương tiện, kể cả vác, bế, cõng cây tai ngựa ra các điểm thu mua bán cho tư thương. Dòng người đi kìn kìn, nhìn mà phát hãi. Xã tôi có 10 thôn bản, thì có 8 thôn bản, bà con thi nhau đi đẵn tai ngựa về bán. Có người đàn bà đi kiếm “lộc rừng” ở trên đỉnh Mẫu Sơn, mải mê tìm lá, tìm cây đã rơi tõm xuống cái hố sâu cả trăm mét mà người Pháp để lại, chết thê thảm.
    Xã Gia Cát có hơn 4.500 dân, gồm 3 dân tộc Nùng, Tày, Kinh. Bà con có truyền thống bảo vệ rừng, với diện tích rừng phủ tới 68% địa bàn. 900 hộ dân ở Gia Cát, thì có tới 800 hộ nhận khoanh nuôi bảo vệ rừng, nhiều gia đình quản lý tới 20ha rừng đã được cấp “bìa đỏ” hẳn hoi. Tuy nhiên, từ khi có phong trào thu mua cây với giá cao, cả làng đua nhau đi chặt tai ngựa, rừng bị tàn phá thảm khốc, thảm trạng cháy rừng, suy thoái môi trường, đa dạng sinh học đã diễn ra.
   Khi tai ngựa sắp hết, người dân ở đây cùng nhớ lại những loài cây đã bị chiến dịch thu mua của tư thương làm cho đã hoặc đang bên bờ vực bị tiệt giống. Ví dụ như cây khải chuông; cây mạy thé, cây sau sau (như một thứ đặc sản để ăn… lẩu).
   Tương tự như vậy, ở Mẫu Sơn, theo cán bộ địa phương, mỗi ngày có dăm bảy chục người cơm đùm cơm nắm, luồn rừng đi đẵn cây bùng bay (một loại dược liệu quý) bán sang bên kia biên giới. Các biện pháp quản lý rừng của ngành kiểm lâm – trước nạn khai thác những cây nhỏ, gỗ tạp – là gần như… bất lực. Bởi lâm tặc đi xe máy, cầm dao lội rừng như khách du lịch, đon “củi” (cây bán ra nước ngoài) rất bé, bị đuổi là ném bỏ, vẫy tay chào cán bộ. Cán bộ vừa quay lưng, là họ lại thản nhiên đẵn rừng cõng đi bán.
6. Ồ ạt vớt rong mơ, tự hủy diệt nguồn lợi thủy sản
     Năm 2009, phong trào ồ ạt đi vớt rong mơ bán cho TQ với giá 4.500 đồng/ kg (khô) đã nở rộ ở một số tỉnh ven biển như Quảng Nam, Quảng Ngãi. Không ai biết TQ mua hàng này về làm gì và thực sự giá trị thế nào, chỉ biết với giá mua hiện nay, người đi vớt lẫn người đi gom hàng đều sống khỏe.
     Cây rong mơ thường sống bám vào rạn san hô, vốn là chỗ trú ẩn, kiếm ăn, sinh đẻ của nhiều loài thuỷ sản. Đến tháng 5 và 6 hàng năm, cây rong mơ già đi phủ tràn lên mặt biển. Lúc này đi vớt rong là được sản lượng cao nhất, lại làm sạch biển, tránh cho tàu bè qua lại không bị gặp nguy hiểm vì quấn rong vào chân vịt. Nhưng do ham muốn kiếm nhiều tiền, bà con đã đổ ra biển vớt rong từ tháng 4, thậm chí tháng 3. Để có rong họ lặn xuống rạn, bứt đứt từng búi rong cũng đồng thời giật vỡ đổ những tảng san hô.
                      Người dân đâu biết rằng:Vớt rong mơ hủy diệt nguồn lợi thủy sản
     Nhiều người vớt rong thú nhận, “để có thế bứt rong, họ phải đạp chân lên san hô, không tránh khỏi làm sụp đổ rạn san hô, phá vỡ nơi cư trú của tôm cá”… Tình trạng này đã làm môi trường biển ven bờ bị tàn phá, rạn san hô bị phá hủy, các loài hải sản trở nên khan hiếm. Nhiều người than phiền, vài ba năm trước, một đêm đi ven bờ cũng kiểm được vài trăm, vài chục ký cá kình, cà chuồn gành nhưng đến nay, hầu như những loại cá này biến sạch, không còn 1 con.
   Với việc thách giá cao, thương lái TQ khiến bà con ngư dân tự ra tay hủy diệt nguồn hải sản ven bờ, nhiều người đặt câu hỏi: “Nếu cứ tự hủy diệt môi trường sinh thái như thế này, một chục năm nữa, biển Đông sẽ biến thành cái gì, người dân sống nhờ biển sẽ ra sao?”.
7. Bán dược liệu quý rẻ như bán khoai
Nói về chính sách thu mua của TQ, ông Phạm Quang Diệu, chuyên gia phân tích và dự báo Thị trường Việt Nam cho rằng: Đáng ra, đây là cơ hội để các doanh nghiệp VN xuất khẩu sang TQ kiếm lời, đằng này lại để họ chạy sang bên mình thu gom ở hang cùng ngõ hẻm nữa.
“Ở đây các doanh nghiệp nên tự trách mình. Các anh cứ nghĩ đi tìm thị trường này nọ, mà không để ý đến thị trường này một cách nghiêm túc. Đến khi có vấn đề thì anh lại đổ lỗi cho thị trường này”.
Cây cỏ nhung

Trước đây, khi người TQ phát hiện ra cây cỏ nhung, một loại cây mà người TQ, đặc biệt là vùng Tây Tạng, dùng nhiều để điều trị ung thư, tăng cường sức khỏe, có ở rừng Hoàng Liên Sơn, từ độ cao 2.000m trở lên, họ đã tìm sang thu mua.

   Họ mang cây cỏ nhung đó sang gặp đồng bào người H’Mông, những người leo núi rất khỏe và đề nghị đồng bào tìm cho họ những cây giống như thế. Lúc đầu, họ mua với giá 50 ngàn đồng/kg. Thời gian sau, họ nâng lên 100 ngàn đồng/kg, rồi tới 500 ngàn đồng. Bây giờ, khi loại cây này đã cực kỳ quý hiếm, họ đã nâng lên tới 1 triệu đồng/kg, gồm cả rễ lẫn đất. Tuy nhiên, khi phần lớn người dân ở Lào Cai biết công dụng và giá trị của cây cỏ nhung, thì loài cây này gần như đã tuyệt diệt. Khắp dãy Hoàng Liên Sơn, chỉ còn vài khu vườn nho nhỏ có cỏ nhung, do người dân am hiểu về thuốc trồng.
   Kỳ khôi nhất là chuyện người TQc sang Lào Cai thu mua… “khoai lang núi”. Họ cũng cầm một loại củ, có thân ngoằn ngoèo như con rắn, mỗi đốt thân dài chừng nửa cm sang Lào Cai gặp đồng bào H’Mông. Họ bảo rằng, họ cần thu mua những củ “khoai lang núi” này để… ăn chống đói.
  Thế là, đồng bào ầm ầm vào rừng Hoàng Liên Sơn, đào bới không biết bao nhiêu “khoai lang núi”, hết tấn nọ đến tấn kia, bán cho người ta. Lúc đầu, giá mỗi kg “khoai lang núi” chỉ vài chục ngàn, rồi tăng lên vài trăm ngàn đồng. Khi người Trung Quốc nâng giá “khoai lang núi” lên vài triệu một kg, thì có “bói” cũng chả tìm ra củ nào nữa.
Thiết trúc nhân sâm

Qua tìm hiểu, mới vỡ lẽ ra rằng, cái củ mà đám con buôn người TQ nói với đồng bào H’Mông là “khoai lang núi” thực ra là thiết trúc nhân sâm. Đây là một loại sâm mà thân có đốt như cây trúc, nhưng đốt rất ngắn. Mỗi năm, cây sâm này chỉ ra một đốt. Đồng bào ta đã hăng hái nhổ những củ sâm có tuổi hàng trăm năm trời, quý ngang sâm Ngọc Linh và sâm Triều Tiên, bán cho người TQ rẻ như bán khoai.

  Cuối tháng 11/2010, mặc cho mưa rét, từng đoàn người từ khắp nơi vẫn đổ về huyện vùng cao Kon Plông (tỉnh Kon Tum) thuộc vùng đông Trường Sơn để săn lá cây kim cương, bán cho các đầu nậu thu gom qua Trung Quốc.
 
                                            Học trò còn bỏ học để đi săn lá cây kim cương.
   Ban đầu, loại cây mọc đầy xung quanh nhà dân này được bán với giá 250.000 đồng/kg nhưng sau giá tăng vọt mỗi ngày, có thời điểm bán được 600.000 – 800.000 đồng/kg, thậm chí lên đến 1,2 triệu đồng/kg. Có rất nhiều học sinh ở các xã Đăk Tăng, Măng Bút, Pờ  Ê, Măng Cành… (huyện Kon Plông) đã bỏ học vào các khu rừng già để tìm hái cây kim cương.
   Chủ tịch UBND huyện Kon Plông Huỳnh Tấn Phục cho biết: Tuy chưa rõ công dụng của lá kim cương là thế nào nhưng được thu mua với giá cao như vậy, chắc chắn đây là một loại cây quý, rất cần các nhà chuyên môn nghiên cứu và có kết luận chính thức, để huyện sớm có chủ trương bảo tồn và phát triển trước khi quá muộn.
8. Cơn sốt đỉa: Thoát nghèo hay hiểm họa?
    Gần đây nhất, vào khoảng tháng 4/2011, câu chuyện buôn bán đỉa sang Trung Quốc kiếm bạc triệu đang khiến dư luận sửng sốt, còn các nhà khoa học, các chuyên gia cảnh báo rằng nếu phong trào này lan rộng, hậu quả sẽ khó lường. Khắp các tỉnh như Lào Cai, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên… rộ lên “cơn sốt” đỉa. Trên các trang mạng, không ít người rao mua với giá 10.000 đồng/con.
   Nông dân ở huyện Quảng Trạch, Quảng Bình cho hay: “Tôi thấy đi bắt đỉa đem bán thu nhập còn gấp mấy lần so với việc hì hục làm mấy sào ruộng. Nếu thương lái thu mua cần số lượng lớn và đảm bảo thu mua dài lâu, chắc chúng tôi sẽ tính đến chuyện nuôi đỉa đem bán, mỗi kg đỉa giá 1,5 – 2 triệu đồng, tội gì chúng tôi không làm”.
                Nhiều người dân có ý định nuôi đỉa – loài hút máu người để bán sang TQ vì giá cao.
   Đứng trước nguy cơ người dân sẽ ồ ạt tổ chức nuôi đỉa để cung cấp cho Trung Quốc, Hội Động vật học Việt Nam cho rằng: Đỉa là loài rất dễ sinh sôi nảy nở trong mọi điều kiện trong khi đó tiêu diệt đỉa lại vô cùng khó khăn. Nếu người dân nuôi nhiều, nếu không kiểm soát được, một lượng lớn đỉa tràn ra môi trường tự nhiên thì lúc đó hậu họa sẽ không thể tính hết được.
   Viện trưởng Viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật (Viện KHCN VN) – PGS.TS Lê Xuân Cảnh cho hay: “Người dân hay làm theo phong trào, theo đám đông vì lợi ích kinh tế trước mắt, mà không nghĩ đến hậu quả phía sau. Nếu người dân nuôi đỉa tràn lan không kiểm soát sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cân bằng môi trường sinh thái. Muốn tiêu hủy đỉa cần phải ngâm cồn rồi đốt thì đỉa mới chết.
   Theo Lương Y đa khoa Phạm Đình Chương (Tây Sơn – Đống Đa), đỉa là loại động vật hút máu, chúng có đặc điểm là sinh sản cực kỳ nhanh. Việc người dân nuôi đỉa khác nào tiếp tay cho loại động vật này sinh sôi thêm.
9. Vì sao gỗ sưa có giá 11 tỷ đồng/m3?
  Vào tháng 4/2010, phần lớn những cây gỗ sưa của Việt Nam đều đã bị triệt hạ do “sưa tặc” và những kẻ tham lam. Đã có cả cán bộ tiếp tay cho “sưa tặc” để kiếm lời. Đỉnh điểm của cơn sốt gỗ sưa là vụ bán đấu giá hơn 300kg lõi gỗ sưa ở sân UBND xã Tuân Chính (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc). Hơn 300kg lõi gỗ sưa thu được từ cây sưa bị đốn hạ trong sân ủy ban đã được một người mua với giá 1,3 tỷ đồng. Rồi cây sưa thủng gốc ở trụ sở Tỉnh ủy Vĩnh Yên đã được một lái buôn trả giá tới 1,5 tỷ đồng mà chưa mua được. Như vậy, một mét khối lõi gỗ sưa có giá trị thực tới 11 tỷ đồng (một mét khối nặng chừng 2,5 tấn). Quả là khủng khiếp!
                                Đi săn gỗ sưa vì lõi gỗ sưa có giá 11 tỷ đồng/m3.
   Để tìm hiểu vì sao người Trung Quốc lùng mua ráo riết loại cây mà người Việt không coi trọng, một đoàn khảo sát gồm các nhà khoa học nước ta đã sang TQ tìm hiểu về giá trị gỗ sưa. Tuy nhiên, kết quả thu được là con số không tròn trĩnh. Phía TQ chỉ giải thích chung chung rằng, họ mua gỗ sưa để phục vụ vấn đề tâm linh, làm đồ thờ cúng, đồ gia bảo.
  Tuy nhiên, ông Trần Ngọc Lâm, người sống trong rừng Hoàng Liên Sơn (Sapa, Lào Cai), từng lái xe thuê nhiều năm cho người TQ, chở hàng từ Lào Cai xuyên qua TQ, lên Tây Tạng, sang tận vùng Tây Á cho hay: Người TQ cực kỳ cao thủ trong việc thu mua nguyên liệu từ nước ngoài. Không bao giờ họ tiết lộ công dụng của những thứ mà họ sẽ mua. Bởi vì, nếu công dụng của thứ họ mua lộ ra, người khác sẽ biết cách chế biến, sử dụng, như vậy, họ sẽ khó thu mua tiếp, hoặc phải thu mua với giá cao.
   Ông Lâm đã sang tận Trung Quốc để dò hỏi, gặp trực tiếp Tiến sĩ, Thiếu tướng quân y Vương Đức Tài, Chủ nhiệm Trung tâm thuốc Trung Y (Trung Quốc) và được biết: Với người TQ, ngoài việc sử dụng gỗ sưa làm mộc như các loại gỗ quý khác, thì gỗ sưa còn có dược tính, đặc biệt quan trọng là trị được căn bệnh viêm xương quái đản. Từ lâu, người TQ đã chiết xuất từ lõi cây sưa đỏ ra một hoạt chất và dùng hoạt chất này điều trị bệnh viêm xương rất hiệu quả.
   Nghe vị tướng đứng đầu một trung tâm dược phẩm nói thế, ông Lâm mới ngã ngửa lý do tại sao TQ “kín tiếng” như vậy trong việc mua gỗ sưa. Cũng giống như vụ mua cỏ nhung, “khoai lang núi”, xem ra chỉ khi nào lãnh thổ VN hết sạch gỗ sưa, may ra mới biết rõ người TQ thu mua gỗ sưa với giá cắt cổ để làm gì?!
“Chúng ta cần phải tỉnh táo”
     “Ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Trồng trọt (Bộ NN & PTNT), trao đổi với Tiền Phong đã cho biết: Chúng ta cần phải tỉnh táo để nhận định việc tư thương Trung Quốc vào tận vườn lùng mua nông sản. Thực tế, nước ta sát Trung Quốc, nên xác định đây là thị trường tốt để tiêu thụ nông sản của ta. Và khi họ có nhu cầu, là cơ hội rất tốt cho nông sản Việt Nam, nông dân được lợi.
    Tuy nhiên, nếu họ thay đổi chích sách, việc tiêu thụ hàng nông sản của Việt Nam gặp rất nhiều rủi ro, và nhiều bài học đã diễn ra với nhiều hàng nông sản của ta như hoa quả, rau, cao su, cà phê, hồ tiêu, vải thiều…
   Việc họ mua giá cao có tính tức thời, nó phá vỡ quy hoạch sản xuất của chúng ta, như sắn là một bài học. Khi giá sắn cao lên, thì diện tích cây sắn sẽ lấn những cây trồng khác, mà chủ trương của ta thì không thể phát triển cây sắn một cách tùy tiện được, nhất là quảng canh, dễ dẫn đến phá rừng, lấn đất ruộng, đất mía…, tức là phá vỡ quy hoạch sản xuất. Bài toán trồng – chặt, đã diễn ra ở nhiều địa phương.

Cần nhìn nhận rõ hơn về một thảm hoạ

    Ai đó hơi cảnh giác quá, nhưng họ nói cũng rất có lý: “Người ta” từng thu mua sừng trâu, móng trâu rồi đợi “ta” hết trâu họ tràn sang bán máy cày; “người ta” thu mua hết rắn (thiên địch của chuột),mèo rồi lừa thời cơ tung bả chuột, bẫy chuột sang bán. Giờ họ lần lượt mua hết bùng bay, mạy thé, tai ngựa. Muốn tìm hạt giống các loài cây không hiểu người ta mua để làm gì kia, cán bộ cơ sở cũng đành bó tay! Đó là một thảm hoạ sinh thái, một bài toán “rợn người” ở góc độ bảo tồn đa dạng sinh học.
    Rồi đây, loài cây, loài con nào sẽ tiếp tục bị những người kiếm tiền bằng mọi nhẽ của chúng ta “chém giết” cho… tận diệt theo mẹo Tàu tàn độc?

Trắc Bách Diệp – Vị thuốc cầm máu trong Đông Y

Trắc bách diệp còn được gọi là Trắc bá, tên khoa học: Biota orientalis (L) Endi. Trắc bách diệp là một loài cây nhỏ, cao 2 – 3m, lá mọc đối, hình vẩy. Thân phân nhiều nhánh, các nhánh xếp theo những mặt phẳng thẳng đứng. Quả hình trứng, màu xanh, nhỏ, mọc lẫn ở giữa lá. Trắc bách diệp không chỉ được trồng làm cảnh mà còn được dùng làm thuốc cầm máu rất tốt. Bộ phận dùng là lá cây phơi khô, dùng sống hay sao cháy.

Theo y học dân tộc, lá Trắc bách diệp vị đắng, tính hơi lạnh, có tác dụng cầm máu, mát huyết, thanh thấp nhiệt ở phần huyết nên được dùng chủ yếu để chữa các chứng bệnh về huyết như thổ huyết, băng huyết, đại tiện ra máu, tiểu tiện ra máu, đi lỵ ra máu… Có thể dùng riêng lá cây sao cháy sắc uống, hoặc kết hợp với các vị thuốc cầm máu khác, liều dùng mỗi ngày 10 – 12g.

Gần đây, các công trình nghiên cứu cũng đã xác nhận: “lá Trắc bách diệp có tác dụng làm co thành mạch máu, làm tăng lượng protrombin toàn phần của máu rõ và mạnh, giảm thời gian Quick, làm tăng khả năng đông máu, rút ngắn thời gian chảy máu. Như vậy có thể kết luận lá trắc bá có tác dụng cầm máu”.

Lá Trắc bách diệp cũng được dùng trong các bệnh xuất huyết, như khái huyết nhẹ và vừa của bệnh nhân lao, chảy máu cam, rong huyết cơ năng tử cung, viêm niêm mạc tử cung và viêm phần phụ có xuất huyết… có hiệu quả cao. Dạng thuốc dùng thuận tiện nhất là thuốc sắc: lá Trắc bách diệp sao vàng đen (không dùng cành), sắc lấy nước đặc, pha thêm nước đường vào cho dễ uống. Liều dùng: người lớn uống mỗi ngày 50 – 70ml dung dịch trên, dùng liên tục từ 5 – 7 ngày. Thường lá Trắc bách diệp được dùng phối hợp với các vị thuốc khác trong các đơn thuốc cầm máu:

Chữa khái huyết do cảm nhiễm phong tà (sốt, ho ra đờm có huyết, miệng khô, mũi ráo…): Lá Trắc bách diệp 20g, lá Ngải cứu tươi 20g, cỏ Nhọ nồi 40g, lá Sen tươi 40g, nước 600ml sắc còn 300ml, người lớn chia uống hai lần trong ngày.

Chữa đại tiện ra máu (viêm trực tràng chảy máu, trĩ): Lá Trắch bách diệp (sao đen) 30g, hoa Kinh giới (sao đen) 30g, Hoa hoè (sao đen) 30g, Chỉ xác (bỏ ruột) 20g; sấy khô các vị thuốc trên rồi tán nhỏ, rây kỹ, cho vào lọ nút kín; người lớn mỗi lần uống 8g với nước đun sôi để nguội.


Caythuocquy.info.vn
(Sưu tầm)

Bạch cập – Vị thuốc cầm máu

Bạch cập (Bletia hyacinthine R.Br. ex Ait), tên khác là liên cập thảo, là một cây thảo, địa sinh, sống lâu năm. Thân rễ chia nhánh hình cầu, dẹt, xếp thành chuỗi lá dài có bẹ mọc ốp vào nhau thành hai dãy. Hoa màu hồng tím mọc thành chùm ở ngọn. Quả nang hình thoi.

Thân rễ (thường gọi là củ) là bộ phận dùng làm thuốc duy nhất của bạch cập được thu hái tốt nhất vào mùa thu đông, cắt bỏ gốc thân và rễ con, rửa sạch, đem đồ hoặc nhúng vào nước sôi cho đến khi mặt trong và thân rễ có màu trắng đục, rồi bóc vỏ ngoài phơi nắng nhẹ hoặc sấy nhỏ lửa cho khô.

Bạch cập - Vị thuốc cầm máu 1
 Bạch cập.

Dược liệu có hình bánh dày dẹt phẳng, có ngạnh, mặt ngoài có vân nhỏ đồng tam, chất cứng chắc, khó bẻ gãy, mặt cắt giống chất sừng. Thứ củ mập dày, màu trắng đục, chất đặc rắn là loại tốt. Thành phần hóa học của bạch cập gồm tinh bột 30%, chất nhầy và ít tinh dầu.

Trong y học cổ truyền, bạch cập có vị đắng, ngọt, hơi dính, tính lạnh, không độc, có tác dụng bổ phổi, cầm máu, sinh cơ, làm tan máu ứ, hàn vết thương, được dùng trong những trường hợp sau:

Dùng trong:

Chữa chảy máu cam: bạch cập phơi khô kiệt, tán nhỏ, rây bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 – 8g. Đồng thời lấy bông thấm thuốc nhét vào lỗ mũi.

Chữa thổ huyết, chảy máu dạ dày: bạch cập 100g, tam thất 50g, tán bột ngày uống 6 – 12g chia làm 2 – 3 lần.

Chữa loét dạ dày, phân đen: bạch cập 40g, trầm hương 20g, hoài sơn 20g (sao). Tất cả tán thành bột mịn, mỗi lần uống 12 – 20g vào lúc đói.

Dùng ngoài:

Chữa mụn nhọt, sưng tấy, bỏng lửa: bạch cập phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, hòa vào dầu vừng bôi hàng ngày.                       

     TTƯT. DSCKII. Đỗ Huy Bích

(SKĐS)

Cây một lá (Thanh thiên quỳ)

thanhthienquy

Cây một lá là loại cây thuốc rất quý hiếm. Hiện nay chỉ dùng trong đồng bào dân tộc hay thu hái xuất khẩu sang Trung Quốc. Theo tài liệu trung Quốc thuốc có tác dụng trị lao phổi, làm mát phổi. Dùng ngoài làm thuốc xoa bóp, đáng gió giải cảm. Thường ngâm trong rượu.

Tên khác: chân trâu diệp, thanh thiên quỳ, bầu thoọc, kíp lầu (Cao Bằng) Tên khoa học: Nervilis fordii (Hance) Schultze. Họ Lan Orchidaceae.

1. Mô tả cây.

Bầu thoọc là cây chỉ có một lá, cây địa sinh, sống lâu năm, thân ngắn, củ tròn to, nặng 1,5-2g. Thẳng từ củ chỉ mọc lên có 1 lá hình tim, gân chân vịt. Cụm hoa có cán dài 20-30cm, chứa 10-20 hoa cái. Mùa ra hoa tháng 3, 4 và 5. Mùa có quả  tháng 4, 5 và 6. Thường chỉ sau khi hoa tàn mới có 1 lá mọc lên từ củ.

Ðịa lan nhỏ, cao 10-30cm, sống nhiều năm, lụi vào mùa khô và mọc lên hằng năm vào mùa xuân. Thân rễ tròn dạng củ. Phần trên mặt đất rất ngắn. Chỉ có một lá duy nhất; phiến hình tim tam gác, rộng 4-8cm, trên cuống dài. Cụm hoa hình bông, thường xuất hiện trước khi mọc lá; lá bắc nhọn dài 6-7mm; hoa màu trắng, đốm tím hồng, phiến hoa hình dầm, dài 1cm, môi tam giác, thuỳ nhọn tròn, có lông dày, cột cao 5-7mm.

Hoa tháng 3-4, Quả tháng 5-6.

Cây  chỉ mọc ở khe núi, nơi thấp và  ẩm ướt, dưới bóng cây to. Miền núi phía bắc gồm: Văn Uyên, Cao Lộc, Đồng Mỏ, Hữu Lũng, Trùng Kháng, Quảng Uyên (Cao Bằng). Gần đây các tỉnh: Lao Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tây, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu…

Bộ phận dùng: Toàn cây hay củ, có khi chỉ dùng lá – Herba Nerviliae thường gọi là Thanh thiên quỳ.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan. Ở nước ta lan một lá mọc trên kẽ đá, nơi rợp vùng núi đá vôi và ở nơi ẩm vùng chân núi Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Hoà Bình, Ninh Bình. Thu hái vào mùa thu, rửa sạch, phơi khô, vò nhẹ rồi phơi lại. Phơi và vò ngày 2-3 lần cho tới khô hẳn. Cũng có thể thu hái toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, giảm ho, làm dịu đau, tán ứ.

2. Thu hái và chế biến.

Dùng lá hay toàn cây phơi hay sấy khô. Để bảo vệ chỉ nên thu lá, để củ lại cho cây tiếp tục phát triển. Trong khi hái nên tách riêng lá to và nhỏ để dễ chế biến. Có 2 cách chế biến

Hái lá về rửa sạch đất, phơi se lá dùng tay vò, vừa phơi vừa vò. Mới đầu vỏ từng lá một. Sau có thể vò nhiều lá cho đến khi khô khoảng 2-3 ngày.

Sau khi làm sạch lá, đồ qua nước sôi rồi tiếp tục vò như trên.. Nếu chế biến tốt, lá có mầu tro sẫm hay lục đen. Là vo tròn thành cục có mùi thơm. Lá nhỏ có tác dụng tốt hơn là to. Hiện tại cứ 400kg lá khô đổi ngang một xe tải, 10kg đổi được 350kg đạm loại tốt của Trung Quốc.

