Bài thuốc tự chế “vĩnh biệt” bệnh xoang không tốn tiền

Cây Giao.

Cây Giao.

Thương con trai bị viêm xoang từ nhỏ, đã điều trị nhiều năm với đủ mọi phương pháp mà không khỏi bệnh, vợ chồng ông bà Trần Ngọc Đảnh – Trần Thị Kim Phúc (ngụ Quận 6, Tp.Hồ Chí Minh) cất công mày mò, cậy nhờ những bài thuốc dân gian.

Điều thần kỳ đã đến khi gia đình này được mách nước tự chế bài thuốc cực kỳ đơn giản của đồng bào dân tộc Tây Nguyên dùng cây giao (một loại cây thuộc họ xương rồng), giúp người bệnh “đoạn tuyệt” với bệnh xoang mà không tốn một đồng tiền.

Bài thuốc quý của đại ngàn

Ông Đảnh (67 tuổi) vốn không phải là bác sĩ, cũng không một ngày được học về thuốc trị bệnh. Ông trước là giảng viên Trường Đại học Nông Lâm, sau này về công tác ở Sở Nông nghiệp cho đến khi nghỉ hưu.

Vị kỹ sư về hưu kể lại: “Con trai tôi bị viêm xoang từ năm 10 tuổi. Cứ mỗi lần thay đổi thời tiết là cháu đau, nhức đầu, nước mũi chảy liên tục rất khó thở. Ngoài ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thì căn bệnh này còn gây cho cháu rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt và học tập. Thương con, vợ chồng tôi cứ nghe nói có thầy thuốc nào, bài thuốc nào chữa bệnh cho con dù xa xôi mấy cũng lặn lội đến. Suốt nhiều năm đưa con đi điều trị ở khắp các bệnh viện nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm”.

Khoảng đầu năm 2003, một lần ông Đảnh tình cờ gặp một đồng đội cũ từng cùng chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên. Khi biết những vất vả của gia đình bạn trong việc điều trị cho con trai, người này đã chỉ cho chú Đảnh một bài thuốc rất mà trước khi  đóng quân ở Tây Nguyên đã được đồng bào dân tộc tốt bụng chỉ cho khi thấy mình bị xoang nặng. Bản thân người này sau khi áp dụng đã khỏe mạnh, hết bệnh từ đó đến nay.

Bà Trần Thị Kim Phúc trong một lần đi tìm cây giao phát miễn phí cho người mắc bệnh xoang

Bà Trần Thị Kim Phúc trong một lần đi tìm cây giao phát miễn phí cho người mắc bệnh xoang

Bài thuốc này kỳ thực rất đơn giản, chỉ duy nhất một vị thuốc là cây giao. Phương pháp chữa bệnh cũng rất dễ dàng, người bệnh chỉ việc đun cây giao tươi lên và xông. Chỉ sau hơn một tháng dùng loại thuốc tự chế này, căn bệnh dai dẳng và “cứng đầu” của con trai ông Đảnh đã hết hẳn. Người thanh niên này đang học tập và làm việc tại Úc, sống trong mùa đông lạnh và khắc nghiệt của xứ sở “chuột túi” nhưng căn bệnh vẫn không tái phát.

Từ khi con trai khỏi bệnh, trong những lần đi tập dưỡng sinh, sinh hoạt các câu lạc bộ, bà Phúc đã phổ biến bài thuốc này cho người quen và rất nhiều người nhờ đó đã khỏi bệnh. Nhiều năm chứng kiến nỗi khổ của con trai khi phải sống chung với căn bệnh khó chịu, ông bà quyết tâm giúp những người bị bệnh như con trai mình tìm lại sức khỏe.