3. Công dụng

Hiện nay chỉ dùng trong đồng bào dân tộc hay thu hái xuất khẩu sang Trung Quốc. Theo tài liệu trung Quốc thuốc có tác dụng trị lao phổi, làm mát phổi.

Dùng ngoài làm thuốc xoa bóp, đáng gió giải cảm. Thường ngâm trong rượu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: ở nước ta đồng bào sử dụng lá làm thuốc giải độc, nhất là ngộ độc nấm. Người ta dùng 2-3 lá phơi khô thái nhỏ, hãm với nước sôi trong ít phút rồi chiết nước uống. Ngày uống 2 lần. Người ta cũng dùng nó làm thuốc bồi dưỡng cơ thể, thuốc bổ và mát phổi, chữa lao phổi, ho. Ngày dùng 10-20 lá dưới dạng thuốc sắc, thuốc hãm, hấp đường hoặc chế biến thành cao lỏng để uống. Dùng ngoài lấy lá tươi giã nát, đắp lên các chỗ đau nhức hoặc đắp mụn nhọt các vết lở.

Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng trị 1. Ho lao phổi, viêm phế quản; 2. Viêm miệng, viêm họng cấp tính, tạng lao; 3. Trẻ em hấp thụ kém và nuôi dưỡng kém; 4. Rối loạn kinh nguyệt; 5. Ðòn ngã tổn thương, viêm mủ da. Liều dùng 10-15g dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu. Dùng ngoài giã củ tươi vừa đủ đắp vào chỗ đau.

Ðơn thuốc:

1. Viêm miệng, viêm họng cấp tính: cây tươi lan một lá dùng nhai.

2. Tạng lao: Lan một lá 15g nấu với thịt lợn làm canh ăn.

3. Trẻ em hấp thụ kém và nuôi dưỡng kém: Củ lan một lá 5-10g nấu với thịt lợn nạc hoặc trứng gia cầm và ăn như thức ăn.

DSC02428

Lan một lá

          Lan một lá, Lan cờ, thanh thiên quỳ, Trâu châu – Nervilia fordii (Hance) Schltr., thuộc họ Lan- Orchidaceae.

Ghi chú: Ở nước ta còn có một số loài khác cùng chi như Nervilia crispata (Blunne) Schltr. N.plicata (Andr) Schltr. N.prainiana (King et Pant) Seidenf, cũng có thể sử dụng.

(sưu tầm)

Loài cây một củ chữa dứt “căn bệnh của người giàu”?

Mười lăm tuổi theo bố học nghề thuốc, đến nay ông Hồ Văn Sự (67 tuổi, ngụ thôn Dỗi, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên – Huế) đã có hơn 50 năm chữa bệnh cứu người. Với tâm niệm “nhà nhà có vườn thuốc nam, người người biết dùng thuốc nam”, ông Sự không chỉ dày công sưu tầm lập ra vườn cây thuốc đầu tiên ở huyện miền núi Nam Đông giúp người bệnh, mà còn tìm ra những bài thuốc chữa một số căn bệnh như bệnh Gút – căn bệnh của người giàu.
Ông Sự với một cây thuốc
Ông Sự với một cây thuốc

“Quầy thuốc” tự nhiên miễn phí

Ngôi nhà nhỏ nằm khuất giữa vườn cây sum suê nhưng dễ gây ấn tượng với bất kể ai ngang qua. Đập vào mắt người xem là những chiếc bảng tên nhỏ nhắn được gia chủ gắn trên mỗi thân cây. Hỏi ra mới hay ông Sự “đeo” bảng tên cho cây phòng khi ông vắng nhà, ai cần hái thuốc vẫn có thể nhìn vào đó tự hái.

Ông Sự cho biết mình sưu tầm cây thuốc đã lâu và chính thức lập vườn thuốc cách đây 15 năm. “Hồi đó người dân đau ốm chỉ biết dựa vào rừng thôi chứ lấy đâu thuốc thang như bây giờ. Thấy bà con cực khổ mỗi lần đau lại chạy vào rừng tìm thuốc nên tôi mới tìm chúng đem về trồng giữa làng”, ông kể lại. Việc làm tốt bụng của ông lão miền núi rừng đơn giản chỉ xuất phát từ lòng thương người đơn thuần, không chút vụ lợi.

Dẫn chúng tôi tham quan khu vườn thuốc rộng gần 500m2, ông lão người Cơ tu tự hào cho biết đến nay khu vườn có đến 300 cây thuốc nam khác nhau. Để có được vườn thuốc ông đã phải lặn lội vào tận rừng sâu, đến tận thác Ka-zan giáp đất Lào tìm kiếm. Chuyện băng rừng sang các tỉnh bạn như Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Bình săn tìm cây thuốc đều như “cơm ngày ba bữa”.

Hễ nghe tiếng vùng nào có thầy lang giỏi ông lại tìm đến xin học bằng được bài thuốc. Có những cây thuốc quý người ta không đồng ý tiết lộ, ông Sự lại dùng mẹo để “cướp bản quyền”: “Mỗi lần đến nhà các thầy thuốc, già luôn tìm đủ cách nhìn khu vườn nhà họ. Đã là thầy thuốc ắt phải trồng cây thuốc. Già đặc biệt chú ý đến những cây lạ, cây nào chưa biết thì ngắt trộm vài chiếc lá về xem sau đó vào rừng tìm hoặc hỏi các thầy thuốc khác”.

Ông bật mí thêm về bí quyết săn tìm cây thuốc nam rằng nên hỏi han những bậc già làng, đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi bởi “người phụ nữ vùng cao thường có nhiều tài lẻ chăm sóc sức khỏe gia đình. Đặc biệt họ biết nhiều về cây thuốc hơn so với đàn ông. Đi đâu già cũng hỏi mấy cụ ông, cụ bà xem ở đó có cây thuốc gì có thể dùng chữa bệnh rồi xin về nhân giống”.

Theo lời ông thì vườn thuốc của ông trồng những cây có khả năng chữa khỏi nhiều bệnh thông thường như đau xương khớp, hen suyễn, ho khan, đau dạ dày hay các bệnh phụ nữ, bệnh đàn ông … “Cây  Tà vấn có tác dụng bổ máu, thông huyết; cây Khôi tía có tác dụng chữa đau dạ dày, điều trị khớp. Hay như cây Địa liên này có tác dụng cứu sống đàn ông khi bị “thượng mã phong” bằng cách giã tươi cho uống kết hợp đả thông huyệt đạo”, ông Sự với tay ngắt lấy một lá cây ngẫu nhiên dẫn chứng.

Ông Sự tìm hiểu sách hướng dẫn sử dụng cây thuốc nam
Ông Sự tìm hiểu sách hướng dẫn sử dụng cây thuốc nam

“Sở trường” chữa Gút

Lang y Sự cho biết ngoài các bệnh thông thường, ông có khả năng chữa bệnh Gút “đảm bảo khiến mầm bệnh đứt tiệt”. Ông cho biết trong dân gian có rất nhiều bài thuốc chữa Gút hoàn toàn bằng thảo dược đem lại hiệu quả cao, một trong những bài thuốc đó là dùng củ Một (có nơi gọi là củ Bình vôi vì có hình dáng giống chiếc bình vôi –  PV) thái nhỏ sắc lấy nước uống. Ông hướng dẫn: “Điều trị bệnh Gút phải kết hợp cả trong lẫn ngoài. Vừa uống nước thuốc, vừa phải dùng củ tươi đã giã nát xoa bóp hoặc bó lên cơ thể đều đặn mỗi ngày, kiên trì điều trị trong vòng 3 tháng sẽ khỏi dứt bệnh”.

Theo lời khuyên của ông, trong suốt quá trình chữa trị Gút người bệnh đặc biệt chú trọng đến chế độ ăn uống, tốt nhất là ăn nhiều rau quả, kiêng né những thức ăn giàu chất béo. Ông lang vườn giới thiệu tỉ mỉ hơn về cách thức sử dụng củ Một như sau: Trước tiên phải chọn được củ lâu năm, ít nhất là củ có trọng lượng trên 2kg. Sau đó dùng dao thái mỏng củ phơi khô đem ngâm rượu hoặc sắc lấy nước uống hàng ngày. Mỗi thang thuốc chỉ nên sắc lấy nước tối thiểu hai lần thì bỏ.

Thầy lang Sự cho hay thêm, đa phần cây củ Một được sử dụng ở hai dạng khô và tươi, rất dễ thực hiện nên bất kể ai cũng có thể tự chế lấy thuốc. Trong quá trình điều chế thuốc cần lưu ý đến nguyên tắc hạ thổ: “Hạ thổ tức sau khi sao khô thuốc bằng lửa phải rải thuốc ra nền đất đảo trộn để lá thuốc hấp thụ khí đất, hiệu quả sẽ tốt hơn gấp nhiều lần”.

Một số căn bệnh khác có thể điều trị bằng cây thuốc nam theo lời ông dẫn chứng như sau: “Lá cây Khôi tía, Khôi trắng đem sắc lấy nước uống dùng chữa bệnh đau gan, viêm đường ruột, đau dạ dày. Cây Gà vượt có tác dụng cầm máu rất tốt hay như vỏ cây Chuông ủ lên men chiết nước uống giúp sáng mắt, bổ phổi, mát gan”. Cách thức lên men vỏ cây Chuông theo hướng dẫn của ông cần tuân thủ các khâu sau: Cạo sạch lớp da ngoài của vỏ cây sau đó cho vỏ cây vào lu chứa nước sạch và hòa thêm nước đường. Ít nhất sau 3 đêm đem lọc nước uống mới hiệu nghiệm. Vỏ cây càng lâu năm tác dụng thuốc càng cao.

Ông Sự phơi thuốc giữa nắng trưa
Ông Sự phơi thuốc giữa nắng trưa

Làm nghề thuốc “trả thù” bệnh tật

Ở thôn Dỗi hễ ai đau ốm là lại đến nhà nhờ ông Sự chữa giúp, không mất một đồng tiền nhưng vẫn nhận được sự chăm sóc ân cần. “Bố tôi làm nghề y đến cuối đời truyền nghề lại cho tôi. Bố căn dặn chữa bệnh không được nhận tiền của dân bản, có đạo đức mới làm được nghề thuốc”, ông nhắc lại lời cha dạy. Một nguyên tắc nữa cần biết là bệnh nhân đến chữa trị tại đây phải có bản kết luận, chẩn đoán của bác sĩ, ông sẽ căn cứ vào đó để lượng ước khả năng của mình tới đâu, những bệnh nan y quá tầm ông thẳng thắn từ chối ngay và khuyên người bệnh đến các trung tâm y tế, bệnh viện giỏi hơn.

Tuy nhiên nếu người bệnh muốn hỗ trợ điều trị bổ sung bằng thuốc nam, ông sẵn sàng tìm giúp thuốc, hướng dẫn kĩ lưỡng cách dùng thuốc. Những ai ở xa chỉ cần gọi điện là ông nhiệt tình tìm thuốc sao khô đem ra bưu điện gửi giúp, mỗi thang thuốc có giá 30 ngàn đồng, với người tìm đến tận nhà thì ông không lấy đồng nào. “Tiền đó dùng để thanh toán cước cho nhân viên Bưu điện. Già không lấy tiền công hay tiền thuốc”, ông phân trần.

Một điều đáng khâm phục khác là trước khi sử dụng bất kì cây thuốc nào, ông lão đều… lấy bản thân mình làm thử nghiệm, nếu cây thuốc có hiệu quả và không gây tác hại gì ông mới cho người khác uống. “Làm nghề thuốc cần đặt tính mạng người bệnh lên cao nhất, mình có mất mạng cũng không sao chứ chữa bệnh làm người ta chết thì tội lỗi nặng lắm”, ông quan niệm.

Tại sao cụ lại nghĩ đến việc lập vườn thuốc giúp người? Giọng ông bất chợt trầm xuống, nhớ về người vợ quá cố đã bị bệnh tật cướp đi mạng sống năm 41 tuổi: “Vợ già mất do bệnh tim. Già đã tìm mọi loại cây thuốc nhưng cũng chỉ giúp bà ấy sống thêm được 10 năm kể từ khi phát bệnh”. Chính hình ảnh người vợ quằn quại trên giường bệnh đã thôi thúc ông tìm tòi cây thuốc chống lại bệnh tật quái ác làm khổ dân bản; dành hết thời gian, công sức cho vườn thuốc nam như một nghĩa cử tiêu diệt bệnh tật.

Được biết vườn cây thuốc nam của lang y Hồ Văn Sự còn là địa chỉ thực nghiệm, tham quan của sinh viên các trường cao đẳng, đại học liên quan đến y dược trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế. Nhiều trường học, trạm y tế cũng đến xin đem cây thuốc từ khu vườn về trồng tại cơ sở phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy.

Mai Long

(Phapluatvn.vn)

Cách xử trí khi bị nhồi máu cơ tim

nhoi_mau_co_tim-dau_hieu_canh_bao

Nhồi máu cơ tim thường xảy ra ở nam giới ngoài 45 tuổi và phụ nữ đã mãn kinh (sau 50 tuổi). Nhồi máu cơ tim là hiện tượng mạch máu nuôi tim (động mạch vành) bị tắc nghẽn khiến cơ tim chết đi và không thể hồi phục. Nếu người bị nhồi máu cơ tim không được điều trị kip thời, vùng cơ tim bị tổn thương sẽ lan rộng và dẫn đến tử vong. Nếu tổn thương nhỏ, bệnh nhân sẽ bị suy tim hoặc tăng nguy cơ đột tử. Chính vì vậy, việc trang bị những kiến thức xử lý, cấp cứu khi có người nhà bị nhồi máu cơ tim là rất cần thiết.

Nhận biết nhồi máu cơ tim bằng những cơn đau ngực, khó thở, toát mồ hôi lạnh, nôn, choáng váng ….

Những triệu chứng báo hiệu cơn nhồi máu cơ tim

Khi phát hiện những triệu chứng như sau, bạn cần lưu ý ngay đến nhồi máu cơ tim và đến gặp bác sỹ sớm nhất để được tư vấn điều trị kịp thời:

  • Đau ngực: Phần lớn các cơn đau ngực xuất hiện ở giữa xương ức, kéo dài vài phút, sau đó hết rồi lại đau lại. Bệnh nhân có cảm giác như bị đè nặng, bóp nghẹt ở ngực.
  • Có cơn đau ở các vị trí khác như tay, lưng, cổ, hàm, thượng vị.
  • Khó thở: Thường đi kèm với đau ngực, nhưng có thể xuất hiện trước đó.
  • Các triệu chứng khác: Toát mồ hôi lạnh, nôn, choáng váng. Một số bệnh nhân có cảm giác như “trời sắp sụp”.

Làm gì khi xuất hiện cơn đau ngực kéo dài?

Bạn cần lưu ý một số vấn đề sau khi xuất hiện những cơn đau ngực kéo dài:

  • Cần ngưng ngay hoạt động và công việc đang làm ví dụ đang lái xe nên tấp xe vào lề, báo ngay thân nhân (bằng điện thoại), có thể nằm nghỉ, sử dụng thuốc nitroglycerine ngậm dưới lưỡi nếu bạn đã được bác sĩ của bạn chẩn đoán bệnh mạch vành trước đây .
  • Nếu sau 10-30 phút tình trạng đau ngực không đỡ, đặc biệt khi đã sử dụng nitroglycerine ngậm dưới lưởi . Cần được đưa đi nhập viện nagy bằng phương tiện an toàn và nhanh nhất.

Cần đưa người bệnh gặp bác sỹ sớm nhất khi phát hiện nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là một hiện tượng nguy hiểm, tuy nhiên nếu nhận biết sớm để điều trị kịp thời (dùng thuốc làm tan huyết khối hoặc phẫu thuật nong động mạch vành), bệnh nhân sẽ tránh được tử vong và những biến chứng sau đó. Các biện pháp trên có thể hạn chế tối đa vùng cơ tim bị chết, hồi phục một số vùng mới tổn thương. Càng vào viện sớm, khả năng hồi phục hoàn toàn càng cao. Hiệu quả điều trị sẽ tốt nhất nếu bệnh nhân được xử trí trong vòng 1 giờ đầu.

Vì vậy, khi có những dấu hiệu báo trước cơn nhồi máu cơ tim kể trên, hãy đến ngay bệnh viện hoặc gọi ngay cấp cứu. Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ xác định xem có đúng bạn bị nhồi máu cơ tim hay không bằng cách hỏi các câu như: Cơn đau ngực bắt đầu từ lúc nào, đột ngột hay từ từ? Bạn đang làm gì khi đó? Mức độ đau như thế nào? Cơn đau kéo dài bao lâu? Có triệu chứng gì đi kèm (nôn, toát mồ hôi, choáng váng, cảm giác hồi hộp đánh trống ngực)?

Để xác định chẩn đoán, bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm như điện tâm đồ, chụp động mạch vành.. Những biện pháp này cũng giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị. Cách điều trị tốt nhất hiện nay cho chứng nhồi máu cơ tim là can thiệp mạch vành, và phẫu thuật này chỉ có tác dụng trong 12 giờ đầu.

Cách xử lý khi bị nhồi máu cơ tim ở nhà

Với những người bị bệnh mạch vành hoặc đã từng bị nhồi máu cơ tim, nên tuân thủ đều đặn chế độ thuốc mà bác sĩ đã kê đơn để giảm thiểu các triệu chứng cũng như các biến chứng, đồng thời hạn chế các đợt nhồi máu cơ tim tái phát. Thông thường, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân một loại thuốc có tác dụng làm giãn mạch vành sử dụng cấp cứu.

Trong trường hợp bệnh nhân bị lên cơn đau thắt ngực ở nhà thì biện pháp cấp cứu là dùng ngay thuốc giãn mạch vành có tác dụng nhanh như Risordan ngậm dưới lưỡi hay Nitroglycerine xịt dưới lưỡi. Nếu sau 5 phút mà bệnh nhân không bớt đau ngực thì có thể cho ngậm thuốc dưới lưỡi hoặc xịt dưới lưỡi lần 2 và nhanh chóng đưa đến khám bác sĩ để được điều trị ngay.

Nhồi máu cơ tim có thể làm bệnh nhân đột tử, hoặc nếu may mắn qua khỏi đợt nhồi máu cơ tim cấp thì cũng có thể có những di chứng như suy tim, loạn nhịp tim… Vì thế, khi phát hiện nhồi máu cơ tim cấp thì bệnh nhân bắt buộc phải được nhanh chóng đưa vào bệnh viện để điều trị tích cực chứ không được điều trị tại nhà.

Một số lưu ý dành cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim

Trước khi xuất viện vì nhồi máu cơ tim , người bị nhồi máu cơ tim sẽ kiểm tra tim mạch trước khi xuất viện như xét nghiệm men tim, thực hiện nghiệm pháp gắng sức để đánh giá khả năng gắng sức mà qua đó bác sĩ sẽ khuyên người bệnh được phép gắng sức đến mức nào trong sinh hoạt hằng ngày.

Người bệnh cần tuân thủ lời dặn của bác sĩ về chế độ ăn, vận động thể lực thường xuyên với mức độ cho phép,cách dùng thuốc và thời gian tái khám.

Cần cảnh giác với những cơn đau ngực và các dấu hiệu khác vì sau nhồi máu cơ tim không có nghĩa là bệnh đã hết hẳn mà phải điều trị tiếp tục vì tổn thương mạch vành có thể xãy ra ở những nhánh động mạch khác một khi nguy cơ của nó không khắc phục( huyết áp caotiểu đường, tăng mỡ trong máu…)

Chứng nhồi máu cơ tim và cách xử trí

 

Đó là hiện tượng mạch máu nuôi tim (động mạch vành) bị tắc nghẽn khiến cơ tim chết đi và không thể hồi phục. Nếu không điều trị kịp thời, vùng cơ tim bị tổn thương sẽ lan rộng và dẫn đến tử vong. Nếu tổn thương nhỏ, bệnh nhân sẽ bị suy tim hoặc tăng nguy cơ đột tử.

Nhồi máu cơ tim thường xảy ra ở nam giới trên 45 tuổi và phụ nữ đã mãn kinh (sau 50 tuổi). Tuy nhiên, những người trẻ hơn cũng có thể bị tai biến này. Ngoài yếu tố tuổi tác, các yếu tố sau cũng làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim:

– Từng bị nhồi máu cơ tim hoặc thực hiện các thủ thuật can thiệp mạch vành.

– Bố hoặc anh được chẩn đoán bệnh mạch vành trước 55 tuổi; mẹ hoặc chị được chẩn đoán bệnh này trước 65 tuổi.

– Có một trong các bệnh tiểu đường, tăng cholesterol máu, tăng huyết áp, béo phì.

– Hút thuốc lá.

– Ít hoạt động thể lực.

Về triệu chứng nhồi máu cơ tim, người ta thường nghĩ đến hình ảnh một người đột ngột ôm ngực kêu đau dữ dội và ngã xuống. Nhưng thực ra, nhiều bệnh nhân chỉ bị một cơn đau ngực nhẹ ở giữa xương ức và triệu chứng này có thể nhanh chóng qua đi, khiến người bệnh cho là bình thường. Những dấu hiệu sau đây có thể báo hiệu nhồi máu cơ tim:

– Đau ngực: Phần lớn các cơn đau ngực xuất hiện ở giữa xương ức, kéo dài vài phút, sau đó hết rồi lại đau lại. Bệnh nhân có cảm giác như bị đè nặng, bóp nghẹt ở ngực.

– Có cơn đau ở các vị trí khác như tay, lưng, cổ, hàm, thượng vị.

– Khó thở: Thường đi kèm với đau ngực, nhưng có thể xuất hiện trước đó.

– Các triệu chứng khác: Toát mồ hôi lạnh, nôn, choáng váng. Một số bệnh nhân có cảm giác như “trời sắp sụp”.

Tuy chứng nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm nhưng nếu nhận biết sớm để điều trị kịp thời (dùng thuốc làm tan huyết khối hoặc phẫu thuật nong động mạch vành), bệnh nhân sẽ tránh được tử vong và những biến chứng sau đó. Các biện pháp trên có thể hạn chế tối đa vùng cơ tim bị chết, hồi phục một số vùng mới tổn thương. Càng vào viện sớm, khả năng hồi phục hoàn toàn càng cao. Hiệu quả điều trị sẽ tốt nhất nếu bệnh nhân được xử trí trong vòng 1 giờ đầu.

Vì vậy, khi có những dấu hiệu báo trước cơn nhồi máu cơ tim kể trên, hãy đến ngay bệnh viện hoặc gọi ngay cấp cứu. Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ xác định xem có đúng bạn bị nhồi máu cơ tim hay không bằng cách hỏi các câu như: Cơn đau ngực bắt đầu từ lúc nào, đột ngột hay từ từ? Bạn đang làm gì khi đó? Mức độ đau như thế nào? Cơn đau kéo dài bao lâu? Có triệu chứng gì đi kèm (nôn, toát mồ hôi, choáng váng, cảm giác hồi hộp đánh trống ngực)?

Để xác định chẩn đoán, bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm như điện tâm đồ, chụp động mạch vành.. Những biện pháp này cũng giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị. Cách điều trị tốt nhất hiện nay cho chứng nhồi máu cơ tim là can thiệp mạch vành, và phẫu thuật này chỉ có tác dụng trong 12 giờ đầu.

ThS Phạm Như HùngSức Khỏe & Đời Sống

Tự cứu mình khi bị cơn đau tim tấn công

Bây giờ là 6g15 chiều. Bạn đang lái xe một mình trở về ở nhà sau một ngày làm việc vất vả … và bạn cảm thấy thực sự mệt mỏi và thất vọng …

Bạn đang căng thẳng và bực bội…

Đột nhiên , bạn cảm thấy đau nhói trong ngực, cảm giác đau đó lan đến cánh tay và xương hàm . Mà lúc đó,  bệnh viện gần nhất phải đến 8km . Thật không may, bạn không biết rằng liệu có thể lái xe đến đó kịp không…

Bạn phải làm gì?

Bạn đã từng có đọc kinh nghiệm về cấp cứu tim mạch và hô hấp nhân tạo cho mọi người, nhưng các hướng dẫn khóa học không bao giờ dạy bạn làm thế nào để áp dụng nó cho chính mình!

Làm thế nào để sống sót qua một cơn đau tim khi bạn đang một mình ?

Nhiều người chỉ có một mình khi họ bị một cơn đau tim tấn công … mà không có một sự trợ giúp nào. Các nghiên cứu cho thấy rằng trái tim lúc này bắt đầu đập loạn nhịp và bạn cảm thấy mệt xỉu dần. Chỉ trong vòng 10 giây là bạn có thể bất tỉnh nhân sự.

Vậy bạn phải làm gì ?

Câu trả lời :

Bạn đừng hoảng sợ … bạn hãy tự mình bắt đầu ho liên tục và mạnh.

Bạn hít một hơi thở sâu trước mỗi lần ho, và phải ho sâu và dài, cảm tưởng như khi bạn có đờm trong họng gây ngứa , động tác ho phải xuất phát từ sâu bên trong lồng ngực.

Động tác ho phải được lặp đi lặp lại 2 giây/lần mà không ngừng, cho đến khi bạn có người giúp đỡ, hoặc cho đến khi trái tim của bạn đập lại bình thường .

Hít thở sâu mang oxy đến phổi và động tác ho tác động đến tim và làm tuần hoàn máu . Áp lực khi ho tác động lên tim cũng có thể giúp khôi phục lại nhịp điệu bình thường của tim. Bằng cách này, những nạn nhân khi bị cơn đau tim tấn công có thể duy trì sự sống của bản thân cho đến khi kịp được cấp cứu tại bệnh viện .

Hãy chia sẻ điều này với càng nhiều người càng tốt .

Điều này có thể cứu cuộc sống của họ ! Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn không thể bị cơn đau tim tấn công khi bạn mới hơn 25 hoặc 30 tuổi .

Ngày nay, vì nhịp sống hiện đại và căng thẳng, nên cơn đau tim có thể xảy ra với bất cứ nhóm người nào và bất cứ lứa tuổi nào.

(Theo bản tin hàng ngày số 240 của bệnh viện ROCHESTER)

Thế Quân sưu tầm và chuyển ngữ.

Ăn gì để tư âm bổ thận (*)?

thuocdongy

 

Theo y học cổ truyền, cơ thể con người muốn khỏe mạnh thì nhất thiết phải giữ được cân bằng âm dương. Tuy nhiên, âm dương luôn luôn biến hóa và thể chất mỗi người có thể thiên về âm hoặc thiên về dương, nghĩa là có người thiên về âm hư, có người thiên về dương hư. Khi bị bệnh, mặc dù cùng mắc một căn bệnh giống nhau nhưng có người thuộc thể âm hư, có người thuộc thể dương hư.

Âm hư do nhiều nguyên nhân gây nên như bị tà khí nhiệt táo xâm nhập, ăn uống quá nhiều đồ cay nóng, rối loạn tình chí, phòng sự quá độ, lạm dụng các thuốc táo nhiệt… khiến cho tân dịch hao tổn, âm dịch hư suy. Biểu hiện của chứng âm hư thường là người gầy, da khô, dung nhan tiều tụy, miệng khô họng khát, thích uống nước lạnh, hay có cảm giác sốt nóng về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, vã mồ hôi trộm, đầu choáng mắt hoa, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện táo kết, chất lưỡi đỏ khô, ít hoặc không có rêu lưỡi…

Khi thể chất hoặc không may mắc bệnh thuộc thể âm hư, dinh dưỡng học cổ truyền khuyên nên trọng dụng các đồ ăn thức uống thanh bổ, ngọt mát nhu nhuận, sinh tân dưỡng âm bổ thận, trong đó đặc biệt lưu ý các thực phẩm sau đây:

Thịt vịt: tính bình, vị ngọt mặn, có công dụng tư âm dưỡng vị, bổ thận. Sách “Tùy tức cư ẩm thực phổ” viết rằng: thịt vịt có khả năng “tư ngũ tạng chi âm, thanh hư lao chi nhiệt, dưỡng vị sinh tân bổ thận” (bổ phần âm của năm tạng, thanh hư nhiệt, bổ vị và thận, làm tăng tân dịch). Dân gian thường coi thịt vịt trắng là bổ âm tốt nhất.

Thịt lợn: tính bình, vị ngọt mặn, có công dụng tư âm và nhuận táo. Danh y đời Thanh (Trung Quốc), Vương Mạnh Anh viết: “Trư nhục bổ thận dịch, sung vị chấp, tư can âm, nhuận cơ phu, chỉ tiêu khát” (thịt lợn bổ thận, vị và can âm, làm nhuận da thịt, hết đái đường). Sách “Bản thảo bị yếu” cũng viết: “Trư nhục, thực chi nhuận tràng vị, sinh tinh dịch, trạch bì phu”.

Trứng gà: tính bình, vị ngọt, không những có công dụng ích khí dưỡng huyết mà bất luận lòng trắng hay lòng đỏ cũng đều có khả năng tư âm nhuận táo. Dân gian Trung Quốc thường nấu trứng gà với đậu đen hoặc đậu tương để bổ thận tư âm.

Sữa bò: tính bình, vị ngọt, rất giàu chất dinh dưỡng, có công dụng tư âm dưỡng dịch, sinh tân nhuận táo. Các y gia đời xưa thường gọi công dụng tư âm của sữa bò với nhiều cách khác nhau như “nhuận cơ chỉ khát”, “nhuận bì phu”, “nhuận đại tràng”, “tư nhuận ngũ tạng”, “tư nhuận bổ dịch”.

Ba ba: tính bình, vị ngọt, có công dụng tư âm bổ thận, lương huyết, là loại thực phẩm thanh bổ tuyệt vời cho người bị âm hư. Sách “Tùy tức cư ẩm thực phổ” cho rằng ba ba có khả năng “tư can thận chi âm, thanh hư lao chi nhiệt”, sách “Bản thảo bị yếu” cũng viết: “Giáp ngư lương huyết tư âm”.

Rùa: tính bình, vị ngọt mặn, có công dụng tư âm bổ thận, dưỡng huyết. Sách “Y lâm bị yếu” cho rằng rùa có khả năng “trị cốt chứng lao nhiệt, âm hư huyết nhiệt chi chứng” (chữa chứng đau nhức trong xương do hư nhiệt và các chứng âm hư huyết nhiệt).

Hến: tính bình, vị ngọt mặn, có công dụng tư âm bổ thận. Sách “Bản thảo cầu nguyên” cho rằng hến có khả năng “tư chân âm”, sách “Bản thảo tùng tân” viết hến là một trong những thực phẩm có tác dụng “liệu tiêu khát” (chữa đái đường).

Hải sâm: có công dụng tư âm, bổ huyết, ích tinh, nhuận táo. Sách “Dược tính khảo” cho rằng hải sâm có khả năng “giáng hỏa tư thận”. Sách “Thực vật nghi kỵ” cũng viết: “Hải sâm bổ thận tinh, ích tinh tủy”. Danh y Vương Mạnh Anh (đời Thanh, Trung Quốc) cũng nói: “Hải sâm tư âm, bổ huyết, nhuận táo”. Có thể nói, hải sâm là một loại thực phẩm điển hình có công dụng tư âm bổ thận.

Sò: tính lạnh, vị mặn, có công dụng tư âm, hóa đàm, nhuyễn kiên. Y thư cổ đều cho rằng sò là thứ không chỉ tư âm bổ thận mà còn nhuận táo, nhuận ngũ tạng, chỉ tiêu khát.

Trai: chứa rất nhiều đạm và vitamin, có công dụng tư âm bổ thận, thanh nhiệt, làm sáng mắt. Danh y Vương Mạnh Anh cho rằng trai có khả năng “thanh nhiệt tư âm, dưỡng can lương huyết. Đây là một trong những thực phẩm lý tưởng cho người mắc chứng âm hư.

Tang thầm: quả dâu chín, tính lạnh, vị ngọt, có công dụng tư âm bổ huyết, ích thận. Sách “Bản thảo cầu tân” viết: “Tang thầm ích âm khí, ích âm huyết”, sách “Bản thảo kinh sơ cũng viết: “Tang thầm vi lương huyết bổ huyết ích âm chi dược” và “tiêu khát do vu nội nhiệt, tân dịch bất túc, sinh dịch cố chỉ khát, ngũ tạng giai thuộc âm, ích âm cố lợi ngũ tạng”. Quả dâu chín rất có lợi cho người mắc chứng thận âm hư gây tai ù, tai điếc, tiêu khát (đái đường).

Kỷ tử: tính bình vị ngọt, có công dụng tư âm bổ thận ích thọ, là thứ quả cực kỳ hữu ích cho những người mắc chứng thận âm hư gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, lưng gối đau mỏi…, đặc biệt tốt để trị liệu lao phổi, đái đường, hư lao…

Tổ yến: tính bình, vị ngọt có công dụng bổ thận dưỡng âm, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp như lao phổi, giãn phế quản, viêm phế quản mạn tính… thuộc thể phế thận âm hư.

Ngân nhĩ: còn gọi là mộc nhĩ trắng, tính bình, vị đạm ngọt, có công dụng tư âm dưỡng vị, sinh tân nhuận táo. Ngân nhĩ rất giàu chất dinh dưỡng, trong đó có nhiều vitamin và 17 loại acid amin cần thiết cho cơ thể, rất có lợi cho những người thể chất âm hư hoặc mắc các chứng bệnh thuộc thể âm hư.

Tây dương sâm: còn gọi là sâm Mỹ, tính mát, vị ngọt hơi đắng, có công dụng ích khí dưỡng âm, bổ thận. Các sách thuốc cổ như “Bản thảo tùng tân”, “Dược tính khảo”… đều cho rằng tây dương sâm có khả năng “tư âm giáng hỏa”. Với chứng âm hư không nên dùng nhân sâm, nhưng với tây dương sâm thì lại là một vị thuốc rất thích hợp.

Ngoài ra, để tư âm bổ thận còn nên trọng dụng a giao, mẫu lệ nhục, cá chạch, sữa ngựa, sữa dê, củ mài, mật ong, sữa ong chúa, vừng đen, nấm đông cô, nấm kim châm, cà chua, giá đỗ các loại… và nên kiêng thịt chó, thịt dê, thịt chim sẻ, hải mã, hải long, thịt hoẵng, lạc rang, vải, long nhãn, ô mai, tỏi, rau hẹ, hạt tiêu, ớt, gừng, nhục quế, tiểu hồi, đại hồi, rượu trắng, hồng sâm, nhục thung dung, tỏa dương…

ThS. HOÀNG KHÁNH TOÀN

(Theo Sức khỏe đời sống)

(*) Ghi chú: Thận ở đây theo quan niệm của Y học cổ truyền là 1 trong ngũ tạng (Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận), là những tổ chức, cơ quan của cơ thể có nhiệm vụ chuyển hóa và tàng trữ tinh, khí, thần, huyết và tân dịch. Thận trong Đông y không phải là 2 quả thận theo định nghĩa Tây y như nhiều người lầm tưởng.

Cây lạc tiên – Vị thuốc chữa mất ngủ

Lạc Tiên chữa bệnh mất ngủ.

Lạc Tiên chữa bệnh mất ngủ.

Lạc tiên có tên gọi khác là chùm bao, dây nhãn lồng, dây lưới, mắm nêm, dây bầu đường, mỏ pỉ, quánh mon (Tày), co hồng tiên (Thái) tây phiên liên. Lạc tiên là loại dây leo, thân mềm, rỗng, có nhiều lông thưa. Lá mọc so le, 3 thùy, mép và hai mặt có lông mịn, tua cuốn cuộn tròn. Hoa màu trắng ở giữa tím nhạt, phần phụ hình sợi. Quả mọng màu vàng, ăn được.

Cây mọc tự nhiên ở ven rừng, đồi núi. Nhiều loài khác cũng được dùng như lạc tiên Nam Bộ, lạc tiên tây, lạc tiên trứng.

Lạc tiên được dùng làm thuốc an thần chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh. Nhân dân vẫn hay lấy ngọn non luộc ăn vào buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ vài giờ. Dạng dùng thông thường là cao lỏng có đường, được pha chế như sau:

Cây lạc tiên 50g, lá vông 30g, lá dâu tằm 10g, liên tâm 2,2g, đường 90g, nước vừa đủ 100ml, axít benzonic để bảo quản và cồn vừa đủ để hòa tan axít benzonic. Ngày dùng 2 – 4 thìa to, trẻ em 1 – 2 thìa cà phê. Uống trước khi đi ngủ làm thuốc an thần, gây ngủ, chữa hồi hộp, bồn chồn.

Chữa thần kinh suy nhược: Dùng dây, lá lạc tiên 8 – 10g, sắc uống trước khi đi ngủ.

Chữa viêm da, ghẻ ngứa: Dùng lá lạc tiên nấu nước tắm rửa.

Ngoài ra quả lạc tiên được dùng làm nước giải khát có tác dụng mát và bổ. Cách làm như sau: Quả chín (càng chín càng thơm 0,5kg), bổ đôi, nạo hết ruột, ép và lọc lấy dịch quả. Đường trắng 250g hòa với một lít nước đun sôi để nguội. Đổ dịch quả vào nước đường, trộn đều. Nước quả lạc tiên trứng có mùi thơm đặc biệt, vị hơi chua, chứa nhiều vitamin, nhất là vitamin B2.

Bác sĩ Thúy An

(SKĐS)

Lạc tiên

Tên khoa học:

Herba Passiflorae

Nguồn gốc:

Phần trên mặt đất phơi hay sấy khô của cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.), họ Lạc tiên (Passifloraceae).
Cây mọc hoang ở nhiều địa phương trong nước ta.

Thành phần hoá học chính:

Alcaloid, flavonoid, saponin.

Công dụng:

Làm thuốc ngủ, an thần, chữa suy nhược thần kinh, kinh nguyệt sớm, đau bụng nhiệt (thường phối hợp với các vị thuốc khác như lá dâu, lá vông).

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 8-20g dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng.

Nhầm lẫn hay gặp khi dùng lạc tiên

Lạc Tiên chữa bệnh mất ngủ.

Lạc Tiên chữa bệnh mất ngủ.

Vị thuốc lạc tiên trong y học cổ truyền thường dùng là bộ phận trên mặt đất của cây lạc tiên  (Passiflora foetida L.). Ở Việt Nam có tới 15 loài, trong đó chỉ có loài P.foetida được dùng làm thuốc an thần gây ngủ. Lạc tiên là loại dây leo bằng tua cuốn. Thân mềm tròn và rỗng, có lông thưa. Lá mọc so le, chia 3 thùy, thùy giữa lớn hơn hai thùy bên,  mép uốn lượn có lông mịn. Gốc lá hình tim, đầu lá nhọn. Hoa to, đều, lưỡng tính, mọc riêng lẻ ở kẽ lá, 5 cánh, màu trắng hoặc hơi tím. Quả mọng, hình trứng, dài độ 3cm, bao bọc bởi tổng bao lá bắc tồn tại. Lạc tiên mọc hoang và được trồng ở nhiều vùng nước ta. Để làm thuốc, người ta thu hái các bộ phận trên mặt đất, rửa sạch, phơi khô, cắt đoạn 3-5cm. Trước khi dùng sao hơi vàng, dùng dần.

Trường hợp ngủ không yên giấc: sắc riêng 20 – 40g lạc tiên khô, uống.

Lạc tiên Nam Bộ không được dùng làm thuốc an thần.

Lạc tiên Nam Bộ không được dùng làm thuốc an thần.

Trường hợp tim hồi hộp, loạn nhịp, mất ngủ, lo âu, đau đầu, choáng váng:

lạc tiên nấu thành cao lỏng với tỷ lệ 1 phần lạc tiên 1 phần nước, pha thêm chút đường cho dễ uống, ngày 2-3 lần, mỗi lần 50 -100ml, sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Cũng có thể phối hợp với một số dược liệu an thần khác như lạc tiên, lá vông, lá dâu, lá sen, mỗi loại 20g, tâm sen 4g. Sắc uống ngày một thang. Uống 2-3 tuần, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

– Trong dân gian, bà con ta thường thu hái quả, rửa sạch, bổ đôi, nạo hết ruột, ép và lọc lấy dịch quả, thêm ít nước đun sôi để nguội và chút mật ong hoặc đường đủ ngọt để uống. Dịch quả lạc tiên thơm, ngon, bổ, mát; thích hợp cho giải nhiệt mùa hè. Hoặc hái phần ngọn và lá non của lạc tiên mỗi lần khoảng 100 – 200g nấu canh ăn giúp ngủ ngon.

 Lạc tiên tây tác dụng giải nhiệt.

Lạc tiên tây tác dụng giải nhiệt.

Phân biệt các loại lạc tiên:

Ngoài loài lạc tiên nói trên, để tránh nhầm lẫn, cần lưu ý tới một số loài khác cũng mang tên lạc tiên.

Lạc tiên Nam Bộ (Passiflora cochinchinensis  Spreng) cũng là cây leo nhưng cành hơi dẹt, có khía rãnh. Lá thuôn hẹp, gốc lá và đầu lá hơi tròn, mép nguyên, mặt trên nhẵn, mặt dưới có ít lông. Cụm hoa màu trắng. Quả nhỏ hình trứng nhẵn. Cây này không được dùng làm thuốc an thần như lạc tiên nói trên.

Lạc tiên tây (P. incarnata L.): là dây leo, dài đến 9 – 10m. Thân có rãnh dọc, vỏ màu xám nhạt, sau chuyển màu đỏ tía, khi non có lông mịn. Lá mọc so le, ba thùy, mép có răng cưa, có tua cuốn ở kẽ lá. Hoa to, màu trắng, thơm, có cuống dài, màu tím hoặc hơi hồng. Quả hình trứng. Khi chín có màu vàng. Quả có vị chua, chứa vitamin. Có tác dụng bổ mát, giải nhiệt.

Lạc tiên trứng, còn gọi là dây mát (P. edulis Sím): Là dây leo, mảnh, dài hàng chục mét. Thân mềm, hình trụ, có rãnh dọc, nhiều lông thưa. Lá mọc so le, chia 3 thùy, nhẵn, mép khía răng cưa, gốc lá hình tim, có hai tuyến nhỏ, đầu lá nhọn. Hoa mọc riêng ở kẽ lá, có cuống dài, màu trắng. Quả mọng hình trứng, khi chín màu da cam. Ở  nước ta, dây mát mọc hoang ở vùng Kỳ Sơn, Nghệ An. Dây mát cho quả thơm ngon, vỏ quả chứa nhiều vitamin C, axít hữu cơ, tanin, đường, các nguyên tố vi lượng: Si, K, P… Dịch quả cũng chứa nhiều vitamin C, tinh dầu, axít amin và  β- caroten. Quả lạc tiên trứng được dùng làm thực phẩm, pha chế đồ uống, đồ hộp, bánh kẹo, kem, đồ tráng miệng sau bữa ăn và làm thuốc bổ có tác dụng kích thích thần kinh và giúp cho việc tiêu hóa được tốt hơn.

GS.TS. Phạm Xuân Sinh

(Sưu tầm)

Thuốc quý từ cây Bìm bìm

Bìm bìm mọc hoang khắp nơi ở nước ta ; thường thấy trong các bị rậm, ven đường ; nó còn hay được trồng làm cảnh và làm giàn che nắng.

Bimbim

Bìm bìm còn mọc ở Ấn Độ, Indonexia, Thái Lan, Nhật Bản, Philipin, Trung Quốc. Tên khoa học là Ipomoea hederacea Choisy) ; thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae). « Khiên ngưu tử » (Pharbitis hay SememPharbitis) là hạt phơi khô của cây Bìm bìm. Bìm bìm còn có tên là « Khiên ngưu », « Hắc sửu », « Bạch sửu » (« Hắc sửu » – trâu đen, chỉ thứ hạt màu đen, « Bạch sửu » – trâu trắng, chỉ thứ hạt màu trắng)… « Khiên » là dắt, « ngưu » là trâu, « tử » là hạt ; tương truyền thời xưa có người dùng hạt Bìm bìm mà khỏi bệnh, đã dắt trêu đến tạ ơn người mách thuốc, nên vị thuốc từ hạt Bìm bìm mới tên là « Khiên ngưu tử ».

Bìm bìm là một loại dây keo bằng thên cuốn. Thân mảnh, có điểm những lông hình sao. Lá hìm tim, xẻ thùy, nhẵn và xanh ở mặt trên, xanh nhạt và có lông ở mặt dưới, cuống dài, gầy, nhẵn. Hoa màu hồng tím hay lam nhạt, lớn, mọc thành xim  đến 3 hoa, ở kẽ lá. Quả nang hình cầu, nhẵn, 3 ngăn ; hạt có 3 cạnh, lưng khum, hai bên dẹt, nhẵn, màu đen hay trắng tùy theo loài. Vào tháng 7-10, quả chín, hái về đập lấy hạt phơi khô thì sẽ có vị thuốc mới tên « Khiên ngưu tử ».

Các nghiên cứu về dược lý cho thấy, Khiên ngưu tử có tác dụng tẩy mạnh, tăng sức co bóp của ruột và trừ diệt giun.

Theo Đông y, Khiên ngưu có vị cay, tính nóng, hơi độc, vào 3 kinh : Thủ thái âm phế ; Túc thiếu âm thận và Thủ dương minh đại tràng. Có tá dụng tả thấp nhiệt ở khí phận, trục đờm, tiêu ẩm lợi nhị tiện (đại tiểu tiện) là thuốc chữa cước khí, chủ trị hạ khí, chữa cước thũng (phù), sát trùng và thông mật.

Liều dùng mỗi ngày 4-8g.

Kiêng kỵ : người cơ thể hư nhược, phụ nữ có thai không được dùng. Theo tài liệu cổ : không được dùng Khiên ngư tử cùng với Ba đậu.

Đơn thuốc có hạt Bìm bìm (Khiên ngưu tử)

Chữa các chứng thũng trướng

Bài 1

Khiên ngưu        10g,

Nước             300ml.

Sắc còn 150 ml chia hai lần uống trong ngày, nếu tiểu tiện được nhiều thì khỏi. Có thể tăng liều uống cao hơn nữa tùy theo bệnh tình, có thể uống tới 40g. Bài thuốc này có tác dụng chữa phù thũng, nằm ngồi không được (Những cây thuốc và vị thuốc VN).

Bài 2

Khiên ngưu, tán mịn, mỗi lần uống 4g, dùng nước chiêu thuốc.

Có tác dụng chữa phù thũng, đại tiểu tiện không thông (Lâm sàng thường dụng Trung dược thủ sách)

Bài 3 (Châu xa hoàn)

Khiên ngưu        40g,

Đại hoàng        20g,

Cam toại         10g,

Đại kích        10g,

Nguyên hoa        10g,

Thanh bì        10g,

Trần bì         10g,

Mộc hương        5g,

Kinh phấn         1g.

Tất cả tán mịn, trộn đều, hoàn thành viên. Ngày uống 1 lần, mỗi lần 3g.

Có tác dụng lợi thủy, hành khí. Dùng trong trường hợp bụng trướng, chân tay phù nề, ngực bụng đầy tức, khó thở, đại tiện bí, tiểu tiện ít (Thực dụng Trung dược thủ sách)

Trướng bụng do xơ gan hoặc viêm thận mạn tính:

Khiên ngưu tử         80g,

Hồi hương            40g

Tất cả nghiền mịn, trộn đều. Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần 8g (uống khi đói bụng, chiêu thuốc bằng nước sôi) uống liên tục trong 2-3 ngày  (Lâm sàng thường dụng

Trung dược thủ sách)

Chữa phù do viêm thận

Khiên ngưu tử        100g (nghiền mịn)

Hồng táo tàu         80g (hấp chín, bỏ hột, giã nát)

Gừng tươi            500g (giã nát, vắt lấy nước, bỏ bã)

Tất cả đem trộn đều thành một thứ bột nhão, cho vào nồi háp nửa giờ, trộn đều, lại hấp thêm nửa giờ nữa là được. Lượng thuốc trên chia đều thành 8 phần, ngày uống 3 lần (sáng, trưa, chiều), mỗi lần uống một phần, sau 2,5 ngày thì hết; kiêng muối trong 3 tháng (Lâm sàng thường dụng Trung dược thủ sách)

Thần kinh phân liệt

Đại hoàng 12g,

Hùng hòang 12g,

Hắc bạch sửu (hạt Bìm bìm đen và trắng, mỗi thứ một nửa) 24g, kẹo mạch nha 16g.

Các vị tán bột, viên thành viên 2g. Ngày uống 4 viên.

Dùng một đợt 15 ngày liên, nghỉ 7 ngày rồi lại dùng tiếp (Y học thực hành 1968 -154:27 – 29)

Thuốc trị giun đũa

Khiên ngưu tử (sao)        20g

Tân lang (hạt quả cau)        10g

Sử quân tử (quả giun)        10g

Tất cả đem nghiền mịn, trộn đều, mỗi lần uống 6g, trẻ nhỏ giảm bớt liều (Thực dụng Trung dược thủ sách)

Sát trùng chỉ thống (làm hết đau)

Dùng trong trường hợp đau bụng do giun đũa, cũng có thê dùng cho cả trường hợp giun tóc :

Khiên ngưu tử        8g

Tân lang (hạt quả cau)    8g

Đại hoàng            4g

Tất cả đem nghiền mịn, trộn đều, ngày uống hai lần, vào sáng sớm và chiều khi đói bụng, mỗi lần uống 3-4g, dùng nước sôi chiêu thuốc, trẻ nhỏ tùy theo tuổi cần giảm bớt liều (Thực dụng Trung dược thủ sách)

Caythuocquy.info.vn

Bìm bìm lam

Bìm bìm lam, Bìm bìm khía – Ipomoea nil (L.) Roth. (Pharbitis nil (L.) Choisy.), thuộc họ Khoai lang –Convolvuaceae.

Mô tả: Thân leo quấn 2-3m. Lá xoan, dạng tim dài 8-13cm, thường có 3 thuỳ hinh trái xoan nguyên; thuỳ bên có khi có răng (do cây có tên Bìm bìm khía). Cuống lá; lá đài có lông, hình dải, có mũi cong; tràng hoa có ống trắng, phiến trải ra màu lam, tía hay hồng. Quả nang to 1cm, chứa 5-7 hạt tròn cao 5mm, đen đen, không có lông.

Quả tháng 7-10.

hoa-bim-bimlam

Bộ phận dùng: Hạt – Semen Ipơmoeae, thường gọi là Khiên ngưu tử.

Nơi sống và thu hái: Cây của Nam Mỹ, hiện nay đã thuần hoá, thường gặp mọc ở hàng rào, lùm bụi. Cũng có khi trồng, Thu hái quả chín vào mùa thu, trước khi quả nứt, đập lấy hạt rồi phơi khô.

Tính vị tác dụng: Vị đắng, tính hàn, hơi độc; có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, tiêu sưng, trừ giun.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị: 1. Viêm thận phù thũng, xơ gan cổ trướng; 2. Táo bón; 3. Giun đũa, sán xơ mít. Liều dùng 3-5g, dạng thuốc sắc. Không dùng cho người có thai. Ðối với người ốm yếu dùng phải cẩn thận. Không dùng chung với hạt Ba đậu.

Ðơn thuốc:

1. Táo bón: Khiên ngưu tử, hạt Cau, lượng bằng nhau, nghiền thành bột, trộn thêm mật luyện viên 9g. Uống ngày một viên, trước khi đi ngủ.

2. Phù thũng: Khiên ngưu tử 10g. Mã đề 8g, Gừng 2g, nước 300ml. Sắc còn 150ml chia 2 lần xuống trong ngày. Nếu tiểu tiện được nhiều thì tốt. Có thể liều ruống cao hơn nữa cũng được.

3. Trị giun đũa, giun tóc: Dùng hạt Bìm bìm 8g, hạt Cam 8g, Chút chít 4g, tán nhỏ cho uống 3 lần vào tảng sáng lúc đói (nhịn ăn).

4. Cổ trướng và thũng trướng mạn tính: Dùng hạt Bìm bìm 8g, Hồi hương 2g, tán nhỏ, chia uống 2-3 lần trong một ngày. Uống 3 ngày liền thì rút nước, bớt trướng.

Lá bìm bìm làm thuốc

Bìm bìm được dùng phổ biến theo kinh nghiệm dân gian để làm thuốc lợi tiểu chữa phù thũng, đái dắt. Bìm bìm là loại dây leo. Lá mọc so le, chia 5 thùy. Hoa mầu trắng hay lam tím. Quả nang.

Cây mọc tự nhiên ở bờ bụi, hàng rào.

– Chữa phù thũng (bụng to, da xanh, nặng mặt, nề mắt, ăn kém, phân lỏng). Lá bìm bìm non, rửa sạch, nấu canh với cá quả hoặc cá diếc, ăn hằng ngày đến khi đái được nhiều và nhẹ mặt. Kiêng ăn mặn.

– Chữa sản hậu, phù thũng (phụ nữ sau khi đẻ bị sưng mặt, nặng chân, da bủng, đái ít): Lá bìm bìm (50g), bèo cái (50g, bỏ rễ), lá mần tưới (50g), lá dâu (50g), ích mẫu (50g), lá sen (2 cái), đỗ đen (1 chén nhỏ). Tất cả thái nhỏ, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Dùng 10-15 ngày. Kiêng ăn muối.

– Chữa đái dắt, đái buốt: Lá bìm bìm và lá mảnh cộng với lượng bằng nhau, 50g, sắc uống.