Khi bài thuốc được phổ biến rộng rãi, nhiều người tìm đến gia đình để xin bài thuốc, cây thuốc. Ngôi nhà ống giữa đất Sài Thành không có không gian để trồng cây nên để giúp đỡ những người bệnh, nên có mấy năm ròng, mỗi tuần ông bà lại thuê một chiếc xe 16 chỗ chạy ra Ninh Thuận, Bình Thuận chở đầy một xe cây giao về phát cho mọi người.

Thời gian gần đây do tuổi cao, vợ chồng ông bà không thể đi xa lấy thuốc cho mọi người nên bỏ thời gian soạn hẳn một quy trình đầy đủ từ mô tả cây, công dụng, cách làm, tác dụng, lưu ý … và mỗi người bệnh tìm đến đều được biếu một bản quy trình này.

Chi tiết quy trình diệt bệnh xoang bằng cây giao

Điều đầu tiên trong bài thuốc này, ông Đảnh nhấn mạnh: “Do cây giao thuộc họ xương rồng, có mủ đục có hại cho mắt nên trong mọi thao tác làm thuốc (cắt, bẻ…) nhất thiết phải thật cẩn thận, tránh để mủ này dính vào mắt (có thể mang kính), tránh trường hợp mủ có khả năng làm hại, đui mắt.

Những dụng cụ nhất thiết phải có để chữa bệnh xoang gồm: 1. Một ấm nước nhỏ (bằng kim loại, sành sứ đều được và lưu ý sau này không dùng ấm này để nấu nước uống vì sợ độc). 2. Lấy một tờ lịch treo tường loại lớn quấn xéo lại thành một cái ống dài. Lưu ý ống phải dài khoảng 50cm, nếu ngắn quá thì hơi sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da; còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít. Ống phải quấn sao cho một đầu vừa miệng vòi ấm, còn một đầu nhỏ hơn dùng để hít. Nếu có ống tre hay trúc được thông lỗ giữa các đốt cây thì tốt hơn, nhưng không được dùng loại ống bằng nhựa bởi dễ nóng chảy.

Bài thuốc xông mỗi ngày gồm một chén (bát) nước và khoảng 70gr cây. Nếu không có cân thì có thể đếm khoảng 15-20 đốt cây thuốc cho một ngày dùng. Thường buổi sáng dùng phần lớn lượng cây thuốc trong phần thuốc của cả ngày, chừa lại một vài nhánh nhỏ để đến chiều bổ sung lượng thuốc đã bốc hơi.

Nếu dùng một lần một ngày thì trọn phần thuốc đã định vào một lần. Cắt nhỏ các đốt cây thành cỡ một nửa đốt ngón tay rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Sau đó đặt ấn lên bếp, nên sử dụng loại bếp có chức năng tăng giảm lửa như bếp ga mini. Đầu tiên vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi sùng sục. Khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì bớt lửa đến cực nhỏ, canh sao cho hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm. Kế tiếp đưa một đầu ống đã quấn vào vòi ấm, còn một đầu cho vào mũi để hít hơi xông lên.

Thời gian xông là hai lần trong một ngày (nên sử dụng vào sáng và tối). Thuốc đã dùng buổi sáng nên để dành và hâm lại dùng buổi tối. Khi hâm dùng lần hai thì nhớ bổ sung thêm một ít nước cùng vài đốt cây mới. Sau đó đổ bỏ, hôm sau lại làm liều thuốc mới. Hai hôm đầu xông mỗi lần 20 phút, từ ngày thứ 3 – 5 mỗi lần 25 phút, sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến hết bệnh. Khi bệnh đã khỏi, nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hắn. Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn so với người lớn, để khi quen dần mới tăng thời gian lên.

Theo ông Đảnh, nên xông kiên trì cho đến khi hết hẳn, bệnh nặng có thể xông đến khoảng 30 ngày. Sau đó duy trì thêm một vài lần cho chắc ăn rồi ngưng, không nên lạm dụng. Về sau, nếu có tái phát mới xông tiếp. Có nhiều trường hợp bệnh nặng lâu năm, khi xông đã khỏi bệnh lâu dài.