Có nơi, người ta dùng dây bìm bìm phối hợp với dây tơ hồng, dây đau xương và ráy leo, giã nhỏ, trộn với ít rượu, đắp bó chữa gãy xương.

Theo tài liệu nước ngoài, nước chè hãm từ lá bìm bìm phơi khô, uống có tác dụng tẩy, làm giảm hiện tượng đầy bụng, ọc ạch.

Dược sĩ Đỗ Huy Bích

(Sưu tầm)

Cây sung làm thuốc

Sung là loại cây phổ biến ở nước ta. Quả sung, lá, nhựa và vỏ sung đều được dùng làm thuốc để trị nhiều chứng bệnh khác như chốc lở, mụn nhọt sưng đau, tắc tia sữa, mất sữa… Dưới đây xin giới thiệu một cách chữa bệnh từ cây sung để bạn đọc áp dụng khi cần thiết.

Trị đau đầu vùng thái dương: nhựa sung mới lấy, phết đều lên mặt của 2 mảnh giấy bản có đường kính khoảng 3cm, dán nhẹ vào 2 bên thái dương, sẽ có tác dụng giảm đau rõ rệt đồng thời có thể ăn 20 – 30g lá sung non hoặc uống khoảng 5ml nhựa sung tươi, hòa với nước sôi để nguội.

Trị chốc lở đầu ở trẻ em: quả sung chín, giã nát, đắp vào nơi bị bệnh, để khoảng 1,5 – 2 giờ bỏ ra. Dùng nước sắc bạc hà rửa sạch mụn lở. Tiếp theo dùng hạt nhãn đốt cháy, tán bột mịn, rắc đều vào nơi lở loét. Ngày làm một lần.

Hoặc dùng vỏ tươi cây sung, sài đất tươi mỗi thứ 50g, lá trầu không 30g, bồ kết 20g sắc nước gội. Ngày một lần.

Hoặc dùng lá vú sung 40g; huyền sâm, huyết giác, ngưu tất mỗi vị 20g. Sắc uống, ngày một thang, trước bữa ăn 1 giờ. Uống vài tuần lễ.

 Image

Quả, lá, nhựa và vỏ cây sung đều có tác dụng chữa bệnh.

Trị mụn nhọt, sưng đau:

Lấy nhựa sung tươi, bôi trực tiếp vào mụn nhọt hoặc nơi chốc lở, sưng đau, ngày bôi 2 – 3 lần. Cũng có thể dùng lá sung non giã nát với nhựa sung rồi đắp vào mụn nhọt sưng, đỏ, nóng, đau. Ngày vài lần. Với mụn chưa có mủ thì đắp kín. Nếu mụn đã vỡ mủ thì đắp hở miệng. Muốn lấy “ngòi” của mụn ra thì thêm vào hỗn hợp trên một củ hành khô, rồi cũng đắp như trên.

Nếu có nhiều mụn đỏ mọc trên mặt lấy khoảng 500g lá sung nấu nước xông, ngày một lần, dùng nước xông rửa nơi có mụn.

Trị sưng đau vú, ngã chấn thương bầm tím: dùng hỗn hợp nhựa và lá sung non giã nhuyễn, đắp nơi sưng đau, trừ núm vú. Khi bị ngã xây xát, chấn thương bầm tím cơ nhục, cũng có thể đắp hỗn hợp thuốc trên. Chú ý không bôi lên vết thương hở.

Trị tắc tia sữa, viêm tuyến vú: dùng vỏ tươi cây sung, cạo bỏ lớp vỏ bần bên ngoài, thái mỏng, lá bồ công anh tươi, mỗi thứ 20g, lá cây phù dung tươi, mỗi thứ 20g, thêm ít muối ăn, giã nát, đắp vào nơi sưng đau. Ngày thay 2 lần thuốc. Lưu ý, nếu đã hóa mủ thì không dùng phương pháp này.

Mất sữa: lá sung bánh tẻ, lá mít bánh tẻ, lá mơ tam thể mỗi thứ 30g, sắc uống, ngày một thang, chia hai lần uống, trước bữa ăn 1 – 2 giờ. Uống 2 – 3 tuần.

Trị bỏng: lá vú sung phơi khô, sao vàng, tán bột mịn, trộn đều với mỡ lợn, bôi vào nơi bị bỏng. Ngày bôi nhiều lần.

Trị sốt rét, phong tê thấp: vỏ cây sung, cây vú bò mỗi thứ 20g. Vỏ sung cạo sạch lớp bần bên ngoài, thái phiến mỏng, phơi khô. Cây vú bò cắt đoạn, phơi khô, chích mật ong. Cả hai đem sắc, ngày một thang, uống trước bữa ăn 1 – 1,5 giờ. Uống liền 2 – 3 tuần lễ.

Trị cơ thể yếu mệt do khí huyết kém: lá sung bánh tẻ 200g, hoài sơn (sao vàng), liên nhục, đảng sâm, thục địa (chích gừng), hà thủ ô đỏ (chế), ngải cứu tươi, táo nhân (sao đen), mỗi vị 100g. Tất cả tán mịn, riêng ngải cứu sắc lấy nước, thêm mật ong làm hoàn có đường kính 5mm. Người lớn uống ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 10 – 12 viên, trẻ em 5 – 10 viên. Tùy tuổi điều chỉnh liều.

GS.TS. Phạm Xuân Sinh

(suckhoedoisong.vn)

Quả sung có công dụng gì?

Quả sung còn có tên khác là vô hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả, phẩm tiên quả, nãi tương quả, mật quả… Theo nghiên cứu hiện đại, quả sung có chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citric acid, malic acid, auxin, các nguyên tố vi lượng như canxi, phot pho, kali… và một số vitamin như C, B1… Kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm bước đầu cho  thấy, quả sung có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp và phòng chống ung thư.

image001

Trong y học cổ truyền, quả sung vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thũng giải độc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn, phong thấp…

Liều lượng: Uống trong, mỗi ngày 30 – 60g sắc uống hoặc ăn sống từ 1 – 2 chùm nhỏ; dùng ngoài thái phiến dán vào huyệt vị châm cứu hay nơi bị bệnh, nấu nước rửa hoặc sấy khô tán bột rắc hay thổi vào vị trí tổn thương. Một số cách dùng cụ thể như sau:

– Viêm họng: (1) Sung tươi sấy khô, tán bột rồi lấy một chút thổi vào họng. (2) Sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn rồi cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hàng ngày.

– Ho khan không có đờm:  Sung chín tươi 50 – 100g gọt bỏ vỏ, đem nấu với 50 – 100g gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Có thể cho thêm ít nho khô hoặc đường phèn cho dễ ăn.

– Hen phế quản: Sung tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt uống mỗi ngày 1 lần.

– Viêm loét dạ dày tá tràng: Sung sao khô, tán bột, mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 6 – 9g với nước ấm.

– Tỳ vị hư nhược, hay rối loạn tiêu hoá:  Sung 30g, thái nhỏ, sao hơi cháy, mỗi ngày lấy 10g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, chế thêm một chút đường phèn, uống thay trà trong ngày.

– Táo bón: (1) Sung tươi 9g sắc uống hàng ngày. (2) Sung chín ăn mỗi ngày 3 – 5 quả. (3) Sung tươi 10 quả rửa sạch bổ đôi, ruột già lợn 1 đoạn làm sạch thái nhỏ, hai thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.

– Sa đì: Sung 2 quả, tiểu hồi hương 9g, sắc uống.

– Sản phụ thiếu sữa: Sung tươi 120g, móng lợn 500g, hai thứ đem hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần. Bài này có công dụng bổ khí huyết, hạ nhũ chấp (làm ra sữa) dùng rất tốt cho sản phụ sau đẻ suy nhược, khí huyết bất túc, sữa không có hoặc có rất ít.

– Viêm khớp: (1) Sung tươi lượng vừa đủ đem hầm với thịt lợn nạc ăn. (2) Sung tươi 2 – 3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn.

– Mụn nhọt, lở loét: Sung chín sao khô, tán bột rồi rắc lên tổn thương. Để đạt hiệu quả cao, trước đó có thể ngâm rửa tổn thương bằng nước sắc quả hay lá sung tươi, sau đó lau khô rồi rắc bột thuốc và băng lại.

Ngoài ra, nhựa của thân cây hay quả sung xanh còn được dân gian dùng để chữa mụn nhọt và sưng vú. Cách dùng cụ thể: rửa sạch tổn thương, lau khô, dùng nhựa sung bôi trực tiếp vào nơi bị bệnh, sưng đỏ đến đâu thì bôi đến đó, bôi nhiều lần trong ngày. Để tránh bôi nhiều lần, có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau. Nếu mụn chưa có mủ thì đắp kín, nếu đã vỡ mủ rồi thì đắp để hở một chỗ bằng hạt ngô. Khi đã có mủ, muốn lấy ngòi ra thì giã thêm một củ hành với nhựa sung rồi đắp như trên, để hở miệng. Nếu sưng vú, đắp hở đầu vú.

Nhựa sung còn dùng để chữa đau đầu: phết nhựa lên giấy bản rồi dán hai bên thái dương. Có thể phối hợp với việc ăn lá sung non hoặc uống nhựa sung với liều 5ml hoà trong nước đun sôi để nguôi uống trước khi đi ngủ.

Thạc sĩ  Hoàng Khánh Toàn

Cây vú bò – Vị thuốc kiện tỳ bổ phế

Cây vú bò còn có tên khác là vú bò sẻ, vú lợn, ngải phún, sung ba thùy. Tên khoa học: Ficus simplicissima Lour. Cây vú bò mọc hoang dại trong rừng thứ sinh ở nước ta. Bộ phận dùng làm thuốc là vỏ rễ, thu hái quanh năm, được dùng thay thế hoàng kỳ nên có tên là thổ hoàng kỳ. Trong cây vú bò có nhiều acid hữu cơ, acid amin, các chất triterpen, alcaloid và coumarin. Theo Đông y, vị thuốc thổ hoàng kỳ vị cay, ngọt, hơi ấm, có tác dụng kiện tỳ, bổ phế, hành khí lợi thấp, tráng gân cốt. Chữa phong thấp tê bại, ho do phế lao, ra mồ hôi trộm, chân tay mệt mỏi vô lực, ăn ít bụng trướng, thủy thũng, viêm gan, bạch đới, sản hậu không có sữa. Liều dùng: 20 – 40g dạng thuốc sắc.

Cây vú bò

Cây vú bò

Đơn thuốc có vị thuốc thổ hoàng kỳ (vú bò)

Kiện tỳ hóa thấp, trị các chứng viêm gan mạn, xơ gan, phù do suy dinh dưỡng: thổ hoàng kỳ 20g, diệp hạ châu 16g, nhân trần 12g, rau má 16g. Sắc uống.

Khứ đờm giảm ho (viêm phế quản, ho có đờm): thổ hoàng kỳ 20g, mạch môn 12g, diếp cá 20g, lá táo 16g. Sắc uống.

Bổ khí huyết, tỳ thận, bổ huyết, bổ tỳ, bổ thận: thổ hoàng kỳ 20g, đương quy 10g, bạch truật 10g, thục địa 10g. Sắc uống, ngày 1 thang. Có thể dùng đơn này với liều cao hơn để ngâm rượu, ngâm 10 – 15 ngày. Uống 30ml mỗi ngày.

Bổ tỳ ích khí, trị ăn không ngon miệng, tiêu hóa kém, hay đầy bụng, hay bị phân sống: thổ hoàng kỳ 20g, mộc hương 4g, thảo quả 6g, đậu khấu 6g. Sắc uống.

Chữa thấp khớp mạn tính: thổ hoàng kỳ (sao vàng) 20g, dây đau xương (sao vàng) 16g, rễ sung sao 12g, củ ráy tía sao 12g, rễ gối hạc (sao vàng) 16g, thiên niên kiện 12g, rễ bạch hoa xà 8g. Sắc nước, cho thêm ít rượu để uống.

Chữa phong thấp: rễ thổ hoàng kỳ 60g, móng giò lợn 250g, rượu trắng 60g. Cho nước, sắc lấy 1 bát, chia uống 2 lần trong ngày.

Chữa ứ máu tím bầm do ngã hay bị thương: lá hay quả giã nát, chưng với rượu; đắp hay chườm.

Chữa sa dạ dày, sa trực tràng, sa tử cung: thổ hoàng kỳ 30g, tô mộc 12g, hồi đầu thảo 12g, ngưu tất 12g, mộc thông 12g. Sắc uống. Uống 2 – 3 tháng.

Chữa bế kinh, sau khi đẻ ứ huyết đau bụng: 30 – 60g. Sắc nước, thêm ít rượu để uống.

Sưng đau tinh hoàn: rễ thổ hoàng kỳ tươi 60 – 120g. Sắc uống.

Bạch đới: rễ thổ hoàng kỳ khô 60g. Sắc uống.

Lợi sữa: thổ hoàng kỳ 20g, trạch tả 20g, mộc thông 20g, xuyên sơn giáp 10g. Sắc uống.

BS. Nguyễn Tiểu Lan

(Sưu tầm)

Phù – dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm

41a86_trieu-chung-benh-suy-tim-3

Phù là hiện tượng ứ nước trong các tổ chức dưới da hoặc ở các tạng của cơ thể. Phù là một dấu hiệu của nhiều bệnh, nên khi bị phù phải tìm nguyên nhân gây bệnh thì việc điều trị mới có kết quả.

Phát hiện phù

Bằng mắt thường mọi người có thể thấy ngay được, nhưng đôi khi rất khó xác định phù. Người bệnh có cảm giác nặng mặt, nặng chân. Nơi bị phù sưng to, căng mọng, làm mất đi các nếp nhăn, mắt cá, đầu xương bị phẳng lỳ. Da vùng phù nhạt màu, ấn vào nơi phù da lõm xuống, đặc biệt là ấn vào mặt trước trong xương chày.

Các dấu hiệu kèm theo như lượng nước tiểu ít đi, gan to, cổ trướng, khó thở… Phù giữ nước nên cân nặng có thể tăng hằng ngày từ 1 đến 2 kg. Sau đây là các nguyên nhân gây phù:

Phù toàn thân

Thường phù từ mặt, bụng, ngực, chân, tay, kèm theo tràn dịch màng phổi, màng bụng, màng tim, màng tinh hoàn. Hay gặp những bệnh sau:

Thận nhiễm mỡ: Phù rất to. Phù trắng, lúc đầu phù ở mặt, sau phù toàn thân. Thường kèm theo tràn dịch màng phổi, màng bụng. Ăn nhạt không giảm phù. Nước tiểu có nhiều protein. Xét nghiệm máu: urê, creatinin không cao, protein giảm nhiều, cholesterol tăng nhiều.

Viêm cầu thận cấp hoặc mạn: Phù trắng, mềm, ấn lõm, phù toàn thân, rõ ở hai chi dưới. Ăn nhạt phù giảm rõ. Có thể kèm theo tăng huyết áp, tràn dịch màng phổi, màng tim. Nước tiểu ít, vẩn đục, có protein, trụ niệu. Có thể thiếu máu. Chức năng thận rối loạn, creatinin tăng cao.

Suy dinh dưỡng: Phù toàn thân hoặc hai chi dưới, phù trắng, mềm, ấn lõm, mức độ phù buổi sáng và chiều như nhau. Nước tiểu không có protein. Thường do thiếu ăn hoặc đang mắc các bệnh mạn tính như: rối loạn tiêu hóa lâu ngày, lao, ung thư, các bệnh tê liệt, bị các bệnh mạn tính nằm lâu.

Phù do nội tiết: Phù do tăng aldosteron: Phù trắng, ấn lõm, phù chi dưới, có khi phù mặt, phù kín đáo, có trường hợp tự khỏi. Gặp ở phụ nữ, có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Nước tiểu không có protein. Điều trị bằng spirolacton có hiệu quả.

Phù do thiểu năng tuyến giáp: phù cứng, ấn không lõm, mặt tròn mắt híp, môi dày, lưỡi to. Móng chân, tay có ngấn, khô rạn, tóc cứng, dễ gãy. Chậm chạp, trí tuệ kém phát triển, nhiệt độ giảm, huyết áp hạ, mạch chậm.

Phù do ưu năng tuyến thượng thận: Mặt tròn đỏ, phù cứng, huyết áp tăng. Gặp ở người có u ở vỏ thượng thận, người uống corticoid lâu ngày, nếu ngừng uống thì các triệu chứng sẽ hết.

Phù khu trú

Phù ngực: Còn gọi là phù áo khoác, phù từ ngực có thể phù lên cổ, mặt hoặc phù cả hai tay. Do u đè ép vào ống bạch mạch ở ngực và tĩnh mạch chủ trên. Trên da ngực nổi nhiều mạch máu ngoằn nghèo màu tím, bệnh nhân đau ngực, vú to. Chụp Xquang lồng ngực thường thấy khối u trung thất.

Phù hai chi dưới: Do suy tim và xơ gan:

– Do suy tim: lúc đầu phù 2 mắt cá chân, phù mềm, ấn lõm. Phù xuất hiện vào buổi chiều, mất đi lúc sáng sớm và lúc nghỉ ngơi. Hai chân phù rất to, có khi nứt da, nước vàng chảy rỉ ra. Ăn nhạt phù giảm rõ. Kèm theo tim to, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, mạch nhanh, khó thở, đái ít. Suy tim nặng có thể có cổ trướng, tràn dịch màng phổi.

– Do xơ gan: gan có thể to, cứng, thường gan bị teo. Phù ít, ấn lõm, sau phù to. Nước cổ trướng tái phát nhanh. Có thể kèm theo tràn dịch màng phổi, màng tinh hoàn, có mạch máu nổi ở da bụng. Chức năng gan suy giảm.

Phù do thiếu vitamin B1: (Bệnh Bêribêri hay bệnh tê phù). Phù hai chân, ấn lõm, thường phù rõ vào buổi chiều, hai chân thấy tê bì như kiến bò, hay bị chuột rút, phản xạ gân gối mất. Thường do ăn uống thiếu chất lâu dài. Điều trị bằng vitamin B1 phù mất đi rõ rệt. Nếu mẹ đang nuôi con thì con cũng bị thiếu vitamin B1, hay khóc về đêm, gọi là khóc “dạ đề”.

Phù do thai nghén: Gặp ở người có thai, có hoặc không có protein niệu. Cần phải khám thai định kỳ để xác định.

Phù một chi: Phần nhiều gặp ở chân hơn ở tay, do bệnh của các huyết quản.

Viêm tắc tĩnh mạch: Phù mềm, ấn lõm, da ấm. Rất đau khi nắn vào chi phù. Gác chân lên cao, nằm nghỉ thì bớt phù. Có sốt, gặp ở người sau đẻ, sau phẫu thuật vùng hố chậu, bệnh nhiễm khuẩn nặng.

Viêm mạch bạch huyết: phù mềm, ấn lõm, rất đau. Trên da nổi những đường đỏ, nóng và đau. Các hạch bạch huyết tương ứng trong vùng như bẹn, nách cũng sưng và đau. Đôi khi có sốt. Phát hiện có vết xước, vết thương, nhọt. Trong trường hợp mới mắc bệnh giun chỉ, có thể tìm thấy ấu trùng giun chỉ ở máu tĩnh mạch vào ban đêm.

Phù cứng: Thường là phù chân voi, di chứng của viêm mạch bạch huyết do giun chỉ. Ống bạch huyết bị vỡ vào tổ chức dưới da, gây phù cứng. Da rất dầy và cứng, ấn không lõm. Thường bị một chân, có khi cả 2 chân nhưng không đều. Phù bộ phận sinh dục như bìu xù xì, to và cứng. Nếu ống bạch huyết vỡ vào bể thận, thì bệnh nhân đái ra dưỡng chấp màu đục như nước vo gạo.

Phù dị ứng: Thường xuất hiện đột ngột sau khi ăn hoặc tiếp xúc tác nhân dị ứng như thuốc, thức ăn, bụi nhà, phấn hoa, sâu róm… Phù xuống quanh mắt, mồm, da nổi cục và ngứa, mất đi rất nhanh khi dùng thuốc chống dị ứng, có khi tồn tại vài ngày.

Ngoài ra, phù còn do suy giảm hệ tĩnh mạch, do các nguyên nhân chèn ép tĩnh mạch do viêm, do ung thư hay bệnh toàn thân, bệnh thiếu máu.

Khi bị phù, bạn cần đến cơ sở y tế để các bác sĩ khám, làm các xét nghiệm, xác định bệnh. Từ đó bạn sẽ nhận được lời khuyên và phương pháp điều trị theo từng nguyên nhân cụ thể của từng bệnh.

(Theo Sức khỏe & Đời sống)

Hạch sưng to do bệnh gì?

hach-lanh-tinh

Hạch là những nút phình to cấu trúc tròn hình bầu dục, rải rác trên các đường bạch huyết quản và kết chùm ở một số vùng như cổ, nách, bẹn. Nó cấu tạo từ mô bạch huyết và sinh ra các tế bào bạch huyết (lymphocyte) và kháng thể.
Có thể ví hạch giống như các trạm quân sự tiền tiêu, nó có nhiệm vụ ngăn cản, chống đỡ, bảo vệ cơ thể và tiêu diệt các yếu tố gây bệnh (virus, vi khuẩn…), hoặc gây nguy hại cho từng vùng của cơ thể. Các chùm hạch tác động như các chướng ngại vật, bảo vệ không cho nhiễm khuẩn lan đi bằng cách thanh lọc và thực bào các vi khuẩn và vật lạ khỏi bạch huyết.
Với trẻ em và những người gầy, có thể sờ thấy trên người (ở cổ, bẹn) có hạch nhỏ đường kính dưới 1cm, không đau, di động và lần khám nào cũng sờ thấy, nhưng không to lên.
Người ta chỉ coi một hạch là bệnh lý khi nó có những đặc điểm sau: hạch to (đường kính trên 1cm), hạch căng mọng, hoặc đau, hoặc rất cứng. Thường hạch bệnh lý trong các trường hợp như:
Hạch do nhiễm khuẩn thông thường
Đây là hạch phản ứng của một ổ nhiễm khuẩn nào đó: Có thể là ở tai, mũi, họng hoặc răng thì hạch ở cổ sưng, khi nhiễm khuẩn ngoài da ở tay thì hạch nách sưng, khi có nhọt ở chân thì hạch bẹn sưng… Các hạch này sưng to nhanh, không cứng nhưng có độ căng nhất định và sờ nắn thấy đau. Khi dùng thuốc kháng sinh thấy bớt sưng đau, thể tích hạch nhỏ đi.
Hạch lao
Hạch sờ nắn không đau, phát triển từ từ trải qua hàng tháng, mật độ mềm, căng. Tuy hạch lao có thể thấy ở nhiều nơi, nhưng thường thấy nhất là vùng cổ, tuy chỉ sờ thấy vài hạch, nhưng thực ra là từng chùm, song chỉ sờ thấy mấy hạch to nhất – trong nhân dân trước đây thường gọi là bệnh tràng nhạc. Chẩn đoán xác định bằng sinh thiết hạch, làm phản ứng Mantoux và các xét nghiệm tìm vi khuẩn lao.
Hạch ung thư
Hạch di căn của một ung thư ở vùng đầu mặt cổ, hoặc là một ung thư hạch hệ thống. Hạch thường nổi lên từ từ, bắt đầu từ lúc nào không rõ, có đặc điểm rất cứng (sờ nắn cứng như sỏi đá), bám rộng vào tổ chức xung quanh, dính chặt vào các lớp sâu nên có cảm giác như có rễ, có chân, không đau không gây cảm giác khó chịu – đó là hạch ung thư hoặc di căn ung thư. Người cao tuổi cần lưu ý phát hiện sớm loại hạch này.
Khi thấy hạch sưng to, điều chủ yếu là phải tìm ra bệnh mà hạch đã phản ứng, để chữa. Điều trị như thế nào là tùy theo bệnh lý từng trường hợp.

(Theo Sức khỏe & đời sống)

Nổi hạch toàn thân, bệnh hiếm gặp

Chị Nguyễn Thị Tâm (Hoà Bình) bị nổi rất nhiều hạch ở cổ, nhỏ nhất bằng hạt thóc, lớn nhất bằng hạt nhãn, không rõ mọc lên từ bao giờ. Sức khỏe của chị dần sút đi. Năm 1996, chị đến khám tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) và được phát hiện thêm nhiều hạch nữa ở phổi. Kết quả sinh thiết cho thấy, chị hoàn toàn không bị ung thư hay lao hạch như một số bệnh viện đã chẩn đoán mà mắc một chứng bệnh xưa nay rất hiếm gặp.
Từ năm 1991 đến 1995, Khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, đã tiếp nhận 3 bệnh nhân mắc bệnh này, chủ yếu là người lớn 20-50 tuổi. Đây là bệnh u lành giả lao mang tên Sarcoidose. Tuy không phải là bệnh nan y, không nguy hiểm như ung thư hay lao hạch nhưng nếu không được điều trị kịp thời và tích cực, bệnh nhân sẽ chết vì suy kiệt. Đặc biệt, hạch khi phát triển to lên có thể chèn ép các cơ quan của cơ thể, gây nguy hiểm cho tính mạng.
Biểu hiện của bệnh
Sarcoidose là một bệnh toàn thân. Đặc tính của bệnh là tăng sinh hệ thống liên võng nội mô tại nhiều nơi trong cơ thể. Hiện chưa xác định được tác nhân gây bệnh. Biểu hiện chính của bệnh là nổi hạch ở nhiều nơi như mặt, cổ, lồng ngực, tứ chi… Đây là các hạch lồi, di động, rắn, không đau, có kích thước bằng hạt gạo, hạt lạc, quả nhãn. Ngoài da của hạch đôi khi có màu nâu.
– Hạch ở phổi: Bệnh tiềm tàng, không có dấu hiệu gì đặc biệt. Hạch có thể được phát hiện trong khi đi khám bệnh, chụp X quang. Thường có một hoặc hai hạch đối xứng ở vùng rốn phổi, kích thước rất lớn. Lúc này nếu thử bằng phản ứng mantoux thử lao thì sẽ có kết quả âm tính. Chỉ có soi phế quản và làm sinh thiết mới có tác dụng phát hiện bệnh.
– Hạch ở màng phổi: Đôi khi bệnh biểu hiện bằng sự tràn dịch màng phổi, nước dịch màu vàng chanh. Để tránh nhầm với lao màng phổi, cần sinh thiết hạch ở vị trí cổ hay sinh thiết màng phổi để xác định bệnh.
– Hạch ở xương: Thường ở vị trí đầu ngón tay, ngón chân, có kèm sưng phần mềm. Chụp X quang thấy giữa hai đầu đốt của một ngón tay hoặc ngón chân có hình ảnh tiêu xương, với những lỗ to nhỏ khác nhau.
– Bệnh định vị ở mắt: Bao gồm những hạt vàng nhạt hoặc đỏ nhạt nằm rải rác trên kết mạc hoặc mống mắt, gây viêm mống mắt thể mi. Có khi bệnh kết hợp viêm tuyến mang tai, liệt mặt và nhiều khi có sốt.
Xét nghiệm và điều trị
– Sinh thiết là xét nghiệm chủ yếu để xác định bệnh.
– Tốc độ lắng máu tăng, đôi khi có giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa axit, tăng globulin gamma và anpha-2.
– Phản ứng mantoux âm tính.
Bệnh thường diễn biến bất thường, có đợt bệnh nặng, hạch to ra. Sau đó dù được điều trị hay không, hạch cũng có thể nhỏ lại, ổn định hoặc thoái lui. Tiên lượng bệnh nói chung là tốt.
Hiện tại người ta công nhận corticoid là thuốc đặc trị bệnh này. Ở những đợt bùng phát, dùng corticoid để làm hạch nhỏ lại, người bệnh sẽ thấy dễ chịu, ăn uống được và tăng cân.
Hạch là triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó có các bệnh nguy hiểm. Vì vậy, khi thấy cơ thể mình nổi hạch, bạn nên đến ngay các cơ quan y tế để được khám và điều trị kịp thời, đúng hướng.

(Tiến sĩ Đào Kỳ Hưng, Khoa Học & Đời Sống, 2/7)

5 trẻ mù mắt vì nhầm tưởng đau mắt đỏ

dau_mat_do

Chỉ trong một ngày, các bác sĩ BV Mắt T.Ư đã tiếp nhận 5 trẻ bị viêm nội nhãn, thị lực gần như không thể hồi phục bởi các bé được đưa đến viện quá muộn, do gia đình nghĩ con bị đau mắt đỏ, chủ quan tự chữa bệnh cho con tại nhà.

BS Hoàng Cương BV Mắt trung ương cho biết, hôm 15/9, bệnh viện tiếp nhận đến 5 ca bị viêm nội nhãn trong tình trạng vô cùng nặng nề. Thị lực các cháu gần như không thể hồi phục được.

Cả 5 trẻ này đều là lứa tuổi học sinh tiểu học, bé lớn nhất là 8 tuổi. Khi trẻ bị đỏ mắt và kêu đau nhức, bố mẹ các bé lại chủ quan, nghĩ đang có dịch đau mắt đỏ, con bị lây từ bạn bè nên tự mua nước muối sinh lý, kháng sinh về chữa. Trong đó, có một bé tự điều tị lâu nhất là 4 ngày. Bố mẹ bé đã rất ân hận vì thấy con đỏ mắt, dụi mắt kêu đau mà không đi khám, tự điều trị. Đến khi mắt bé ken đặc mủ mới đưa đến viện, dù các bác sĩ đã hút mủ, tiêm kháng sinh trực tiếp vào mắt nhưng võng mạc đã bị ăn mòn, thị lực các em gần như không thể hồi phục được.

Viêm nội nhãn là một bệnh nhiễm khuẩn mắt rất nặng, thường diễn biến rất nhanh. Có trẻ vừa chiều hôm trước chỉ có tí mủ nơi đầu mắt, hôm sau mủ đã ken đặc. Đáng nói, việc phát hiện muộn điều trị thường không hiệu quả do võng mạc đã bị ăn mòn, thị lực không thể hồi phục được, gần như bằng không. Đáng nói, viêm nội nhãn không có yếu tố nguy cơ, xảy ra ở bất kể ai, vì thế, khi có những bất thường về mắt nên đi kiểm tra ngay. Bởi khả năng hồi phục về chức năng phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm chẩn đoán và điều trị thích hợp. Nếu chẩn đoán muộn thì dù có điều trị tốt cũng sẽ dẫn tới tổn hại thị lực nghiêm trọng thậm chí mù lòa.

“Bình thường, hai bệnh này rất dễ phân biệt, nhưng vì đang ở trong vụ dịch đau mắt đỏ nên nhiều người không để ý, mặc định cứ đỏ mắt, đau nhức mắt là đau mắt đỏ. Có thể phân biệt dấu hiệu đơn giản nhất, đó là với đau mắt đỏ, người bệnh đau, ngứa mắt nhiều và có nhiều dử mắt. Còn với viêm nội nhãn người bệnh đau, nhức, đỏ mắt nhưng mắt không có dử. Đáng tiếc nhất cho 5 trẻ này, bố mẹ vì chủ quan nghĩ con bị đau mắt đỏ, lành tính nên tự chữa. Vì thế, tuyệt đối không nên chủ quan khi phát hiện những bất thường về mắt. Chỉ một chút chủ quan, ngại đi khám, đôi khi bệnh nhân sẽ phải trả giá bằng cả cuộc đời, từ một người bình thường trở thành khiếm thị”, BS Cương khuyến cáo.

Khi bị viêm nội nhãn, bệnh nhân thường có biểu hiện nhìn mờ, đau nhức mắt, kích thích khó chịu cộng thêm đau đầu, sợ ánh sáng và đỏ mắt, sưng nề xung quanh mắt. Lúc đầu, mắt chỉ đỏ, đau chưa ra mủ, nhưng sau đó, bùng phát rất nhanh, mủ ken đặc mắt…  Trong khi đó, với những biểu hiện ban đầu là đau, đỏ mắt… ở trẻ nhỏ, người lớn dễ chủ quan nghĩ con bị đau mắt đỏ thông thường là rất nguy hiểm, cần cho bé đi khám sớm để kịp thời phát hiện, điều trị.

 Hồng Hải

(Nguồn: Dân trí)

Côn bố – Thực phẩm tốt, vị thuốc hay

ConBo

Côn bố, còn được gọi là hải đới, nga chưởng thái…, là toàn cây khô của một loại tảo dẹt có tên khoa học là Laminaria japonica. Areschong thuộc họ côn bố. “Côn” có nghĩa là cùng, là giống, “bố” là vải, vì vị thuốc này dài như tấm vải nên được đặt tên như vậy. Vào hai mùa hạ và thu, người ta vớt côn bố ở biển lên, nhặt bỏ tạp chất, ngâm nước rửa sạch để héo, cắt nhỏ thành sợi phơi khô để dùng. Người châu Á hay nấu côn bố với đậu cho mau mềm và ăn dễ tiêu. Ngoài ra, còn dùng côn bố xào nấu với cà rốt, củ cải để làm thức ăn và chữa bệnh.

Theo y dược học cổ truyền, côn bố vị mặn, tính lạnh, có công dụng nhuyễn kiên hóa đàm, lợi thủy tiết nhiệt, thường được dùng để chữa lao hạch, bướu cổ, thủy thũng, tích tụ (hòn cục), tinh hoàn sưng đau, cước khí… Xin được giới thiệu một số bài thuốc dùng côn bố chữa bệnh:

Bài 1: côn bố, hải tảo và phục linh lượng bằng nhau 10g, xuyên sơn giáp 5g, toàn yết 3g, long đởm thảo 10g, đương quy 10g và đào nhân lượng bằng nhau 6g, tất cả sấy khô tán bột, làm hoàn, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần hoặc dùng côn bố, huyền sâm đều 10g, mẫu lệ, hạ khô thảo lượng bằng nhau 15g, cương tàm 5g, sấy khô tán bột, mỗi lần uống 10g, ngày 2 lần để chữa chứng sưng đau hạch lymphô.

Bài 2: côn bố 30g, sò 30g, sứa 30g, hạ khô thảo 15g, sắc uống hoặc dùng côn bố và tảo đuôi ngựa (sargassum) lượng bằng nhau, rang khô, nghiền bột, hoàn thành viên với nước cơm, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g, 30 ngày là một liệu trình để chữa bướu giáp trạng và sưng tuyến lymphô ở cổ.

Bài 3: côn bố sấy khô, tán thành bột, mỗi lần dùng 4g, bọc vào trong bông, dùng giấm hay rượu tốt ngâm, ngậm và nuốt dần nước cốt, hễ hết hơi thuốc lại thay miếng khác để chữa tràng nhạc, lao hạch, đờm hạch và bướu cổ. Hoặc dùng côn bố, huyền sâm, cải rừng tía, bán biên liên, mỗi vị 12 – 20g sắc uống để chữa tuyến giáp trạng sưng to, lâu kết hạch, đờm tụ thành khối.

Bài 4: côn bố 10g, sinh khương 3 lát, đường đỏ lượng vừa đủ, sắc uống hoặc dùng côn bố 100g, bách bộ 100g, tri mẫu 200g, tất cả đem sao với mật rồi ngâm với rượu trắng cao độ, sau 7 ngày thì dùng được, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10ml để chữa viêm phế quản mạn tính. Côn bố 12g kết hợp với quất hạch 12g, mẫu lệ 12g và tiểu hồi 8g, sắc uống để chữa trị đới hạ (khí hư) và tinh hoàn sưng đau. Côn bố 60g, hành tươi 1 nắm thái nhỏ, hai thứ sắc kỹ cho nhừ rồi chế thêm gừng tươi, hạt tiêu và gia vị vừa đủ, dùng làm canh ăn để chữa thủy thũng, khí kết tụ ở bàng quang, bướu cổ.

Ngoài ra, côn bố thường được dùng để trị các chứng phù do viêm thận, suy dinh dưỡng, các chứng nấc, nghẹn và tăng huyết áp.

ThS. Hoàng Khánh Toàn

(Sưu tầm)

 

Hạ khô thảo mát gan, sáng mắt

Cây Hạ Khô Thảo

Cây Hạ Khô Thảo

Hạ khô thảo tên khoa học: Prunella vulgaris L., họ hoa môi (Lamiaceae). Là loại cây thảo, sống dai, thân hình vuông, màu hơi đỏ tím. Lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài, mép nguyên hoặc hơi có răng cưa. Cụm hoa mọc ở đầu cành gồm nhiều hoa, mọc thành từng vòng, mỗi vòng khoảng 5 – 6 hoa, có cuống ngắn, xếp sít nhau như bông.
Bộ phận dùng: Hạ khô thảo là cụm bông hoa của cây hạ khô thảo (Flos Prunellae cum Fructu). Có thể dùng cả cây làm thuốc, nhưng tác dụng kém hơn chỉ dùng cụm bông hoa.
Tránh nhầm lẫn hạ khô thảo nam là cành mang lá và hoa của cây cải trời (Blumea subcapitata DC.), thuộc họ cúc (Asteraceae). Theo kinh nghiệm dân gian, cây này chữa được nhiều bệnh ngoài da.

Một số đơn thuốc có hạ khô thảo
Thanh hỏa, tán kết:
– Trị lao hạch cổ chưa vỡ, bướu giáp trạng đơn thuần, viêm gan, viêm vú tắc sữa: hạ khô thảo 125 – 250g. Sắc uống hoặc dùng hạ khô thảo nấu cao mà uống.
– Trị lao hạch: hạ khô thảo 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang, liên tục 20 – 30 ngày.
– Trị lao hạch, viêm tuyến sữa: hạ khô thảo 20g, huyền sâm 12g, thổ bối mẫu 12g. Sắc uống.
Mát gan, sáng mắt:
– Trị đau nhức mắt do nhiệt ở gan: hạ khô thảo 62,5g, chích thảo 20g, hương phụ tử 62,5g. Tán thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g, uống với nước.
– Trị viêm màng tiếp hợp: hạ khô thảo 62,5g, bồ công anh 62,5g, tang diệp 12g, xa tiền thảo 12g, dã cúc hoa 12g. Sắc uống.
– Trị đau đầu do tăng huyết áp: hạ khô thảo tươi 62g, hy thiêm thảo 62g, dã cúc hoa 62g. Sắc uống.
– Trị tăng huyết áp gây đau đầu, đỏ mặt: hạ khô thảo 20g, cúc hoa 12g, mẫu lệ sống 32g, thạch quyết minh sống 32g, xuyên khung 4g, mạn kinh tử 4g. Sắc uống.

Hạ Khô Thảo khô

Hạ Khô Thảo khô

Một số món ăn hỗ trợ điều trị có hạ khô thảo 
– Cháo bồ công anh, hạ khô thảo: bồ công anh 30g, hạ khô thảo 20g, gạo tẻ 60g. Sắc hay hãm bồ công anh và hạ khô thảo lấy nước bỏ bã. Lấy nước sắc và gạo nấu cháo, khi ăn cho thêm đường trắng đủ ngọt. Dùng một đợt 3 – 5 ngày. Dùng trong các trường hợp viêm kết giác mạc cấp (đau mắt đỏ), xuất huyết kết giác mạc, mụn nhọt, viêm vú tắc sữa, lao hạch.
– Cháo câu kỷ tử, hạ khô thảo: hạ khô thảo 20g, gạo tẻ 30g, câu kỷ tử 15g. Hạ khô thảo sắc lấy nước, bỏ bã, để riêng. Cho gạo tẻ và kỷ tử vào nấu cháo, khi được cháo, cho nước hạ khô thảo vào sôi đều, ăn ngày 1 lần, liên tục trong 15 ngày. Dùng hỗ trợ điều trị các trường hợp lao mào tinh hoàn (hay gặp ở thanh niên 20 – 35 tuổi).

(TS. Nguyễn Đức Quang – SKDS.vn)

Huyền thoại tên vị thuốc Bối Mẫu

boimau

Huyền thoại tên vị thuốc Bối Mẫu

Huyền thoại xảy ra tại Giang Nam. Nhờ Bối Mẫu đã cứu cho một thiếu phụ mẹ tròn con vuông, khiến cho gia đình khỏi tan nát.

Chồng của thiếu phụ này là con một trong gia đình nên Bố mẹ rất khao khát chóng có cháu bế . Trong ba năm thiếu phụ sinh được ba con, nhưng cứ mỗi lần vừa sinh ra là đứa bé chết ngay sau khi sinh . Không những con chết mà mẹ cũng mệt nhọc thở dốc gần đứt hơi , làm cả nhà đều lo sợ cho tính mạng của người mẹ .

Rồi một hôm có một Thầy Bói vác bảng quảng cáo “Bói Toán Tử Vi Số Mệnh” , đi ngang qua làng. Bà mẹ chồng già bèn mời ông ta vào nhà, nhờ xem vận số tướng mạng cho nàng dâu . Ông Thầy bói hỏi thăm ngày sinh tháng đẻ của thiếu phụ xong, mở rương lấy dụng cụ bói toán ra . Nào Sách, nào hương trầm, nào đồng tiền gieo quẻ, nào mu rùa…

Thấy lóc cóc lách cách tính toán hồi lâu xong, nói với một bộ mặt rất trang trọng :

– Bà cầm tinh Bạch Hổ, là con Cọp trắng . Cọp phải ăn thịt Dê, Chó, Heo, vì thế ba đứa con bà đều bị Cọp bắt mất .

Bà mẹ chồng hốt hoảng hỏi:

-Vậy phải làm thế nào ? Tốn kém bao nhiêu cũng không ngại. Xin Thầy cứ dạy cho cách tránh được vận hạn này .

Thầy Bói vuốt râu chậm rãi nói:

-Có cách chứ . Lần sau, khi bà sinh con , nhớ bảo bố nó lập tức dấu đứa bé đi . Xong bế đứa bé chạy về hướng Đông. Phía ấy có biển . Cọp vốn sợ nước , nếu đem đứa bé dấu ở nơi gần nước vài ngày . Cọp tìm đến nơi thấy nước sẽ sợ chạy về rừng.

Năm sau, thiếu phụ lại sinh được một bé trai . Người chồng lập tức làm theo lời ông thầy bói dặn. Nhưng đứa bé vừa được đem ra khỏi nhà không xa thì tắt thở .

Bà mẹ chồng nồi xùng, chửi ông thầy bói thậm tệ, và vì nóng ruột muốn có cháu bế, bà bắt con bà phải bỏ vợ. Lý do vì cô này kém đức không sinh được con sống, mà chỉ sinh con chết .

Tội nghiệp thiếu phụ, được tin chồng sắp bỏ thì khóc lóc thảm thiết . Cô biết chồng thương cô nhưng hoàn cảnh chồng là con một, phải có bổn phận sinh con để nối dõi tông đường , nên dù không muốn cũng không dám cãi lời mẹ .

Trong lúc ấy, tình cờ có một thầyï Lang ở làng bên đi ngang qua, nghe tiếng khóc than kể lể, và tiếng mắng chửi của bà mẹ chồng, thầy bèn dừng bước hỏi mấy người hàng xóm, để biết những chuyện gì không may đã xảy ra .

Sau khi hiểu rõ câu chuyện , thầyï Lang liền vào nhà hỏi thăm . Người Thầy trông thấy trước nhất là một thiếu phụ mặt mày tái mét, đang khóc lóc thảm thiết . Là một thầy Lang có kinh nghiệm, vừa nhìn qua là biết ngay người đàn bà đang có bệnh nặng .

Thầy Lang tự giới thiệu và tỏ ý tình nguyện muốn xem mạch , phước chủ may thầy , có khi kết quả như ý .

– Bà sinh xong thì bị nổi cơn hen suyển rất nguy kịch . Và em bé cũng bị chết ngay. Đó là vì bệnh chứ không phải vì cớ gì khác. Bây giờ tôi có thể chữa bệnh, giúp cho bà sinh được em bé khỏe mạnh ăn chơi .

Sau khi chẩn mạch xong, Thầy Lang nói một cách đầy tin tưởng như thế . Thiếu phụ vừa rồi đang lo sợ bị chồng bỏ, vội vàng chắp tay quì vái Thầy Lang biểu lộ tạ ơn, Nhưng riêng người chồng và bà mẹ chồng vì tin theo lời thầy bói nên vẫn tỏ vẻ hững hờ.

Thầy Lang cất giọng nghiêm nghị nói với bà già như ra lệnh :

– Bảo con bà sửa soạn lên núi hái thuốc . Cây thuốc ấy lá nhỏ dài, đầu cuống có hoa màu tím đậm . Tìm được cây ấy thì đào lên, gốc rể sẽ có từng chùm củ, có múi như múi tỏi . Hái đem về làm thuốc .

Người chồng vâng lời Thầy lên núi hái thuốc suốt mấy ngày liền . Mỗi ngày hái xong, đem về rửa sạch đất cát, xong cho vào ấm sắc thuốc cho vợ uống .

Người vợ uống thuốc chuyên cần. Sau ba tháng, không những lành bệnh sản hậu, sức khỏe tăng lên gấp bội, mà còn mặt mày hồng nhuận, tươi trẻ như một thiếu nữ .

Chẳng bao lâu bà lại hoài thai . Đúng tháng ngày sinh được một em bé trai khỏe mạnh. Lần sinh này bà không bị cơn hen suyển làm thở dốc gần đứt hơi như những lần trước . Em bé cũng rất ngoan, mỗi ngày khóc lớn một lúc, được bú no xong ngủ một giấc ngon lành .

Một gia đình đang từ đau khổ thất vọng, biến thành hạnh phúc tràn trề .Cả đến bà mẹ chồng, khó tính già nua lụm khụm. cũng thích lết lại gần để được ẵm bồng cháu .

Lễ cúng đầy tháng xong, mẹ con vợ chồng lên đường đi thăm Thầy Lang để tạ ơn . Thầy cũng rất vui mừng thấy kết quả sự chữa trị đã đem hạnh phúc lại cho một gia đình gần như sắp bị đổ vỡ .

Cả nhà ai cũng muốn hỏi tên vị thuốc cứu mạng ấy là gì . Thầy thành thật trả lời :

– Sự thực tôi chỉ biết dùng để chữa bệnh, mà không biết tên gì .

Bà già ngắm nhìn cháu nội khỏe mạnh hồng hào một hồi lâu, cười đề nghị:

-Nếu vậy xin Đại Phu cho phép tôi đặt tên được không ?

-Nếu vậy thì tốt quá . Mời bà .

– Thứ dược thảo ấy đã giúp cho người mẹ sinh được hài nhi khỏe mạnh . Là một thứ thuốc tiên, là một bảo bối quí nhất trần gian . Vậy tôi xin lấy chứ Bối trong Bảo Bối ghép với chữ Mẫu là Mẹ . Gọi là Cây Bối Mẫu được không ? Ý nói dược thảo quí như bảo bối của những người mẹ .

Rồi từ đấy cây thuốc đã cứu cho một gia đình khỏi tan nát có được một tên xứng đáng : Bối Mẫu . Tuy rằng trước đó đã có nơi gọi nó là Khổ Thái, hay Khổ Hoa, nghĩa là rau đắng, hoa đắng ,và nhiều tên khác nữa. Nhưng từ lúc chuyện này xảy ra, tên Bối Mẫu được dùng trong y giới và dân gian cho đến bây giờ .

DƯỢC THẢO BỐI MẪU

Bối Mẫu khí bình , vị khổ (đắng) và tân (cay), không độc

Có hai thứ Bối mẫu trên thị trường : Thứ sản xuất ở tỉnh Tứ Xuyên gọi là Xuyên Bối, củ nhỏ như hạt bắp , giá đắt hơn vì chất thuốc mạnh hơn . Thứ củ lớn bằng quả sung, gọi là Thổ bối mẫu chất thuốc không mạnh bằng. Nhiều cách chế hóa và phối hợp khác nhau, nhưng cốt yếu Bối Mẫu là một vị thuốc giáng hỏa, tiêu đờm, thanh phế .

Bối Mẫu vị khổ nên tả tâm hỏa, tân nên tán phế uất, nhuận được cả Tâm và Phế, thanh được những chứng đờm do khí hư mà sinh ra . Trị được những chứng hư lao buồn phiền nóng nãy, ho hắng đầy hơi. Chữa được những chứng phế ung, cuống họng sưng đau

Tóm lại là Bối Mẫu làm tan được những nơi bí kết, trừ được chứng nóng nẩy, tan được những mụn độc, làm lành được những đầu mụn đã vỡ rồi .

Thường dùng cho người mới sinh con không có sữa cho con bú, người bị ho lâu ngày .

Phối hợp với các vị thuốc khác để trị những chứng :

Ban chẩn mới phát bốc lên nóng quá, phát suyển, phát ho đờm sò sè , chứng thương hàn, buồn phiền khó chịu.

Phối hợp chữa những chứng nhiệt độc, trúng phong, xương gân co cứng , lên cơn vì đờm…

 ThoBoiMau(small)

THỔ BỐI MẪU
Tên thuốc: Thổ bối mẫu
Tên khoa học: Bulbus Fritillariae

 

Thổ bối mẫu là Thân hành đã phơi hay sấy khô của cây Bối mẫu thuộc họ Hành (Liliaceae) chữa ho lâu ngày, ho có đờm, tràng nhạc, bướu cổ, thổ huyết.                        

Tên vị thuốc: Thổ bối mẫu.

Tên khoa học: Bulbus Fritillariae.

Tên gọi khác: Xuyên bối mẫu, Triết bối mẫu, Bối mẫu.

Bộ phận dùng: Thân hành đã phơi hay sấy khô của cây Bối mẫu thuộc họ Hành (Liliaceae).

Thành phần hóa học: Bối mẫu có chứa Alcaloid, tinh bột.

Tính vị: Thổ bối mẫu có vị đắng, hơi ngọt, tính mát.

Quy kinh: Vào kinh phế, tâm.

Công năng: Thanh nhiệt, nhuận phế, hoá đờm, tán kết.

Chủ trị: Thổ bối mẫu chữa ho lâu ngày, ho có đờm, tràng nhạc, bướu cổ, thổ huyết.

Liều dùng, cách dùng: Ngày uống 6-12g dưới dạng thuốc sắc.

Kiêng kị: Tỳ, Vị hư hàn, có thấp đờm thì không nên dùng.

Bảo quản: Thổ bối mẫu để nơi khô ráo, đựng trong thùng, lọ có lót vôi sống vì dễ mọt.

Có hai thứ Bối mẫu trên thị trường: Thứ sản xuất ở tỉnh Tứ Xuyên gọi là Xuyên Bối, củ nhỏ như hạt bắp , giá đắt hơn vì chất thuốc mạnh hơn . Thứ củ lớn bằng quả sung, gọi là Thổ bối mẫu chất thuốc không mạnh bằng. Sắc thuốc hay dùng loại Thổ Bối Mẫu.

(Sưu tầm)

MỘT SỐ NHẦM LẪN THƯỜNG GẶP TRONG NGHIÊN CỨU, SỬ DỤNG DƯỢC LIỆU

Trong nghiên cứu, sử dụng thuốc Ðông dược hiệu quả chữa bệnh của các bài thuốc, vị thuốc thường không ổn định, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này trong đó nguyên nhân thường gặp là dùng không đúng, nhầm lẫn các vị thuốc. Sau đây là một số trường hợp nhầm lẫn thường gặp trên thực tế cũng như trong sách vở, được xếp thành nhóm để các nhà nghiên cứu, thầy thuốc cũng như bệnh nhân cảnh giác, tránh nhầm lẫn khi sử dụng.

1. Nhầm lẫn do hình dạng của cây hoặc các vị thuốc giống nhau.

Vị thuốc Sa nhân (Fructus Amomi) là quả gần chín đã bóc vỏ và phơi khô của cây Sa nhân và một số loài khác trong chi Amomum. Vị thuốc này thường được trộn lẫn với quả bóc vỏ của một số loài Ðậu khấu thuộc chi Alpinia..

Vị thuốc Thăng ma (Rhizoma Cimifugae) là thân rễ của một số loài Thăng ma. Hiện nay trên thị trường bị giả mạo bằng rễ cây Strobilanthes forrestii Diels., khó phân biệt với vị thuốc Thăng ma bằng mắt thường, chỉ có thể phân biệt bằng cách soi bột dưới kính hiển vi

2. Do chế biến làm thay đổi hình dạng ban đầu.

Vị thuốc Hoàng đằng (Caulis et Radix Fibraureae) là thân và rễ phơi sấy khô của cây Hoàng đằng (Fibraurea recisa Pierre và Fibraurea tinctoria Lour.) nhiều khi bị lẫn lộn hoặc thay thế hẳn bằng thân cây Vàng đắng (Coscinium fenestratum Colebr.). Dược liệu để nguyên dễ phân biệt, khi chế biến, thái lát khó phân biệt hơn.

Hà thủ ô đỏ (Radix Fallopiae multiflorae) là rễ củ phơi hay sấy khô của cây Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson = Polygonum multiflorumThumb.), họ Rau răm (Polygonaceae). Một số trường hợp bị trộn lẫn thân rễ các loài thuộc chi Dioscorea, Smilax được chế biến để có hình dáng bên ngoài tương tự Hà thủ ô đỏ.

3. Do thay thế tuỳ tiện các loại thuốc

Hoài sơn (Rhizoma Dioscoreae persimilis) là thân rễ đã chế biến, phơi sấy khô của cây Củ mài (Dioscorea persimilis Prain et Burkill), trên thị trường hầu hết Hoài sơn không chế từ Củ mài mà chế từ Củ cọc, Củ cái… ngay cả các cơ sở trồng, sản xuất dược liệu hiện nay cũng trồng Củ cọc, Củ cái. Chưa có tài liệu nào chứng minh các loại củ đó có thể thay thế Hoài sơn?.