Kinh nghiệm bản thân của vị kỹ sư về hưu này cho thấy hễ bệnh càng nặng thì khi xông sẽ càng thấy có hiệu quả nhanh, bình thường chỉ sau từ 2 – 4 lần xông sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ. Nếu xông quá lâu mà vẫn không có chút kết quả gì thì chỉ có thể là cơ thể người bệnh không “chịu thuốc” hoặc là đã lấy không đúng giống thuốc hay sử dụng không đúng cách. Những trường hợp này nên ngưng dùng. Qua nhiều năm tiếp xúc với nhiều người bệnh xoang, ông Đảnh khẳng định: “Tỉ lệ khỏi bệnh là rất cao, khoảng trên 90% người đã dứt bệnh xoang khi xông mũi bằng cây giao.”

Ông Đảnh lưu ý: “Người mới xông có thể gặp các biểu hiện sau: Có người xông vào thấy thông mũi, nhẹ đầu, dễ chịu và khỏi bệnh nhanh chóng. Có người 2 – 3 hôm đầu thấy sổ mũi nhiều, khó chịu nhưng tiếp tục xông sẽ qua khỏi và êm dần cho đến khi hết bệnh. Có một số bệnh nhân viêm xoang sàng sẽ thấy bớt đau ở cổ và vai nhưng dồn lên đau nhiều ở đầu nhưng chừng 2 – 3 hôm sau cơn đau sẽ dịu dần; khi xông tiếp sẽ hết đau rồi hết hẳn bệnh”.

Một lưu ý cuối cùng: Bài thuốc này không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Cây giao là một loại cây thuộc họ xương rồng, không lá, không gai (Có nơi còn gọi là cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô, xương cá hay cây san hô xanh…). Cây mọc hoang ở nhiều nơi, ở thôn quê cây thường được trồng làm hàng rào.Thân chỉ gồm nhiều đốt tròn có đường kính như chiếc đũa, màu xanh, có độ dài không đều, mọc tua tủa ra các phía. Lá nhỏ, hẹp, rụng sớm, thường chỉ có cành nhánh trơ trọi. Thân khi bẻ ra thấy nhiều mủ màu trắng đục như sữa, và chính mủ này là vị thuốc trị bệnh xoang.Cây dễ trồng, có thể cắt cành và giâm xuống đất ẩm. Sau khi giâm, người ta tưới nước vừa phải mỗi ngày, sau vài ngày thì cây sẽ bén rễ, rồi dần sẽ nảy nhánh con, phát triển tốt.

Thủy Trúc

(Pháp luật Việt Nam)

Cây sả chữa bệnh

Cây sả còn gọi là cỏ sả, lá sả, hương mao. Là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi. Thân rễ trắng hay hơi tím. Lá hẹp, dài giống như lá lúa, mép hơi nháp. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt. Cây sả được trồng khắp nơi ở nước ta, nhân dân trồng cây sả quanh nhà ngoài vườn, xung quanh nhà vệ sinh để xua đuổi ruồi, muỗi, dĩn, bọ chét vừa làm sạch môi trường, vừa có tác dụng phòng bệnh. Ngoài ra, tinh dầu sả còn khử mùi hôi trong công tác vệ sinh. Ngoài được dùng làm rau ăn, gia vị (nhân dân thường dùng ăn sống hoặc tẩm ướp cho thơm các món ăn) cây sả còn là vị thuốc chữa bệnh rất hữu hiệu. Bộ phận dùng làm thuốc là lá, rễ sả dùng tươi, phơi hay sấy khô.

Theo Đông y, sả có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm để chữa đầy bụng, đái rắt, chân phù nề, chữa ho do cảm cúm…

Dung-sa-lam-thuoc-giaoduc.net.vn

Đơn thuốc sử dụng cây sả chữa bệnh:

Lá sả: (Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác để chữa bệnh).