Sài hồ (Radix Bupleuri) là rễ phơi hay sấy khô của cây Bắc Sài hồ (Bupleurum chinense DC.) hoặc cây Hoa nam Sài hồ, còn gọi là Hồng Sài hồ (Bupleurum scorzonerifolium Willd.), họ Hoa tán (Apiaceae). Trên thực tế ta sử dụng Sài hồ nhập từ Trung Quốc, hoặc thay thế bằng rễ cây Lức (Sài hồ nam) (Pluchea pteropoda Hemsl.), họ Cúc (Asteraceae) hay thậm chí bằng thân và rễ cây Cúc tần (Pluchea indica (L.) Less.). Chưa có công trình nghiên cứu nào khẳng định sự thay thế như vậy là hợp lý.

Vị thuốc Mộc thông (Caulis Clematidis) là thân leo đã phơi hay sấy khô của cây Tiểu mộc thông (Clematis armandii Franch.), hoặc cây Tú cầu đằng (Clematis montana Buch. Ham. ex DC.) họ Hoàng liên (Ranunculaceae). Vị thuốc Mộc thông ta nhập từ Trung Quốc ít khi đúng theo quy định (Ở Trung Quốc dụng vị Mộc thông lấy từ hơn 10 loài thuộc các họ: Mộc hương (Aristolochiaceae), Hoàng liên, Lạc di (Lardizabalaceae). Vị thuốc Mộc thông nam trên thị trường thường khác nhau về nguồn gốc thực vật, không đồng nhất về hình thái bên ngoài cũng như thành phần hoá học.

4. Do trùng tên gọi

Nhiều cây thuốc có tên gọi giống nhau một phần hoặc giống hoàn toàn dẫn đến nhầm lẫn.

Mộc hương (Radix Saussureae lappae) là rễ phơi hay sấy khô của cây Mộc hương còn gọi là Vân mộc hương, Quảng mộc hương (Saussurea lappa Clarke) dùng chữa đau bụng, đầy bụng, tả lỵ, nôn mửa, có thể nhầm với vị thuốc Thanh mộc hương là rễ của cây Aristolochia contorta Bunge hoặc cây Aristolochia debilis Sieb. et Zuncc họ Mộc hương (Aristolochiaceae), có công dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng trừ thống, chữa chứng huyết áp cao.

Bạch phụ tử (Radix Aconiti lateralis praeparata) là rễ củ con đã chế biến và phơi sấy khô của cây Ô đầu (Aconitum carmichaeli Debx.), họ Hoàng liên (Ranulculaceae) dùng chữa một số triệu chứng nguy cấp, mạch gần như không có, ra nhiều mồ hôi (thoát dương), chân tay tê mỏi…Nhầm với Bạch phụ tử là rễ củ của cây Typhonium giganteum Engl., họ Ráy (Araceae).

Thổ bối mẫu lấy từ cây (Bolbotemma paniculatum Maxim Frang) họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Loài này phân bố chủ yếu ở các tỉnh Hiệp Tây, Hà Nam, Sơn Tây…(Trung Quốc). Thổ bối mẫu có công năng giải độc, tán kết dùng chữa các bệnh mụn nhọt, lở ngứa, viêm da. Vị thuốc mang tên Thổ bối mẫu trên thị trường nước ta hiện nay không phải là vị thuốc này.

Vị thuốc Sâm cau (Rhizoma Curculiginis) là rễ của cây Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn.), họ Sâm cau (Hypoxydaceae) nhầm với rễ cây Cau (Areca catechu L.), họ Cau dừa (Palmaceae).

Nhầm cây Rau ngổ (Enhydra fructuans Lour.), họ Cúc (Asteraceae) chữa ăn uống không tiêu, đầy tức bụng, thổ huyết, băng huyết với cây Rau ngổ (Limnophila conferta Benth.), họ Hoa mõm sói (Scrophulariaceae).

5. Do chưa xác định được nguồn gốc thực vật

Vị thuốc Kê huyết đằng – là thân các loài dây leo khi cắt ngang có các vòng nhựa màu đỏ. Các nghiên cứu cho thấy có khoảng 5-7 loài khác nhau có đặc điểm này. Ví dụ một số loài thuộc chi Millettia, Mucuna, Spatholobus, họ Ðậu (Fabaceae), hoặc cây Sargentodoxa cuneata Rehd. et W., họ Ðại huyết đằng (Sargentodoxaceae).

6. Do cố ý giả mạo

Vị thuốc Ðan sâm (Radix Salviae miltiorrhizae) là rễ của cây Ðan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) dược liệu có mặt ngoài màu đỏ nâu, trên thị trường nhiều khi bị trộn lẫn với những rễ cây khác được nhuộm đỏ.

Một số người mua Tam thất gừng – thân rễ cây (Stahlianthus thorelii Gagnep), họ Gừng (Zingiberaceae) dưới tên gọi Tam thất, với giá gấp 10-20 lần giá trị thực.

Hồng hoa (Flos Carthami tinctorii) là hoa đã phơi khô của cây Hồng hoa (Carthamus tinctorius L.), họ Cúc (Asteraceae) nhiều khi bị giả mạo bằng một số loài cúc khác đem nhuộm đỏ.

7. Nhầm lẫn do một số người nghiên cứu, sử dụng thiếu hiểu biết, hoặc quan tâm chưa đúng mức về nguồn gốc dược liệu

Vị thuốc Ðịa cốt bì (Cortex Licii) là vỏ rễ phơi hay sấy khô của cây Câu kỷ (Licium chinense Mill.) hay cây Ninh hạ câu kỷ (Licium barbarum L.), họ Cà (Solanaceae) dùng chữa các triệu chứng ho ra máu, phiền nhiệt tiêu khát, lao nhiệt, ra mồ hôi. Trên thị trường hiện nay đang dùng vị thuốc Hương gia bì (Cortex Periplocae) là vỏ rễ cây Periploca sepium Bge., họ Thiên lý (Asclepiadaceae) dưới tên Ðịa cốt bì.

Vị thuốc Ý dĩ (Semen Coisis) là nhân hạt của quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Ý dĩ (Coix lachryma-Jobi L.), họ Lúa (Poaceae) có tác dụng bồi bổ cơ thể, lợi tiểu tiện, tiêu phù thũng, chữa phong thấp lâu ngày không khỏi. Vị thuốc Ý dĩ bắc trên thị trường hiện nay là hạt cây Cao lương (Sorghum vulgare Pers.) – một loại lương thực vẫn được dùng để giả mạo Ý dĩ ở Trung quốc.

Có quyển sách (10 điều tâm đắc khi dùng Ðông dược. NXB Y học – 2001) dịch nhầm Hoả ma nhân (Fructus Cannabis) là hạt của cây Gai dầu (Cannabis sativa L.), họ Gai mèo (Cannabinaceae) thành Hat thầu dầu (Semen Ricini), với liều 30g Hoả ma nhân (theo sách) nếu là hạt Thầu dầu đủ làm chết 20-30 người ?.Gần chục năm kể từ ngày xuất bản, sách vẫn bán ở hiệu sách (Không biết đã có ai chết vì “những điều tâm đắc này chưa). Thầy thuốc dùng thuốc theo sách, bệnh nhân chết, trách nhiệm thuộc về ai ?

Ðã có một số bài báo về những nhầm lẫn dược liệu trên thị trường hiện nay nhưng chưa thấy ý kiến của các cơ quan quản lý. Thuốc tân dược không đạt tiêu chuẩn về hàm lượng, hoặc không đạt độ đồng đều về khối lượng đã bị đình chỉ lưu hành. Còn dược liệu nhầm lẫn, dược liệu giả vẫn tự do lưu thông?. Phải chăng dược liệu ít độc, nhầm lẫn ít tác hại hay đây là lĩnh vực tự do kinh doanh và được phép lẫn lộn ?.

Việc nhầm lẫn dẫn tới giảm hiệu quả chữa bệnh của thuốc, phí tiền của người bệnh. Chưa kể đễn một số đề tài nghiên cứu khoa học sử dụng dược liệu nhầm lẫn, độ tin cậy của kết quả nghiên cứu sẽ như thế nào. Hàng năm số tiền lãng phí vì những nghiên cứu loại này không phải là ít.

Có lẽ đã đến lúc các cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện những biện pháp có hiệu quả để đề phòng, ngăn chặn tình trạng nhầm lẫn dược liệu và những hậu quả có thể xảy ra. Nhằm tăng cường hiệu quả chữa bệnh của thuốc Ðông dược, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ nhân dân của ngành y tế.

(Bài này đăng ở Tạp chí Dược học tháng 12 năm 2002, từ khi chưa có Hội nghị lần thứ nhất về Dược liệu, nay đã có Hội nghị lần thứ hai)

MỘT SỐ NHẦM LẪN THƯỜNG GẶP TRONG NGHIÊN CỨU, SỬ DỤNG DƯỢC LIỆU

Nguyễn Viết Thân1 – Ðường thị Cẩm Lệ2

1 Trường Ðại học Dược Hà nội

2 Trung tâm kiểm định QG sinh phẩm Y học

(Tạp chí Dược học số 12-2002 tr. 4,5,23)

 

 

Một số nhầm lẫn khác  (tham khảo thêm ở bài báo “Tình trạng dược liệu trên thị trường Việt Nam hiện nay”-  Hội nghị Dược liệu toàn quốc lần thứ hai)

Canhkina là vỏ thân, cành, vỏ rễ của nhiều loài Canhkina (Cinchona spp.) là vị thuốc dùng để chữa sốt rét, làm thuốc bổ đắng, kích thích tiêu hoá. Tại nhiều địa phương ở miền Bắc người ta bán quả cây Ô môi (Cassia fistula L.) với tên Canhkina dùng ngâm rượu uống, làm thuốc bổ.

Hậu phác: Dược điển Việt Nam III qui định vị thuốc Hậu phác là vỏ phơi hay sấy khô của cây Hậu phác (Magnolia officinalis Rehd. et Wills, họ Mộc lan (Magnoliaceae). Trên thị trường Hậu phác là vỏ thân, vỏ cành của cây Chành chành (Cinnamomum liangii Allen), cây Re (Cinnamomum obtusifolium Nees), họ Long não (Lauraceae) hoặc cây Vối rừng (Eugenia jambolana Lamk.), họ Sim (Myrtaceae).

Lạc tiên: Dược điển Việt Nam III qui định Dược liệu là phần trên mặt đất phơi hoặc sấy khô của cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.). họ Lạc tiên (Passifloraceae). Một số địa phương bán củ cây Cốt cắn (Cây Khát nước – Nephrolepis cordifolia Presl,) với tên củ Lạc tiên làm thuốc an thần

Mẫu đơn bì là vỏ rễ của cây Mẫu đơn (Paeonia suffruticosa Andr.), họ Mẫu đơn (Paeoniaceae). Nhiều lương y khai thác, sử dụng vỏ rễ của cây Đơn đỏ (Ixora coccinea L.), họ Cà phê (Rubiaceae) với tên Mẫu đơn bì (vì cây này cũng được gọi là cây hoa Mẫu đơn). Cây

Ô dược: vị thuốc là rễ phơi khô của cây Ô dược (Lindera myrrha Merr.), họ Long não (Lauraceae) trên thị trường Ô dược thường được giả mạo bằng rễ cây Sim (Rhodomyrtus tomentosa Wight)

Thiên ma: (Rhizoma Gastrodiae elatae) Dược liệu là thân rễ đã làm khô của cây Thiên ma (Gastrodia elata Bl.), họ Lan (Orchidaceae), vị thuốc nhập từ Trung Quốc. Trên thị trường người ta thường dùng nhiều loại củ khác nhau ché biến llàm giả  “Thiên ma“.

Quả bổ dọc phơi khô của cây Trâu cổ (Ficus pumila L.) được bán trên thị trường Việt Nam với tên Vương bất lưu hành. Sử dụng tên này là không chính xác. Vị thuốc Vương bất lưu hành là hạt của cây Vaccaria segetalis (Neck) Garcke (Semen Vaccariae) có tác dụng hoạt huyết thông kinh. Cần gọi tên vị thuốc này theo đúng tên: Quả Xộp, quả Trâu cổ hay Quảng vương bất lưu hành (theo tên gọi ở vùng Quảng châu Trung Quốc)

Bộ môn Dược liệu Trường Đại học Dược Hà Nội. Tel: 0439330236.

 

Hỏi đáp sức khỏe

Cây Ké Đầu Ngựa

Cây Ké Đầu Ngựa

* CÂY KÉ ĐẦU NGỰA

Hỏi: Có người mách tôi dùng cây ké đu nga phơi khô ri nu thành cao đ cha đau răng, mn nht và mt s bnh khác. Xin bác sĩ cho biết có đúng cây có công dng như vy không? Nếu đúng, xin hướng dn thêm v cách nu cao và liu dùng.

(Đào Tấn Phát – An Giang)

Trả lời: Còn gọi là thương nhĩ (tên Trung Quốc), phắt ma (Thổ).

Tên khoa học Xanthium strumarium L.

Thuộc họ cúc Asteraceae. Ta dùng quả ké đầu ngựa, hay toàn bộ phận trên mặt đất của cây ké đầu ngựa, phơi hay sấy khô.

Ở Trung Quốc, gọi quả ké là thương nhĩ tử (Fructus Xanthii).

a. Mô tả cây

Cây ké đầu ngựa là một cây nhỏ, cao độ 2m, thân có khía rãnh. Lá mọc so le, phiến lá hơi 3 cạnh, mép răng cưa có chỗ khía hơi sâu thành 3-5 thùy, có lông ngắn cứng. Cụm hoa hình đầu, có thứ lưỡng tính ở phía trên, có thứ chỉ gồm hai hoa cái nằm trong hai lá bắc dày và có gai. Quả giả hình thoi, có móc, có thể móc vào lông động vật. Trẻ con vẫn nghịch bỏ vào tóc nhau rất khó gỡ ra (cắt đôi thấy ở trong có hai quả thực).

b. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây ké mọc hoang khắp nơi ở nước ta (đất hoang, bờ ruộng, bờ đường). Hái cả cây (bỏ rễ) phơi hay sấy khô. Hoặc chỉ hái quả chín rồi phơi hay sấy khô.

c. Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ, ké có vị ngọt, tính ôn, hơi độc. Vào phế kinh, có tác dụng làm ra mồ hôi, tán phong, dùng trong các chứng phong hàn, đau nhức, phong thấp, tê dại, mờ mắt, chân tay co giật, uống lâu ích khí. Phàm không phải phong nhiệt chớ dùng. Trong sách cổ nói dùng ké phải kiêng thịt lợn. Nếu dùng thịt lợn cùng khi uống ké thì khắp mình sẽ nổi quầng đỏ.

Ké là một vị thuốc thường được dùng ở nước ta và Trung Quốc để chữa mụn nhọt, lở loét, bướu cổ, ung thư phát bối (đằng sau lưng), mụn nhọt không đầu, đau răng, đau cổ họng, viêm mũi.

Ở Liên Xô cũ, người ta dùng ké đầu ngựa để chữa bướu cổ, mụn nhọt, nấm tóc, hắc lào, lỵ và đau răng.

Nhân dân ta và Trung Quốc thường chế thành cao thương nhĩ (còn gọi là vạn ứng cao). Cách làm như sau: Từ tháng 5-9, hái toàn cây về phơi khô, cắt nhỏ nấu với nước, lọc và cô thành cao mềm. Cao dễ lên men, đóng chai thường phụt bật nút lên. Khi uống hòa với nước âm ấm, dùng mỗi ngày từ 6-8g cao. Uống liên tục từ nửa tháng đến hai tháng.

Có thể chế thành thuốc viên thương nhĩ hoàn như sau: Bỏ rễ, rửa sạch, cắt ngắn cho vào nồi nấu với nước sôi trong một giờ, lọc lấy nước, bã còn lại thêm nước, nấu sôi một giờ nữa, lọc và ép lấy hết nước. Hợp cả 2 nước lại, cô thành cao mềm. Khi nào lấy que thủy tinh nhúng vào cao, nhỏ lên giấy, giọt cao không loang ra nữa là được. Sau đó thêm bột lượng vừa đủ (chừng 1/3 lượng cao), trộn đều chế thành viên.

Uống trước khi ăn cơm. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 16-20g. Theo sách cổ, uống cao thương nhĩ phải kiêng thịt lợn, thịt ngựa vì sợ độc. Thực tế tại bệnh viện Giang Tây (Trung Quốc), cho bệnh nhân uống thuốc không kiêng thịt vẫn không xảy ra hiện tượng ngộ độc nào mà thuốc vẫn có tác dụng tốt.

Thuốc cao và thuốc viên nói trên chuyên chữa lở loét, mụn nhọt.

Đơn thuốc có ké dùng trong nhân dân

Chữa đau răng: Sắc nước quả ké, ngậm lâu lại nhổ. Ngậm nhiều lần.

Mũi chảy nước trong, đặc: Quả ké sao vàng tán bột. Ngày uống 4-8g.

Chữa thủy thũng, bí tiểu tiện: Thương nhĩ tử, thiêu tồn tính, đình lịch. Hai vị bằng nhau, tán nhỏ. Uống với nước mỗi lần 8g, ngày hai lần.

Chữa bướu cổ: Ngày uống 4-5g quả hay cây ké dưới dạng thuốc sắc (đun sôi, giữ sôi 15 phút).

GS. ĐỖ TẤT LỢI

* CẤN DÂY RỐN

Hỏi: Tôi năm nay 28 tui, đã có thai 6 tháng. Va qua đi siêu âm, bác sĩ cho biết thai b cn dây rn và đây là trường hp khá nguy him cho thai nhi. Hin tôi rt hoang mang lo lng. Xin bác sĩ cho biết rõ hơn v hin tượng này và cách khc phc.

(Lê Thị Lại – Tiền Giang)

Trả lời: Cấn dây rốn là một biến chứng không hiếm lắm trong sản khoa, có thể dẫn đến hậu quả thai ngạt hay thai chết lúc sinh.

Dây rốn dài trung bình 60cm, nhiều trường hợp dài 1m nên khi thai cử động xoay mình trong buồng ối có thể làm dây rốn choàng vào cổ hay chân thai nhi. Nhất là lúc chuyển dạ, do cơn co tử cung nhiều và mạnh nên trẻ dễ bị ngạt do thiếu oxy và có thể tử vong khi sinh ra.

Phải theo dõi tim thai bằng máy Fetal monitor liên tục để có thể phát hiện nhịp tim thai chậm thay đổi (variable deceleration) nhằm xử trí kịp thời, nhưng ở ta không phải tất cả mọi bệnh viện sản đều có máy theo dõi như vậy. Lúc sinh ngả âm đạo, nếu thấy dây rốn cấn cổ, phải nhanh chóng gỡ dây rốn hoặc cắt để lấy thai ra ngay rồi tiến hành hồi sức thai nhi để cứu thai.

Với trường hợp của chị, cách phòng ngừa là phải kết thúc cuộc chuyển dạ đúng lúc bằng cách mổ lấy thai, nhưng do chị còn ít tuổi (28 tuổi) nên bác sĩ phẫu thuật sẽ phải cân nhắc thật kỹ những nguy cơ không tiên lượng được.

GS. PHẠM GIA ĐỨC

* NHỨC ĐẦU

Hỏi: Tôi năm nay 30 tui, cách đây 2 năm thường xuyên b nhc na đu bên phi. Khám bác sĩ kết lun b nhc đu Migraine. Xin quý báo cho biết rõ hơn v căn bnh này.

(Kiều Khắc Chi – Hà Nội)

Trả lời: Nhức đầu Migraine thường được báo trước bằng hiện tượng mỏi mệt, trầm cảm và rối loạn thị giác (đom đóm mắt, thu hẹp thị trường ngoại biên…). Bệnh có những triệu chứng đặc trưng là chỉ đau nửa bên đầu, nhưng có thể ảnh hưởng đến cả đầu; Đau giần giật, thường về buổi sáng và tăng dần sau khoảng 1 giờ; Cứ sau vài ngày hay vài tuần lại bị những cơn đau đầu hành hạ. Nhức đầu Migraine thường kéo dài hàng giờ nhưng hiếm khi kéo dài hơn 1-2 ngày; Đau đầu có thể tăng lên do những tác nhân kích thích (rượu, một số thức ăn) và thường kèm buồn nôn, nôn, ngủ được thì đỡ. Người bị nhức đầu loại này chiếm 10% dân số và tỷ lệ phụ nữ mắc nhiều hơn nam giới đến 3 lần. Đôi khi người bệnh chỉ bị một lần nhức đầu duy nhất nhưng thông thường bệnh hay tái phát. Nhức đầu Migraine có xu hướng xảy ra trong gia đình và gần đây người ta phát hiện nguyên nhân gây bệnh là do nồng độ chất dẫn truyền thần kinh serotonin thấp trong máu, làm người bệnh không đủ serotonin để điều chỉnh những đáp ứng của cơ thể trước các tác nhân kích thích, ví dụ một số thức ăn, tình trạng quá đói, thay đổi về độ cao hay thời tiết, ánh sáng chói chang, tăng hay giảm cường độ căng thẳng… Sự dao động của nồng độ hormone theo chu kỳ kinh nguyệt và khi sử dụng viên thuốc tránh thai cũng có thể gây nhức đầu Migraine.

Một thể nhức đầu khác của Migraine hiếm gặp hơn và thường xảy ra ở nam giới (nhức đầu Migraine điển hình thường gặp ở nữ) gọi là nhức đầu liên tiếp, có đặc trưng là đau khu trú sau mắt và thường chỉ ở một mắt; xảy ra rất đột ngột không có triệu chứng báo trước; Đau nhiều nhất trong 5-10 phút và sau khoảng 1 giờ thì hết, thường do rượu làm đau đầu; làm thức giấc và xảy ra nhiều lần trong ngày, kéo dài trong nhiều tuần rồi ngừng.

BS. ĐÀO XUÂN DŨNG

* BỆNH QUAI BỊ CÓ GÂY VÔ SINH?

Hỏi: Cháu 22 tui và đã có bn trai, hin chúng cháu đang d đnh đi đến hôn nhân. Nhưng gn đây cháu được biết hi nh anh y đã có ln mc bnh quai b. Nhiu người nói bnh này thường gây biến chng vô sinh, vì vy cháu lo lng vô cùng. Xin bác sĩ cho biết có đúng không?

(Lê Thị Kim Thoa – Bắc Ninh)

Trả lời: Quai bị là một bệnh nhiễm khuẩn do virus có ái tính đặc biệt đối với hệ thống thần kinh, tuyến nước bọt và tinh hoàn. Dịch bệnh thường xuất hiện về mùa rét, ở những nơi đông người và trẻ em từ 5-15 tuổi hay mắc bệnh, có miễn dịch vĩnh viễn (không mắc lại bệnh lần thứ 2).

Bệnh lây trực tiếp qua niêm mạc đường hô hấp (virus quai bị có nhiều trong nước bọt người bệnh), hoặc màng tiếp hợp khi người lành tiếp xúc gần người bệnh. Dấu hiệu đầu tiên bắt đầu có sau khi bị lây từ một người quai bị là 2-3 tuần:

– Bệnh bắt đầu bằng sốt nhẹ, có cảm giác đau khi há mồm hoặc nhai.

– 2 ngày sau sưng ở sau tai và góc hàm (do viêm tuyến mang tai). Nhiều khi chỉ một bên góc hàm bị sưng rồi mới lan sang bên kia. Sưng đau nhưng không đỏ tấy. Họng đỏ nhẹ. Với trẻ em trước tuổi dậy thì, bệnh quai bị rất ít biến chứng đến tinh hoàn. Nhưng với người trưởng thành (từ tuổi dậy thì trở lên) thì hay bị biến chứng sốt cao, tinh hoàn tấy đỏ, sưng to và đau. Trong trường hợp này cần nằm nghỉ tuyệt đối tại giường, mặc tã giấy. Phần nhiều chỉ bị sưng một bên tinh hoàn, nhưng cũng có thể sưng cả bên còn lại sau 2-3 ngày. Sưng tinh hoàn thì không gây ảnh hưởng gì, vì tinh hoàn còn lại sẽ tăng hoạt động bù trừ sản xuất đủ số lượng, chất lượng tinh trùng. Nhưng nếu teo cả 2 tinh hoàn thì không sản xuất được tinh trùng và trở thành vô sinh.

Nếu bạn trai của cháu mắc bệnh quai bị từ khi còn nhỏ tuổi thì có thể khả năng sinh sản không bị ảnh hưởng.

BS. VŨ HƯỚNG VĂN

(Nguồn: SKÐS)

Vị thuốc quý trị ung thư

Người ta đã và đang nghiên cứu các loại thảo dược nào có thể hữu ích cho người bệnh ung thư. Cỏ lưỡi rắn trắng (bạch hoa xà thiệt thảo) là một trong những thảo dược “nổi bật” mà người bị ung thư nên biết.

image001

Mô tả cây

Trong Đông y, cỏ lưỡi rắn trắng có tên là bạch hoa xà thiệt thảo (bạch hoa =  hoa trắng; xà = rắn; thiệt = lưỡi; thảo = cỏ).

Tên khoa học là Hedyotis diffusa Willd, thuộc họ cà phê.

Còn có tên là bòi ngòi bò, xà thiệt thảo, xà châm thảo, long thiệt thảo, nhị diệp lục

Bạch hoa xà có rất nhiều giống; ở Trung Quốc nó có tên là xà thiệt thảo, dương thu thảo; ở Việt Nam gọi là bòi ngòi bò. Chính vì có rất nhiều giống nên tùy loại khác nhau mà bạch hoa xà có cấu trúc, hình dạng có chút khác nhau chứ không phải là thật hay giả như nhiều người vẫn đang thắc mắc.

Đặc điểm dễ nhận biết của bạch hoa xà là loại mọc bò, thân bốn cạnh màu nâu nhạt, lá dài và hơi thuôn, nhọn ở đầu; hoa không cuống, mọc đơn độc và có màu trắng hoặc hồng.

Theo Đông y, thuốc có vị đắng, ngọt, tính ôn, không độc, quy kinh Tâm, Can, Tỳ.

Thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu ung kháng nham, lợi thấp. Trị các loại sưng đau do những ung thư: mắt, mũi – họng, thực quản, phổi, dạ dày, tuỵ, gan, trực tràng, bàng quang, tiền liệt tuyến, cổ tử cung, xương, lymphô và các loại nhiễm trùng như: nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm hạnh nhân, viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản cấp mạn, viêm phổi, viêm gan thể vàng da hoặc không vàng da cấp, viêm ruột thừa, ung nhọt, u bướu, sưng nhọt lở đau, tổn thương do đòn ngã, rắn độc cắn.

Những nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy thuốc có tác dụng:

Chống khối u: thuốc sắc bạch hoa xà thiệt thảo nồng độ cao in vitro thấy có tác dụng ức chế đối với tế bào trong bệnh bạch cầu cấp, bạch cầu tăng hạt cấp.

Chống ung thư: thuốc ức chế sự phân chia sinh sản của hạch tế bào ung thư làm cho tế bào ung thư hoại tử khác biệt rõ so với lô chứng, cũng có tác giả cho rằng thuốc chỉ có tác dụng ở nồng độ cao và có tác dụng không đặc hiệu.

Một số kinh nghiệm dùng trị các loại ung thư

Ung nhọt, u bướu: bạch hoa xà thiệt thảo 120g, bán biên liên tươi 60g. Sắc uống. Giã nát đắp lên nơi đau

Ung thư phổi, ung thư trực tràng thời kỳ đầu: bạch hoa xà thiệt thảo, bán chi liên đều 60g, ngày 1 thang. Sắc uống.

Ung thư phổi: Bạch hoa xà thiệt thảo, bạch mao căn đều 160g tươi. Sắc uống với nước đường.

Bạch hoa xà thiệt thảo 50g, bán chi liên, sa sâm, hoài sơn, ngư tinh thảo đều 30g, thiên môn, mạch môn, xuyên bối mẫu, tri mẫu, a giao, tang diệp đều 9g, phục linh 12g, sinh địa 15g, tam thất, cam thảo đều 3g. Ngày 1 thang sắc uống (sa sâm bạch liên thang).

Ung thư mũi họng: bạch hoa xà thiệt thảo, tử thảo, đan sâm đều 30g, bán chi liên, dã bồ đào căn đều 60g, can thiềm bì, cấp tính tử đều 12g, thiên long, bán hạ, cam thảo đều 6g, mã tiền tử 3g. Sắc uống.

Ung thư xoang hàm trên: bạch hoa xà thiệt thảo, thạch kiến xuyên, hoàng cầm, bán chi liên, sinh địa, huyền sâm, mẫu lệ (sống) đều 30g, sa sâm, bồ công anh, đại hoàng đều 10g, bạc hà, cúc hoa đều 5 – 10g. Sắc uống.

Ung thư mũi họng, hạch lymphô cổ to, mũi tắc chảy nước mũi có máu, ho, đờm nhiều, liệt mặt, chất lưỡi tối hoặc đen xạm, rêu dày nhớt, mạch huyền hoạt: bạch hoa xà thiệt thảo, bán chi liên, bạch mao căn, hoàng cầm, liên kiều, bạch cương tàm, hạ khô thảo, triết bối mẫu, thất diệp nhất chi hoa, thổ phục linh, hoàng dược tử đều 12g, bán hạ chế gừng, nam tinh lùi, đại kế, tiểu kế đều 8g, bạch anh, đào nhân, ý dĩ, đông qua nhân đều 10 – 16g. Ngày 1 thang sắc uống.

Ung thư thực quản, nuốt khó, lưng ngực đau bỏng rát, miệng khô, họng khô, ngũ tâm phiền nhiệt, đại tiện táo bón, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít hoặc không rêu, mạch huyền tế sác: bạch hoa xà thiệt thảo, bán chi liên, sinh địa, bắc sa sâm, nam sa sâm đều 16g, huyền sâm, mạch môn, đương quy, bồ công anh, tỳ bà diệp tươi, lô căn tươi đều 20g, chi tử, bạch anh, hạ khô thảo đều 12g, hoàng liên 8 – 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ung thư gan: bạch hoa xà thiệt thảo, bán chi liên đều 20g, tiểu kim bất hoán, kê cốt thảo đều 15g. Ngày 1 thang sắc uống.

Ung thư gan: bạch hoa xà thiệt thảo 30g, chó đẻ răng cưa 30g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2 – 3 lần trong ngày.

Ung thư: dạ dày, trực tràng, thực quản, cổ tử cung và các bệnh u bướu: bạch hoa xà thiệt thảo, bán chi liên, bạch anh, đông quỳ, bán biên liên, trương ương đều 30g. Ngày 1 thang sắc uống.

Ung thư dạ dày: bạch hoa xà thiệt thảo 60g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 60g, hạt bo bo 40g, đường đỏ 40g. Sắc uống ngày một thang.

Ung thư tuỵ: bạch hoa xà thiệt thảo, thiết thúc diệp, mẫu lệ nung đều 30g, hạ khô thảo, hải tảo, hải đới, đảng sâm, phục linh đều 15g, lậu lô, đương quy, xích thược, bạch truật đều 12g, đan sâm 18g, xuyên luyện tử, uất kim đều 9g. Sắc uống.

Ung thư bàng quang: bạch hoa xà thiệt thảo, long quý, xà môi, bạch anh, hải kim sa, thổ phục linh, đăng tâm thảo, uy linh tiên.

Ung thư bàng quang, trong nước tiểu có máu, tiểu tiện khó, đau tức ở bụng dưới, nước tiểu vàng, rêu lưỡi nhớt khô, mạch huyền hoạt sác: bạch hoa xà thiệt thảo, bán chi liên đều 15g, bạch anh, thổ phục linh, long đởm thảo, chi tử sao, hoàng cầm, sài hồ, sinh địa, xa tiền thảo, trạch tả đều 12g, mộc thông, biển súc, cù mạch đều 10g, hoạt thạch 20g.

Ung thư cổ tử cung: bạch hoa xà thiệt thảo, bán chi liên, côn bố, hải tảo, đương quy, tục đoạn đều 24g, toàn yết 6g, ngô công 3 con, bạch thược, hương phụ, phục linh đều 15g, sài hồ 9g. Sắc uống.

Ung thư cổ tử cung do thấp nhiệt độc thịnh: bạch hoa xà thiệt thảo, thổ phục linh đều 30g, bán chi liên, thảo hà xa đều 15g, sinh ý dĩ 12g, thương truật, biển súc, xích thược đều 9g, hoàng bá 6g.

Ung thư cổ tử cung do can thận âm hư: bạch hoa xà thiệt thảo 30g, thảo hà xa, hạn liên thảo, hoài sơn đều 15g, sinh địa 12g, tri mẫu, trạch tả đều 9g, hoàng bá 5g.

Ung thư tiền liệt tuyến: bạch hoa xà thiệt thảo, thổ phục linh, xuyên sơn giáp, sinh hoàng kỳ đều 15g, đảng sâm, tiên linh tỳ, kỷ tử, hà thủ ô chế, ngưu tất, thất diệp nhất chi hoa, bạch thược đều 12g, nhục thung dung, ba kích, đại hoàng chế, tri mẫu, chích cam thảo đều 6g, hoàng bá sao 10g. Sắc uống.

Ung thư xương: bạch hoa xà thiệt thảo, địa miết trùng, đương quy, từ trường liễu đều 10g, phòng phong, chích cam thảo đều 6g, ngô công 3g, đảng sâm, hoàng kỳ đều 12g, thục địa, kê huyết đằng đều 15g, nhũ hương, một dược đều 9g. Ngày 1 thang sắc uống.

Bột chống ung thư: bạch hoa xà thiệt thảo, bán biên liên, hoàng kỳ, đương quy. Bột có tác dụng chống ung thư, giải độc, bổ thận nâng cao tính miễn dịch của cơ thể.

Hiện nay 2 vị thuốc bán chi liên và bạch hoa xà thiệt thảo đã được một số viện y học dân tộc trong và ngoài nước lấy làm chủ lực (vị quân) trong các bài thuốc chữa ung thư (K). Tuy nhiên do ung thư có nhiều dạng, nhiều vị trí, người bệnh lại có thể tạng khác nhau, nên các thầy thuốc phải khám bệnh và kê toa phối các vị (thần – tá – sứ) cho phù hợp với mỗi người, mỗi dạng bệnh. Đã có nhiều người chữa ung thư bằng bài thuốc này tại các viện YHDT, có kết quả tốt…

Kinh nghiệm của Trung Quốc lâm sàng điều trị 47 ca u não giai đoạn 1 và 2; kết quả 5 khỏi, 11 tốt, 16 tiến bộ; khỏi đau đầu trong 1 – 2 tuần, hết phù nề đáy mắt trong 1 – 2  tháng; sau đó điều trị trên 100 ca.

Bạch hoa xà thiệt thảo + bán chi liên:  tương truyền rằng phương thuốc này là của một tội nhân bên Tàu, vì sợ chết rồi thất truyền nên đã cống hiến cho công chúng trước ngày ra chịu tội tử hình 3 ngày.

Thang thuốc chỉ có 2 vị: bán chi liên 30g và bạch hoa xà thiệt thảo 60g.

Cách dùng: một thang uống 2 lần. Nước đầu (uống buổi sáng), dùng 4 chén nước nấu còn lại 2 chén. Nấu bằng siêu đất hay nồi bằng nhôm đều được cả, không có kỵ. Nước thứ nhì, uống buổi chiều, cũng dùng 4 chén nước nấu còn lại hai chén.

Chú ý:

– Có thể nấu lần thứ ba với nhiều nước để uống trong ngày thay trà.

– Lúc bình thường mỗi tháng uống một lần rất hay. Vì thuốc này đối với độc nóng của lục phủ ngũ tạng và các chứng trĩ, áp huyết cao, ho, nóng vân vân đều rất hiệu nghiệm.

– Nên để nguội sẽ uống, uống trước bữa ăn 1 giờ và sau bữa ăn 2 giờ, nghĩa là lúc bụng còn đói, thì có hiệu quả nhanh chóng hơn.

– Cần kiên trì uống cho đến khi khỏi bệnh (qua các xét nghiệm chẩn đoán…).

– Phương thuốc này chủ trị các bịnh ung thư. Căn cứ những kết quả đã dùng, thấy đã chữa khỏi những bịnh ung thư lở loét nơi dạ dày, ruột, gan, tử cung, vú, não v.v… Đặc biệt bịnh ung thư nơi ruột và dạ dày chỉ uống từ 4 hay 5 giờ sau là thấy hiệu quả khác thường.

– Phương thuốc này trẻ, già, trai, gái đều uống được cả. Sau khi uống thuốc nếu thấy đại tiểu tiện có máu, mủ bài tiết ra, đó là dấu hiệu tốt (đối với người bị bệnh nặng). Còn đối với người bị bịnh nhẹ sẽ không thấy có máu mủ bài tiết ra ngoài nhưng sẽ thấy trong người khỏe hẳn ra. Có thể uống thuốc này từ 3 tới 4 tháng mới khỏi hẳn.

– Phụ nữ có thai không nên uống.

(Theo SKĐS)

Cuộc sống thần tiên của bộ tộc 500 năm không ăn thịt

Trong những điều luật của bộ tộc này, có một điều luật nghiêm cấm việc săn bắt và giết thịt các loài động vật, kể cả vật nuôi hay hoang dã. 

Từ hàng trăm năm nay, người Bishnoi ở Ấn Độ vẫn trung thành với những giáo luật nghiêm khắc của bộ tộc. Họ không chặt hạ những cây đang sống và không ăn thịt động vật. Họ luôn sẵn sàng cứu giúp những con vật bị thương. Thậm chí, phụ nữ Bishnoi còn nuôi những con thú non bằng chính bầu sữa của mình.

Đối xử tốt với các loài động vật và không sát sinh

Bishnoi là tộc người sinh sống tại vùng sa mạc Thar, bang Rajasthan, miền Tây Ấn Độ. Trong tiếng bản địa, “bish” có nghĩa là 20, “noi” có nghĩa là 9. Bởi vậy, Bishnoi có nghĩa là 29.

Cái tên Bishnoi tượng trưng cho 29 điều luật mà các thành viên trong bộ tộc này phải tuân thủ, trong đó có 20 điều luật theo Hindu giáo và 9 điều luật theo Hồi giáo. Theo những bô lão trong bộ tộc, vị đạo sư Jhambheshwar đã đặt ra những luật lệ này vào khoảng 540 năm về trước.

Theo truyền thuyết, khi đang ngồi thiền dưới gốc cây ở ngôi làng Jhamba, vị đạo sư này đã giác ngộ. Ông cũng là người đã tìm ra nguồn nước giúp những người dân ở ngôi làng Jhamba thoát khỏi cảnh hạn hán sau hơn 20 năm.

Một phụ nữ Bishnoi cho thú rừng bú chung với con của mình.

Một phụ nữ Bishnoi cho thú rừng bú chung với con của mình.

Tận mắt chứng kiến cuộc sống khó khăn của người dân trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở sa mạc, cộng với nguy cơ từ những cuộc chiến tranh do phân biệt tôn giáo và chủng tộc, vị đạo sư Jhambheshwar đã nung nấu việc xây dựng một xã hội hòa bình. Trong đó, con người không chỉ chung sống hòa thuận với nhau mà còn với muôn loài.

Đạo sư đã thành lập một cộng đồng người, sống theo những quy tắc mà ông đặt ra để không làm tổn hại đến nhau và những loài muông thú, cây cỏ. Xã hội đó chính là tiền thân của bộ tộc người Bishnoi hiện nay và rất nhiều những điều luật do đạo sư đặt ra vẫn được bộ tộc này tuân thủ và thực hiện đến tận bây giờ.

Cuộc sống của những người dân ở đây hết sức giản dị. Phụ nữ Bishnoi thường mặc bộ đồ sáng màu, đeo khuyên mũi và các loại trang sức. Còn đàn ông thường mặc những bộ quần áo màu trắng, màu sắc tượng trưng cho sự đơn giản và khiêm tốn.

Người Bishnoi sống bằng nông nghiệp. Khi một cặp vợ chồng mới lấy nhau, họ phải tự tạo dựng cuộc sống của mình với hai bàn tay trắng trên mảnh đất cằn cỗi. Họ sẽ đào giếng để lấy nước trồng lương thực và các loại rau củ khác.

Từ nhỏ các em bé đã được dạy không được làm đau và sát sinh động vật.

Từ nhỏ các em bé đã được dạy không được làm đau và sát sinh động vật.

Một điều đặc biệt là người Bishnoi chỉ ăn những gì do họ tự trồng được và không bao giờ ăn thịt. Trong những điều luật của bộ tộc này, có một điều luật nghiêm cấm việc săn bắt và giết thịt các loài động vật, kể cả vật nuôi hay hoang dã.

Ngay từ khi còn nhỏ, những đứa trẻ đã dạy cách không được làm đau hay sát hại động vật. Người Bishnoi còn có truyền thống mang thức ăn và nước uống cho những con thú hoang. Họ sẵn sàng chia sẻ nguồn lương thực ít ỏi của mình với những loài động vật trên vùng đất sa mạc cằn cỗi.

Những cái bát chứa nước và các loại ngũ cốc hay rau củ được đặt rải rác khắp các con đường trong làng và ven bìa rừng, để những con thú có thể tự do đến ăn.

Bộ tộc hết lòng bảo vệ thiên nhiên

Người Bishnoi cũng luôn ra tay cứu giúp những con vật bị thương. Họ đem những con vật này về và giao cho những thầy tu, người sẽ chịu trách nhiệm chữa lành cho những con vật, trước khi thả chúng về với tự nhiên.

Những người phụ nữ Bishnoi cũng sẵn sàng nuôi dưỡng những con thú non bị bỏ rơi như hươu, nai hay linh dương. Họ cho những con thú này bú chung dòng sữa với con của mình.

Bởi vậy, trong những ngôi làng của tộc người này, hình ảnh những con thú mải mê bú sữa của những người phụ nữ đã không còn xa lạ. Khi những con thú này lớn lên, chúng lại trở thành những người bạn thân thiết của những đứa trẻ.

Người Bishnoi mang thức ăn và nước uống cho những loài động vật hoang dã.

Người Bishnoi mang thức ăn và nước uống cho những loài động vật hoang dã.

Ngoài trồng trọt, người Bishnoi còn chăn nuôi thêm một số loại gia súc như bò và dê để lấy sữa. Khi những con vật này già yếu, họ vẫn tiếp tục nuôi dưỡng chúng mà không hề giết thịt, cho đến khi chúng chết một cách tự nhiên.

Ngoài việc đối xử tốt và không giết hại các loài động vật, người Bishnoi cũng có những quy định về cách đối xử với các loài thực vật. Họ không bao giờ chặt hay nhổ cây đang sống, cho dù để lấy gỗ làm vật liệu xây dựng hay củi đốt.

Người Bishnoi chỉ chặt những cây đã chết hoặc cành cây khô để làm củi, phục vụ cho việc bếp núc. Nếu không kiếm đủ củi, họ sẽ thu lượm phân trâu bò, phơi khô để làm chất đốt, chứ tuyệt đối không chặt cây rừng.

Năm 1847, khi quân đội của Đức vua đến khu rừng của những người Bishnoi để chặt cây, lấy gỗ xây cung điện, những người Bishnoi đã kiên quyết bảo vệ cánh rừng của mình. Họ không chống đối bằng bạo lực, mà chỉ kêu gọi quân lính hoàng gia hãy dừng việc chặt rừng. Cuối cùng, 363 người Bishnoi đã bị giết chết khi nỗ lực cứu cánh rừng.

Đã hơn 500 năm nay, người Bishnoi vẫn duy trì cuộc sống thuần nông giản dị, thân thiện với muôn loài. Người Bishnoi cho biết, họ hài lòng với cuộc sống bao đời nay của dân tộc mình.

Trong khi ở nhiều nơi, những cánh rừng bị đốn hạ, một số loài động vật bị săn bắn đến tuyệt chủng, thì người Bishnoi đang chứng minh cho thế giới thấy con người hoàn toàn có thể chung sống hòa thuận với thiên nhiên.

(Theo Gia đình và Cuộc sống)

Hội chứng “ăn” tế bào máu

Hội chứng “ăn” tế bào máu là tình trạng các tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu bị các đại thực bào ở tủy xương thực bào. Quá trình “thực bào” này có thể tấn công vào da, xương, phổi, gan, lách, nướu răng, mắt, tai và hệ thần kinh trung ương… Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, tỉ lệ tử vong từ 15-60%.

Hai thể bệnh “ăn” tế bào máu

Các nhà chuyên môn phân chia làm 2 thể bệnh tiên phát và thứ phát. Thể tiên phát có tính chất gia đình, di truyền theo tính lặn, gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể 9 và 10. Nghiên cứu cho thấy do đột biến gen perforin nằm trên nhiễm sắc thể 10 gây ra bệnh ở khoảng 25-40% trường hợp. Thể thứ phát thường xảy ra sau hoặc cùng lúc với bệnh nhiễm virus EBV, CMV, Adenovirus, HBV…; hoặc nhiễm vi khuẩn Sal.typhi, E.coli, Sta. aureus…; nhiễm ký sinh trùng như Leishsmania spp, Plasmonium…; nhiễm nấm Candida, Aspergillus…; mắc các bệnh ác tính như ung thư máu, ung thư hạch…; bệnh Lupus…

Hội chứng “ăn” tế bào máu 1
 Sơ đồ di truyền hội chứng thực bào tế bào máu: bố bình thường, mẹ mang gen bệnh.
Hội chứng “ăn” tế bào máu 2
Tiêu bản tế bào máu bị “ăn”.

Bệnh xảy ra do tế bào thực bào có nguồn gốc từ tế bào gốc vạn năng, có ở trong tủy xương. Khi cơ thể nhiễm các bệnh nói trên, các tế bào thực bào bị kích hoạt, chúng tích trữ và thâm nhập các lymphocyte, monocyte, macrophage, dendritic cell… vào trong các mô bị nhiễm bệnh. Hệ thống miễn dịch bị tác động mạnh, nhiều chuỗi phản ứng miễn dịch xảy ra mạnh đến mức cơ thể không thể kiểm soát được. Chính phản ứng quá mức của các tế bào có thẩm quyền miễn dịch và sự phóng thích quá nhiều các chất phản ứng trung gian từ các bạch cầu những tế bào gốc bị nhiễm và biệt hóa trở thành một nhóm tế bào chuyên biệt có khả năng thực bào gây ra các biểu hiện tổn thương gan, lách, tủy… hậu quả nhiều khi rất nặng nề dẫn đến tử vong. Hội chứng thực bào tế bào tủy xảy ra khi có nguyên nhân thúc đẩy trên cơ sở cơ thể có khiếm khuyết ở hệ thống miễn dịch.

Biểu hiện bệnh

Bệnh gặp nhiều ở trẻ nhũ nhi hoặc trẻ nhỏ, đôi khi cũng gặp ở trẻ lớn hơn. Nếu trẻ mắc hội chứng này không được điều trị bằng ghép tế bào gốc tạo máu, bệnh nhi sẽ tử vong. Cả hai nhóm bệnh đều có thể khởi phát sau quá trình nhiễm khuẩn, chủ yếu là Ebstein Bar Virus (EBV), nên rất khó có thể phân biệt hai nhóm này bằng các dấu hiệu lâm sàng, chỉ có thể phân biệt nhờ sử dụng các phương pháp xét nghiệm sinh học phân tử.

Triệu chứng lâm sàng hay tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng này theo khuyến cáo của Tổ chức Histiocyte Society bao gồm ít nhất 5 trong số 8 dấu hiệu sau: sốt; lách to; có bị giảm ít nhất 2 trên 3 dòng tế bào trong máu ngoại vi; tăng triglycerid máu và/hoặc giảm fibrinogen máu; có hiện tượng thực bào tế bào máu tại tủy xương, lách hoặc hạch lympho; tế bào diệt tự nhiên (NK) giảm hoặc mất chức năng; tăng ferritin máu; tăng yếu tố IL-2r. Theo cơ chế di truyền, hội chứng thực bào tế bào máu là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường. Nam và nữ có tỷ lệ mắc bệnh như nhau. Nếu cả bố và mẹ mang gen dị hợp tử với một đột biến, nguy cơ trong một lần sinh như sau: 50% số con là người lành mang gen bệnh; 25% số con là người hoàn toàn khỏe mạnh không mang gen bệnh; 25% số con mắc hội chứng. Theo một nghiên cứu: bệnh nhân mắc hội chứng này thường có các triệu chứng sốt cao kéo dài, gan to gặp ở 93% và lách to thấy ở 94% các ca bệnh; khoảng 30% bệnh nhân bị thiếu máu; 98% bị giảm tiểu cầu; 75% có giảm bạch cầu; 93% tăng triglycerid và ferritin.

Hội chứng thực bào tế bào máu này cần phân biệt với các bệnh: tán huyết; nhiễm khuẩn hoặc suy giảm miễn dịch thường bệnh nhân không có gan to, lách to…

Về điều trị 

Như trên đã nói, ở thể bệnh thứ phát do nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng này nên khi điều trị phải điều trị các bệnh là nguyên nhân gây ra hội chứng. Thuốc có thể dùng là: corticoide, etoposide để ngăn chặn sự hoạt hóa quá trình đại thực bào. Đồng thời điều trị tình trạng tăng cytokin máu. Cyclosporin, huyết thanh kháng lympho; thay huyết tương; điều trị bằng tia xạ; ghép tủy. Nâng cao thể trạng, truyền máu…

Tiến triển của bệnh thường phụ thuộc vào bệnh lý chính. Ở thể tiên phát có khoảng 10% bệnh nhân sống trên 1 năm. Nếu bệnh nhân bị nhiễm khuẩn, xuất huyết hoặc tổn thương hệ thần kinh trung ương thường bị tử vong. Đối với thể thứ phát có từ  20-40% số bệnh nhân tử vong sau nhiễm  khuẩn; hầu như 100% tử vong do những bệnh lý khác, nhất là bệnh lý ác tính. Việc chẩn đoán chậm đôi khi có hậu quả xấu trong hội chứng thứ phát sau nhiễm khuẩn; Ở bệnh nhân có bilirubin tăng, phosphatase alkaline tăng, giảm tiểu cầu, thiếu máu nặng hơn trong thời gian nằm viện là những dấu hiệu tiên lượng xấu.

ThS. Đỗ Thị Tuyết

(Suckhoedoisong.vn)

Bài thuốc tự chế “vĩnh biệt” bệnh xoang không tốn tiền

Cây Giao.

Cây Giao.

Thương con trai bị viêm xoang từ nhỏ, đã điều trị nhiều năm với đủ mọi phương pháp mà không khỏi bệnh, vợ chồng ông bà Trần Ngọc Đảnh – Trần Thị Kim Phúc (ngụ Quận 6, Tp.Hồ Chí Minh) cất công mày mò, cậy nhờ những bài thuốc dân gian.

Điều thần kỳ đã đến khi gia đình này được mách nước tự chế bài thuốc cực kỳ đơn giản của đồng bào dân tộc Tây Nguyên dùng cây giao (một loại cây thuộc họ xương rồng), giúp người bệnh “đoạn tuyệt” với bệnh xoang mà không tốn một đồng tiền.

Bài thuốc quý của đại ngàn

Ông Đảnh (67 tuổi) vốn không phải là bác sĩ, cũng không một ngày được học về thuốc trị bệnh. Ông trước là giảng viên Trường Đại học Nông Lâm, sau này về công tác ở Sở Nông nghiệp cho đến khi nghỉ hưu.

Vị kỹ sư về hưu kể lại: “Con trai tôi bị viêm xoang từ năm 10 tuổi. Cứ mỗi lần thay đổi thời tiết là cháu đau, nhức đầu, nước mũi chảy liên tục rất khó thở. Ngoài ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thì căn bệnh này còn gây cho cháu rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt và học tập. Thương con, vợ chồng tôi cứ nghe nói có thầy thuốc nào, bài thuốc nào chữa bệnh cho con dù xa xôi mấy cũng lặn lội đến. Suốt nhiều năm đưa con đi điều trị ở khắp các bệnh viện nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm”.

Khoảng đầu năm 2003, một lần ông Đảnh tình cờ gặp một đồng đội cũ từng cùng chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên. Khi biết những vất vả của gia đình bạn trong việc điều trị cho con trai, người này đã chỉ cho chú Đảnh một bài thuốc rất mà trước khi  đóng quân ở Tây Nguyên đã được đồng bào dân tộc tốt bụng chỉ cho khi thấy mình bị xoang nặng. Bản thân người này sau khi áp dụng đã khỏe mạnh, hết bệnh từ đó đến nay.

Bà Trần Thị Kim Phúc trong một lần đi tìm cây giao phát miễn phí cho người mắc bệnh xoang

Bà Trần Thị Kim Phúc trong một lần đi tìm cây giao phát miễn phí cho người mắc bệnh xoang

Bài thuốc này kỳ thực rất đơn giản, chỉ duy nhất một vị thuốc là cây giao. Phương pháp chữa bệnh cũng rất dễ dàng, người bệnh chỉ việc đun cây giao tươi lên và xông. Chỉ sau hơn một tháng dùng loại thuốc tự chế này, căn bệnh dai dẳng và “cứng đầu” của con trai ông Đảnh đã hết hẳn. Người thanh niên này đang học tập và làm việc tại Úc, sống trong mùa đông lạnh và khắc nghiệt của xứ sở “chuột túi” nhưng căn bệnh vẫn không tái phát.

Từ khi con trai khỏi bệnh, trong những lần đi tập dưỡng sinh, sinh hoạt các câu lạc bộ, bà Phúc đã phổ biến bài thuốc này cho người quen và rất nhiều người nhờ đó đã khỏi bệnh. Nhiều năm chứng kiến nỗi khổ của con trai khi phải sống chung với căn bệnh khó chịu, ông bà quyết tâm giúp những người bị bệnh như con trai mình tìm lại sức khỏe.