Trị chứng đầy bụng: Lá sả, vỏ bưởi, hồi hương, trạch tả, mộc thông, cỏ bấc, mỗi vị 10g; quế 5g; bồ hóng, diêm tiêu, mỗi vị 2g; xạ hương 0,05g. Tất cả sắc cách thủy với 200ml nước trong 15 – 30 phút, chia uống làm hai lần trong ngày. Nên uống sau bữa ăn trưa và tối. Uống trong 2 ngày. Lưu ý: Trong quá trình điều trị không nên đồ nếp và muối mặn.

Thuốc xông giải cảm: Lá sả, lá bưởi, lá chanh, cúc tần, hương nhu hoặc lá bạch đàn (có thể thêm tía tô, bạc hà, kinh giới), mỗi thứ 50g, cho vào nồi, đậy kín, đun sôi trong 5-10 phút. Lấy ra, mở vung, trùm chăn xông hơi cho ra mồ hôi, lau khô, rồi uống một bát nước thuốc, đắp chăn, nằm nghỉ.

Chữa phù nề chân, đái rắt: Lá sả 100g, rễ cỏ xước, rễ cỏ tranh hoặc bông mã đề, mỗi thứ 50g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng 3 – 4 ngày.

Làm sạch gàu, trơn tóc: Lá sả, hương nhu, lá bưởi…, mỗi vị 30g, rửa sạch đun với nước, để ấm gội đầu. Mỗi tuần nên gội 2 lần. Nước gội đầu có vị sả không những làm thơm tóc, sạch gầu mà còn tránh những bệnh về tóc và da đầu.

Rễ sả: (Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với vị thuốc khác).

Chữa tiêu chảy do lạnh bụng: Rễ sả 10g; củ gấu, vỏ rụt, mỗi vị 8g; vỏ quýt, hậu phác, mỗi vị 6g tất cả đem sắc với 3 bát nước còn 1 bát, uống khi thuốc còn ấm nên uống vào buổi sáng. Dùng trong 2 ngày. Hoặc rễ sả 10g, búp ổi 8g, củ riềng già 8g, thái nhỏ, sao qua, sắc với 200ml nước còn lại 50ml, uống sau bữa ăn.

Chữa ho do cảm cúm: Rễ sả, trần bì, sinh khương, tô tử, mỗi vị 200g, tất cả giã nát, ngâm với rượu 40 độ (200ml rượu); bách bộ bỏ lõi, thái nhỏ, sao khô 400g; mạch môn bỏ lõi 200g; tang bạch bì tẩm mật, sao vàng 200g, 3 vị thuốc này đem sắc cô đặc lại thành 250ml cao lỏng. Trộn lẫn cao lỏng và rượu ngâm thuốc. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 5-10ml. Uống trong 3 ngày.

Bác sĩ  Nguyễn Huyền

(Nguồn: Sưu tầm)

Tác dụng điều trị của cây sả 

Cây Sả có tên khoa học là Cymbopogon ctratus ctratus, melissa (melissa offcinalis) và verbena (verbena offcinaliss)… Họ lúa Poaceae hay người dân một số vùng còn gọi là cây Sả là, Sả chanh, cỏ Sả, Hương mao. Có 8 loại Sả, cây Sả là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi cao 0,8 đến 1m. Lá hẹp dài giống lá lúa, hai mặt lá giáp nhám, khi bóc vỏ ra có mùi thơm của chanh. Thân rễ trắng hoặc hơi tím. Sả được trông khắp cả nước, trong các gia đình. Một số vùng đồi núi trồng cây Sả để chưng cất dầu. Cây Sả trồng bằng thân rễ chịu hạn tốt, Cây Sả còn được trồng nhiều một số nước như : Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan…

Công dụng và cách sử dụng : Cây sả có vị cay ấm, bộ phận dùng, chế biến của cây Sả là lá và thân rễ tươi hay phơi khô, Sả là một dược liệu, được dùng làm thuốc chữa bệnh, làm gia vị cho các món ăn, làm mỹ phẩm, khử trùng tẩy uế… sử dụng với lượng vừa phải sẽ có hữu ích cho sức khỏe, sử dụng như một loại trà thảo dược và hỗn hợp khác. Mùi dễ chịu, hương thơm kích thích ăn uống có lợi đối với một số loại rối loạn sức khỏe.