Khi bài thuốc được phổ biến rộng rãi, nhiều người tìm đến gia đình để xin bài thuốc, cây thuốc. Ngôi nhà ống giữa đất Sài Thành không có không gian để trồng cây nên để giúp đỡ những người bệnh, nên có mấy năm ròng, mỗi tuần ông bà lại thuê một chiếc xe 16 chỗ chạy ra Ninh Thuận, Bình Thuận chở đầy một xe cây giao về phát cho mọi người.

Thời gian gần đây do tuổi cao, vợ chồng ông bà không thể đi xa lấy thuốc cho mọi người nên bỏ thời gian soạn hẳn một quy trình đầy đủ từ mô tả cây, công dụng, cách làm, tác dụng, lưu ý … và mỗi người bệnh tìm đến đều được biếu một bản quy trình này.

Chi tiết quy trình diệt bệnh xoang bằng cây giao

Điều đầu tiên trong bài thuốc này, ông Đảnh nhấn mạnh: “Do cây giao thuộc họ xương rồng, có mủ đục có hại cho mắt nên trong mọi thao tác làm thuốc (cắt, bẻ…) nhất thiết phải thật cẩn thận, tránh để mủ này dính vào mắt (có thể mang kính), tránh trường hợp mủ có khả năng làm hại, đui mắt.

Những dụng cụ nhất thiết phải có để chữa bệnh xoang gồm: 1. Một ấm nước nhỏ (bằng kim loại, sành sứ đều được và lưu ý sau này không dùng ấm này để nấu nước uống vì sợ độc). 2. Lấy một tờ lịch treo tường loại lớn quấn xéo lại thành một cái ống dài. Lưu ý ống phải dài khoảng 50cm, nếu ngắn quá thì hơi sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da; còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít. Ống phải quấn sao cho một đầu vừa miệng vòi ấm, còn một đầu nhỏ hơn dùng để hít. Nếu có ống tre hay trúc được thông lỗ giữa các đốt cây thì tốt hơn, nhưng không được dùng loại ống bằng nhựa bởi dễ nóng chảy.

Bài thuốc xông mỗi ngày gồm một chén (bát) nước và khoảng 70gr cây. Nếu không có cân thì có thể đếm khoảng 15-20 đốt cây thuốc cho một ngày dùng. Thường buổi sáng dùng phần lớn lượng cây thuốc trong phần thuốc của cả ngày, chừa lại một vài nhánh nhỏ để đến chiều bổ sung lượng thuốc đã bốc hơi.

Nếu dùng một lần một ngày thì trọn phần thuốc đã định vào một lần. Cắt nhỏ các đốt cây thành cỡ một nửa đốt ngón tay rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Sau đó đặt ấn lên bếp, nên sử dụng loại bếp có chức năng tăng giảm lửa như bếp ga mini. Đầu tiên vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi sùng sục. Khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì bớt lửa đến cực nhỏ, canh sao cho hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm. Kế tiếp đưa một đầu ống đã quấn vào vòi ấm, còn một đầu cho vào mũi để hít hơi xông lên.

Thời gian xông là hai lần trong một ngày (nên sử dụng vào sáng và tối). Thuốc đã dùng buổi sáng nên để dành và hâm lại dùng buổi tối. Khi hâm dùng lần hai thì nhớ bổ sung thêm một ít nước cùng vài đốt cây mới. Sau đó đổ bỏ, hôm sau lại làm liều thuốc mới. Hai hôm đầu xông mỗi lần 20 phút, từ ngày thứ 3 – 5 mỗi lần 25 phút, sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến hết bệnh. Khi bệnh đã khỏi, nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hắn. Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn so với người lớn, để khi quen dần mới tăng thời gian lên.

Theo ông Đảnh, nên xông kiên trì cho đến khi hết hẳn, bệnh nặng có thể xông đến khoảng 30 ngày. Sau đó duy trì thêm một vài lần cho chắc ăn rồi ngưng, không nên lạm dụng. Về sau, nếu có tái phát mới xông tiếp. Có nhiều trường hợp bệnh nặng lâu năm, khi xông đã khỏi bệnh lâu dài.

Kinh nghiệm bản thân của vị kỹ sư về hưu này cho thấy hễ bệnh càng nặng thì khi xông sẽ càng thấy có hiệu quả nhanh, bình thường chỉ sau từ 2 – 4 lần xông sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ. Nếu xông quá lâu mà vẫn không có chút kết quả gì thì chỉ có thể là cơ thể người bệnh không “chịu thuốc” hoặc là đã lấy không đúng giống thuốc hay sử dụng không đúng cách. Những trường hợp này nên ngưng dùng. Qua nhiều năm tiếp xúc với nhiều người bệnh xoang, ông Đảnh khẳng định: “Tỉ lệ khỏi bệnh là rất cao, khoảng trên 90% người đã dứt bệnh xoang khi xông mũi bằng cây giao.”

Ông Đảnh lưu ý: “Người mới xông có thể gặp các biểu hiện sau: Có người xông vào thấy thông mũi, nhẹ đầu, dễ chịu và khỏi bệnh nhanh chóng. Có người 2 – 3 hôm đầu thấy sổ mũi nhiều, khó chịu nhưng tiếp tục xông sẽ qua khỏi và êm dần cho đến khi hết bệnh. Có một số bệnh nhân viêm xoang sàng sẽ thấy bớt đau ở cổ và vai nhưng dồn lên đau nhiều ở đầu nhưng chừng 2 – 3 hôm sau cơn đau sẽ dịu dần; khi xông tiếp sẽ hết đau rồi hết hẳn bệnh”.

Một lưu ý cuối cùng: Bài thuốc này không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Cây giao là một loại cây thuộc họ xương rồng, không lá, không gai (Có nơi còn gọi là cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô, xương cá hay cây san hô xanh…). Cây mọc hoang ở nhiều nơi, ở thôn quê cây thường được trồng làm hàng rào.Thân chỉ gồm nhiều đốt tròn có đường kính như chiếc đũa, màu xanh, có độ dài không đều, mọc tua tủa ra các phía. Lá nhỏ, hẹp, rụng sớm, thường chỉ có cành nhánh trơ trọi. Thân khi bẻ ra thấy nhiều mủ màu trắng đục như sữa, và chính mủ này là vị thuốc trị bệnh xoang.Cây dễ trồng, có thể cắt cành và giâm xuống đất ẩm. Sau khi giâm, người ta tưới nước vừa phải mỗi ngày, sau vài ngày thì cây sẽ bén rễ, rồi dần sẽ nảy nhánh con, phát triển tốt.

Thủy Trúc

(Pháp luật Việt Nam)

Cây sả chữa bệnh

Cây sả còn gọi là cỏ sả, lá sả, hương mao. Là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi. Thân rễ trắng hay hơi tím. Lá hẹp, dài giống như lá lúa, mép hơi nháp. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt. Cây sả được trồng khắp nơi ở nước ta, nhân dân trồng cây sả quanh nhà ngoài vườn, xung quanh nhà vệ sinh để xua đuổi ruồi, muỗi, dĩn, bọ chét vừa làm sạch môi trường, vừa có tác dụng phòng bệnh. Ngoài ra, tinh dầu sả còn khử mùi hôi trong công tác vệ sinh. Ngoài được dùng làm rau ăn, gia vị (nhân dân thường dùng ăn sống hoặc tẩm ướp cho thơm các món ăn) cây sả còn là vị thuốc chữa bệnh rất hữu hiệu. Bộ phận dùng làm thuốc là lá, rễ sả dùng tươi, phơi hay sấy khô.

Theo Đông y, sả có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm để chữa đầy bụng, đái rắt, chân phù nề, chữa ho do cảm cúm…

Dung-sa-lam-thuoc-giaoduc.net.vn

Đơn thuốc sử dụng cây sả chữa bệnh:

Lá sả: (Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác để chữa bệnh).

Trị chứng đầy bụng: Lá sả, vỏ bưởi, hồi hương, trạch tả, mộc thông, cỏ bấc, mỗi vị 10g; quế 5g; bồ hóng, diêm tiêu, mỗi vị 2g; xạ hương 0,05g. Tất cả sắc cách thủy với 200ml nước trong 15 – 30 phút, chia uống làm hai lần trong ngày. Nên uống sau bữa ăn trưa và tối. Uống trong 2 ngày. Lưu ý: Trong quá trình điều trị không nên đồ nếp và muối mặn.

Thuốc xông giải cảm: Lá sả, lá bưởi, lá chanh, cúc tần, hương nhu hoặc lá bạch đàn (có thể thêm tía tô, bạc hà, kinh giới), mỗi thứ 50g, cho vào nồi, đậy kín, đun sôi trong 5-10 phút. Lấy ra, mở vung, trùm chăn xông hơi cho ra mồ hôi, lau khô, rồi uống một bát nước thuốc, đắp chăn, nằm nghỉ.

Chữa phù nề chân, đái rắt: Lá sả 100g, rễ cỏ xước, rễ cỏ tranh hoặc bông mã đề, mỗi thứ 50g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng 3 – 4 ngày.

Làm sạch gàu, trơn tóc: Lá sả, hương nhu, lá bưởi…, mỗi vị 30g, rửa sạch đun với nước, để ấm gội đầu. Mỗi tuần nên gội 2 lần. Nước gội đầu có vị sả không những làm thơm tóc, sạch gầu mà còn tránh những bệnh về tóc và da đầu.

Rễ sả: (Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với vị thuốc khác).

Chữa tiêu chảy do lạnh bụng: Rễ sả 10g; củ gấu, vỏ rụt, mỗi vị 8g; vỏ quýt, hậu phác, mỗi vị 6g tất cả đem sắc với 3 bát nước còn 1 bát, uống khi thuốc còn ấm nên uống vào buổi sáng. Dùng trong 2 ngày. Hoặc rễ sả 10g, búp ổi 8g, củ riềng già 8g, thái nhỏ, sao qua, sắc với 200ml nước còn lại 50ml, uống sau bữa ăn.

Chữa ho do cảm cúm: Rễ sả, trần bì, sinh khương, tô tử, mỗi vị 200g, tất cả giã nát, ngâm với rượu 40 độ (200ml rượu); bách bộ bỏ lõi, thái nhỏ, sao khô 400g; mạch môn bỏ lõi 200g; tang bạch bì tẩm mật, sao vàng 200g, 3 vị thuốc này đem sắc cô đặc lại thành 250ml cao lỏng. Trộn lẫn cao lỏng và rượu ngâm thuốc. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 5-10ml. Uống trong 3 ngày.

Bác sĩ  Nguyễn Huyền

(Nguồn: Sưu tầm)

Tác dụng điều trị của cây sả 

Cây Sả có tên khoa học là Cymbopogon ctratus ctratus, melissa (melissa offcinalis) và verbena (verbena offcinaliss)… Họ lúa Poaceae hay người dân một số vùng còn gọi là cây Sả là, Sả chanh, cỏ Sả, Hương mao. Có 8 loại Sả, cây Sả là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi cao 0,8 đến 1m. Lá hẹp dài giống lá lúa, hai mặt lá giáp nhám, khi bóc vỏ ra có mùi thơm của chanh. Thân rễ trắng hoặc hơi tím. Sả được trông khắp cả nước, trong các gia đình. Một số vùng đồi núi trồng cây Sả để chưng cất dầu. Cây Sả trồng bằng thân rễ chịu hạn tốt, Cây Sả còn được trồng nhiều một số nước như : Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan…

Công dụng và cách sử dụng : Cây sả có vị cay ấm, bộ phận dùng, chế biến của cây Sả là lá và thân rễ tươi hay phơi khô, Sả là một dược liệu, được dùng làm thuốc chữa bệnh, làm gia vị cho các món ăn, làm mỹ phẩm, khử trùng tẩy uế… sử dụng với lượng vừa phải sẽ có hữu ích cho sức khỏe, sử dụng như một loại trà thảo dược và hỗn hợp khác. Mùi dễ chịu, hương thơm kích thích ăn uống có lợi đối với một số loại rối loạn sức khỏe.

Qua một số nghiên cứu và trong kinh nghiệm dân gian đã biết sả có những tác dụng :

Ngăn ngừa ung thư : Một số nghiên cứu cho thấy mỗi 100gam Sả chứa đến 24,205 microgam beta-carotene – những chất chống  oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp ngăn ngừa ung thư. Năm 2006 một nhóm nghiên cứu ở Đại Học Ben Guirion (Israel) cho thấy trong cây Sả có chất citral, một hợp chất chính có tác dụng ‘’tiêu diệt’’ các tế bào chết trong các tế bào gây ung thư và giữ lại tế bào bình thường. Cũng theo nghiên cứu này, nồng độ citral có trong Sả cũng tương đương với một tách trà. Uống nước Sả tươi làm cho tế Bào ung thư tự tiêu hủy, uống một liều lượng nhỏ chừng 1 gam cây Sả tươi chứa đủ chất dầu làm cho tế bào ung thư tự tử trong ống nghiệm. Với những người đang chữa bệnh bằng tia xạ thì mỗi ngày uống 8 ly cây Sả tươi chụng với nước sôi.

Giúp tiêu hóa : Trà từ cây Sả và tinh dầu sả (có thể uống 3-4 giọt với nước đun sôi để nguội) có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, hay kích thích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy. Nó cũng giúp giảm thiểu các vấn đề về khí trong cơ thể vì nó có khả năng thư giãn các cơ dạ dày. Nó không chỉ giúp loại bỏ khí từ ruột, mà còn ngăn ngừa sự đầy hơi. Kích thích tiêu hóa, khử hôi miệng, tiêu đờm. Uống 3-6 giọt tinh dầu chữa đau bụng đầy hơi. Chú ý táo bón mà có sốt không dùng cây sả, không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi, không sắc lâu.

Chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Cây sả tươi 30 – 50 gam đun sôi, hòa thêm đường đủ ngọt, uống nóng 2- 3 lần trong ngày. Dùng chữa chứng bội thực, đau bụng đi tả, nôn ọe, cảm sốt, ngộ độc rượu. Liều dùng mỗi ngày từ 6 – 12 gam.

Chữa đau bụng tiêu chảy do lạnh: (kèm theo nóng rét, nhức đầu, sôi bụng…). Củ sả 12g, vỏ quít khô 12g, búp ổi 12g, củ gấu 20g, gừng tươi 3 lát. Đổ 2 bát nước sắc còn 1 bát uống nóng (trẻ em thì chia uống làm 2-3 lần). Nếu không đỡ thì thêm 15g tía tô, rất hiệu nghiệm. (Theo nhân dân, Văn hóa nghệ thuật ăn uống).

Hiệu quả giải độc : Ăn sả cũng có tác dụng giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần xuất đi tiểu (Thông tiểu tiện). Điều này giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang được sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ cơ thể để loại bỏ các chất độc hại không mong muốn và acid uric. Đặc biệt sả giải độc rượu rất nhanh, bạn có thể dùng 1 bó sả giã nát, thên nước lọc, gạn lấy 1 chén. Người say rượu nặng uống vào sẽ nhanh chóng tỉnh và đỡ mệt, đỡ nhức đầu.

Lợi ích cho hệ thống thần kinh: Tinh dầu sả được sử dụng để tăng cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh. Thông kinh lạc. Nó hỗ trợ trong điều trị một số rối loạn của hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, co giật, căng thẳng, chóng mặt, run rẩy chân tay, động kinh (Trẻ em kinh phong) …

Giảm huyết áp : Bổ sung các tinh chất có trong sả sẽ có hiệu quả trong việc giảm huyết áp. Nó làm tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Uống một ly nước trái cây có sả có thể làm giảm huyết áp đáng kể.

Giảm đau hiệu quả : Tinh chất sả cá thể làm giảm đau tất cả các loại viêm và các cơn đau nhức. Vì vậy, nếu bạn có đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở các bộ phận khác hãy uống trà sả vì chắc chắn nó sẽ hữu ích cho bạn.

Hỗ trợ làn da : Chất sả là một nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì nó có rất nhiều lợi ích cho da. Tinh dầu sả cải thiện chất lượng da như giảm mụn trứng cá và mụn nhọt. Nó cũng có tác dụng làm săn chắc các cơ và các mô trong cơ thể.

Có lợi cho phụ nữ: Sả được chứng minh là có lợi cho phụ nữ vì nó giúp ích trong việc điều trị các vấn đề về kinh nguyệt và buồn nôn. Sả trộn với hạt tiêu có thể giúp chị em tránh được phần lớn của các vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Củ sả băm nhỏ hãm với nước sôi uống hàng ngày sẽ giúp các bà bầu giảm cảm giác buồn nôn. Phụ nữ cũng thường nấu nước sả để gội đầu cho trơn tóc, sạch gầu , ít dụng tóc và có thể tránh được một số bệnh về tóc.

Cây sả còn có tác dụng xua đuổi được ruồi, muỗi, côn trùng, khử hết mùi xú uế, những nơi bị ô nhiễm môi trường độc hại,  sát trùng.Tinh dầu sả còn được dùng làm thuốc diệt trừ muỗi. Có thể dùng pha nước uống cho mát. Lá sả cùng với một số loại lá như kinh giới, tía tô, trắc bách diệp, bạc hà, chanh, ngải cứu, lá tre, lá ổi (mỗi nồi dùng 5 loại lá) … đun sôi, dùng để sông giải cảm rất hiệu nghiệm.

Chữa cảm cúm trúng hàn, ngày dùng 15 đến 30 gam củ hoặc lá tươi để nấu nước xông. Hay  Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu, thêm 3-4 củ tỏi, (thiếu một thứ cũng không được), nấu nước sông sẽ trị được nhức đầu (do thời tiết). Hoặc lá sả, lá tre, lá bưởi, (hoặc lá chanh), lá tía tô, lá ổi, nấu nước xông, trước khi sông nên múc sẵn một chén để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn mằm một lúc sẽ đỡ (bài thuốc gia truyền).

Rễ sả giã nhỏ, xát chữa chàm mặt.

Bị ngã sưng đau. Dùng 30 – 50 gam cây sả rươi (củ,lá) đun sôi, lấy nước pha một chút rượu, uống nóng.

Trẻ em mụn nhọt, lở ngứa. Nấu nước lá sả tắm hàng ngày (Kinh nghiệm dân gian)

Hai chân tự nhiên phù: Củ sả 12g , lá và bông mã đề 12g, nấu kỹ uống thay nước chè, (Kinh nghiệm dân gian).

TT- Truyền Thông GDSK Hải Dương

(Nguồn: http://soyte.haiduong.gov.vn)

Uống nước cây sả tươi làm cho tế bào ung thư tự tiêu hủy

Image

Tại Do Thái, ruộng rãy trồng sả tươi là thánh địa cho bệnh nhân ung thư (cancer)

Alison Kaplan Sommer April 02, 2006

Uống một lìều lượng nhỏ chừng 1g cây sả tươi, chứa đủ chất dầu làm cho tế bào cancer tự hủy trong ống nghiệm.

Các nhà nghiên cứu người Do Thái đã tìm ra đường lối làm cho tế bào cancer tự hủy diệt. Tại trường đại học Ben Gurion, Đầu tiên người ta thấy một nông dân tên là Benny Zabidov, người này đã trồng một loại cỏ trong trang trại Kfar Yedidya của mình thuộc vùng Sharon, ông này không hiểu sao có rất nhiều bệnh nhân cancer, họ đến từ khắp nơi trong nước, tập trung trước cửa nhà Zabidov hỏi xin cây sả tươi. Thì ra các bác sĩ bảo họ đến. Họ được khuyên phải uống mỗi ngày 8 lần cây sả tươi trụng với nước sôi trong những ngày họ đến chữa bằng radiation và chemotherapy.

Tất cả bắt nguồn từ các nhà nghiên cứu tại trường đại học Ben Gurion thuộc vùng Negev, năm ngoái họ đã khám phá ra dầu thơm trong cây sả đã diệt được tế bào cancer trong ống nghiệm, trong khi tế bào lành vẫn sống bình thường. Dẫn đầu toán nghiên cứu là bác sĩ Rivka Okir và giáo sư Yakov Weinstein, giữ chức vụ của Albert Katz Chair, trong nghiên cứu sự khác biệt của tế bào và những bệnh ác tính.từ các phân khoa vi sinh học và miễn nhiễm tại BGU.

Chất dầu sả là chìa khóa cấu thành đã tạo mùi thơm chanh và mùi vị dược thảo như cây sả (Cymbopogon ctratus), melissa (melissa officinalis) and verbena (Verbena officinalis).

Theo Ofir, sự học hỏi tìm ra chất dầu sả gây cho tế bào cancer tự tử gọi là chương trình gây sự tử vong của tế bào (programmed cell death).

Uống một liều lượng nhỏ 1g cây sả có đủ chất dầu thúc đẩy tế bào cancer tự hủy trong ống nghiệm! Các nhà thanh tra thuộc trường BGU thử lại sự ảnh hưởng của chất dầu sả trên tế bào cancer bằng cách cho thêm tế bào lành, đã được nuôi cấy, vào. Số lượng cho vào bằng với số lượng trà cây sả với 1g đã được ngâm nước sôi. Nhận thấy trong khi chất dầu sả diệt tế bào cancer thì tế bào lành vẫn sống bình thường.

Sự khám phá được đăng trên báo khoa học Planta Medica, được nhấn mạnh về các sự thí nghiệm các phương thuốc chữa trị bằng dược thảo.

Ngay sau đó, sự khám phá đã được đưa lên phổ biến bằng các phương tiện truyền thông công chúng.

Tại sao dầu sả lại tác dụng như vậy? Không ai biết chắc chắn, nhưng các khoa học gia trường BGU đã đưa ra một lý thuyết: trong mỗi tế bào của cơ thể chúng ta có một chương trình di truyền, nó đã gây ra một “chương trình tế bào chết”. Khi có điều gì sai lạc, tế bào phân chia ra mà không kiểm soát được và trở thành tế bào cancer.

Ở tế bào bình thường, khi tế bào khám phá ra hệ thống kiểm soát không điều hành đúng, thí dụ khi nó nhận thấy tế bào chứa đựng những di truyền sai lạc khi phân chia – nó sẽ kích hoạt cho tế bào chết đi, đó là sự giải thích của Weinstein. Sự nghiên cứu này đã cho thấy lợi ích của dược thảo trên về mặt y khoa.

Sự thành công của họ đã đưa tới kết luận về cây sả, có chứa chất dầu, được coi như có khả năng chống lại tế bào cancer, như là họ đã từng nghiên cứu tại trường BGU và đã được phổ biến trên truyền thông, nhiều bác sĩ tại Do Thái đã bắt đầu tin tưởng những nghiên cứu có thể mở rộng hơn nữa, trong khi vẫn khuyến cáo những bệnh nhân, tìm đủ mọi cách để chống lại căn bệnh này, bằng cách dùng cây sả để tiêu diệt tế bào cancer.

Đó là lý do tại sao.trang trại của Zabidov – nơi duy nhất trồng cây sả (lemon grass) tại Do Thái – đã trở nên một thánh địa cho những bệnh nhân này. May mắn thay họ đã tự tìm thấy đôi bàn tay thần diệu. Zabidov đón tiếp những người khách viếng thăm với những ấm trà cây sả và những đĩa bánh ngọt bằng thái độ niềm nở, ông ta nói: ‘ Cha tôi chết vì cancer, chị vợ tôi chết khi còn trẻ cũng vì cancer. Vì vậy tôi hiểu rõ những gì họ đã phải chịu, và tôi có thể không biết gì về thuốc men, nhưng tôi biết lắng nghe. Những bệnh nhân thường nói với tôi về sự điều trị đắt tiền mà họ phải trải qua. Tôi không bao giờ bảo họ ngưng chữa trị, nhưng cũng rất tốt khi họ dùng thêm trà cây sả.

Zabidov biết rõ tiếng gọi của nghề nông đã đến với ông từ thời trai trẻ. Ở tuổi 14, ông đã theo học trường trung học canh nông Kfar Hayarok.Sau khi phục vụ trong quân đội, ông làm việc cùng nhóm lý tưởng chủ nghĩa hướng về phương nam, trong vùng sa mạc Arava một moshav mới (argriculture settlement) gọi là Tsofar.

Ông ta mỉm cười và nói:’ chúng tôi rất thành công. Chúng tôi trồng trái cây và rau. Chúng tôi cũng nuôi nấng những đứa con xinh xắn. Trong một chuyến du lịch sang Âu châu vào giữa thập niên 80, ônng ta bắt đầu thích dược thảo. Do Thái, ở một thời, thường có khuynh hướng là không gì thích hơn các món ăn Đông phương và chỉ có một số thể loại được trồng có tính thương mại như cây cần tây (parsley), cây thì là (dill), cây ngò thơm (coriander).

Đi lang thang trong khu chợ Paris, tìm kiếm một vài loại dược thảo, Zabidov đã thấy được một tiềm lực có thể xuất cảng to lớn nằm trong một góc chợ. Zabidov mang mẫu về nhà, ông ta mỉm cười, nói: đây là sự bất hợp lệ có tính kỹ thuật, để xem chúng có thể lớn lên trong nhà kính vùng sa mạc không. Không bao lâu ông ta có thể trồng các loại như rau húng quế (basil), cây kinh giới (oregano), cây ngải giấm (tarragon), một loại tỏi (chives), cây đan sâm (sage), và bạc hà. Công việc của ông ta là phát triển cơ ngơi vùng sa mạc, ông ta quyết định di chuyển về phía bắc, lập trang trại moshav tại Kfar Yedidya, môt giờ rưỡi lái xe ở phía bắc Tel Avis. Bây giờ ông ta bán hàng mấy trăm kí lô cây sả mỗi tuần và đã ký kết những hợp đồng phân phối hàng với các tiệm thực phẩm. Zabidov đã chính mình học hỏi về

dầu cây sả và giúp khách hàng của ông ta hiểu biết hơn nữa, cũng như mời các chuyên gia y khoa tới trang trại của ông ta, nói chuyện về công dụng của cây sả. Ông ta cũng có trách nhiệm để nói chuyện với khách hàng của mình về cách dùng dược thảo này, Khi tôi nhận thấy có gì xảy ra, tôi cầm phone lên và gọi bác sĩ Weistein ở đại học Ben Gurion, vì những người này hỏi tôi cách tốt nhất để dùng dầu cây sả. Ông ấy nói ngâm sả trong nước sôi và uống 8 ly mỗi ngày.

Zabidov là người có công tìm ra cây sả, không phải đơn giải chỉ cho công việc trong trang trại, mà còn vì ảnh hưởng đến sức khỏe của chính ông ta. Ngay cả trước khi sự lợi ích của cây sả được biết đến và sử dụng, ông ta và gia đình đã uống trà cây sả hằng năm’bởi vì hương vị thích thú của nó’.

(Nguồn: sưu tầm)