Qua một số nghiên cứu và trong kinh nghiệm dân gian đã biết sả có những tác dụng :

Ngăn ngừa ung thư : Một số nghiên cứu cho thấy mỗi 100gam Sả chứa đến 24,205 microgam beta-carotene – những chất chống  oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp ngăn ngừa ung thư. Năm 2006 một nhóm nghiên cứu ở Đại Học Ben Guirion (Israel) cho thấy trong cây Sả có chất citral, một hợp chất chính có tác dụng ‘’tiêu diệt’’ các tế bào chết trong các tế bào gây ung thư và giữ lại tế bào bình thường. Cũng theo nghiên cứu này, nồng độ citral có trong Sả cũng tương đương với một tách trà. Uống nước Sả tươi làm cho tế Bào ung thư tự tiêu hủy, uống một liều lượng nhỏ chừng 1 gam cây Sả tươi chứa đủ chất dầu làm cho tế bào ung thư tự tử trong ống nghiệm. Với những người đang chữa bệnh bằng tia xạ thì mỗi ngày uống 8 ly cây Sả tươi chụng với nước sôi.

Giúp tiêu hóa : Trà từ cây Sả và tinh dầu sả (có thể uống 3-4 giọt với nước đun sôi để nguội) có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, hay kích thích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy. Nó cũng giúp giảm thiểu các vấn đề về khí trong cơ thể vì nó có khả năng thư giãn các cơ dạ dày. Nó không chỉ giúp loại bỏ khí từ ruột, mà còn ngăn ngừa sự đầy hơi. Kích thích tiêu hóa, khử hôi miệng, tiêu đờm. Uống 3-6 giọt tinh dầu chữa đau bụng đầy hơi. Chú ý táo bón mà có sốt không dùng cây sả, không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi, không sắc lâu.

Chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Cây sả tươi 30 – 50 gam đun sôi, hòa thêm đường đủ ngọt, uống nóng 2- 3 lần trong ngày. Dùng chữa chứng bội thực, đau bụng đi tả, nôn ọe, cảm sốt, ngộ độc rượu. Liều dùng mỗi ngày từ 6 – 12 gam.

Chữa đau bụng tiêu chảy do lạnh: (kèm theo nóng rét, nhức đầu, sôi bụng…). Củ sả 12g, vỏ quít khô 12g, búp ổi 12g, củ gấu 20g, gừng tươi 3 lát. Đổ 2 bát nước sắc còn 1 bát uống nóng (trẻ em thì chia uống làm 2-3 lần). Nếu không đỡ thì thêm 15g tía tô, rất hiệu nghiệm. (Theo nhân dân, Văn hóa nghệ thuật ăn uống).

Hiệu quả giải độc : Ăn sả cũng có tác dụng giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần xuất đi tiểu (Thông tiểu tiện). Điều này giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang được sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ cơ thể để loại bỏ các chất độc hại không mong muốn và acid uric. Đặc biệt sả giải độc rượu rất nhanh, bạn có thể dùng 1 bó sả giã nát, thên nước lọc, gạn lấy 1 chén. Người say rượu nặng uống vào sẽ nhanh chóng tỉnh và đỡ mệt, đỡ nhức đầu.

Lợi ích cho hệ thống thần kinh: Tinh dầu sả được sử dụng để tăng cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh. Thông kinh lạc. Nó hỗ trợ trong điều trị một số rối loạn của hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, co giật, căng thẳng, chóng mặt, run rẩy chân tay, động kinh (Trẻ em kinh phong) …

Giảm huyết áp : Bổ sung các tinh chất có trong sả sẽ có hiệu quả trong việc giảm huyết áp. Nó làm tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Uống một ly nước trái cây có sả có thể làm giảm huyết áp đáng kể.

Giảm đau hiệu quả : Tinh chất sả cá thể làm giảm đau tất cả các loại viêm và các cơn đau nhức. Vì vậy, nếu bạn có đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở các bộ phận khác hãy uống trà sả vì chắc chắn nó sẽ hữu ích cho bạn.

Hỗ trợ làn da : Chất sả là một nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì nó có rất nhiều lợi ích cho da. Tinh dầu sả cải thiện chất lượng da như giảm mụn trứng cá và mụn nhọt. Nó cũng có tác dụng làm săn chắc các cơ và các mô trong cơ thể.

Có lợi cho phụ nữ: Sả được chứng minh là có lợi cho phụ nữ vì nó giúp ích trong việc điều trị các vấn đề về kinh nguyệt và buồn nôn. Sả trộn với hạt tiêu có thể giúp chị em tránh được phần lớn của các vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Củ sả băm nhỏ hãm với nước sôi uống hàng ngày sẽ giúp các bà bầu giảm cảm giác buồn nôn. Phụ nữ cũng thường nấu nước sả để gội đầu cho trơn tóc, sạch gầu , ít dụng tóc và có thể tránh được một số bệnh về tóc.

Cây sả còn có tác dụng xua đuổi được ruồi, muỗi, côn trùng, khử hết mùi xú uế, những nơi bị ô nhiễm môi trường độc hại,  sát trùng.Tinh dầu sả còn được dùng làm thuốc diệt trừ muỗi. Có thể dùng pha nước uống cho mát. Lá sả cùng với một số loại lá như kinh giới, tía tô, trắc bách diệp, bạc hà, chanh, ngải cứu, lá tre, lá ổi (mỗi nồi dùng 5 loại lá) … đun sôi, dùng để sông giải cảm rất hiệu nghiệm.

Chữa cảm cúm trúng hàn, ngày dùng 15 đến 30 gam củ hoặc lá tươi để nấu nước xông. Hay  Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu, thêm 3-4 củ tỏi, (thiếu một thứ cũng không được), nấu nước sông sẽ trị được nhức đầu (do thời tiết). Hoặc lá sả, lá tre, lá bưởi, (hoặc lá chanh), lá tía tô, lá ổi, nấu nước xông, trước khi sông nên múc sẵn một chén để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn mằm một lúc sẽ đỡ (bài thuốc gia truyền).

Rễ sả giã nhỏ, xát chữa chàm mặt.

Bị ngã sưng đau. Dùng 30 – 50 gam cây sả rươi (củ,lá) đun sôi, lấy nước pha một chút rượu, uống nóng.

Trẻ em mụn nhọt, lở ngứa. Nấu nước lá sả tắm hàng ngày (Kinh nghiệm dân gian)

Hai chân tự nhiên phù: Củ sả 12g , lá và bông mã đề 12g, nấu kỹ uống thay nước chè, (Kinh nghiệm dân gian).

TT- Truyền Thông GDSK Hải Dương

(Nguồn: http://soyte.haiduong.gov.vn)

Uống nước cây sả tươi làm cho tế bào ung thư tự tiêu hủy

Image

Tại Do Thái, ruộng rãy trồng sả tươi là thánh địa cho bệnh nhân ung thư (cancer)

Alison Kaplan Sommer April 02, 2006

Uống một lìều lượng nhỏ chừng 1g cây sả tươi, chứa đủ chất dầu làm cho tế bào cancer tự hủy trong ống nghiệm.

Các nhà nghiên cứu người Do Thái đã tìm ra đường lối làm cho tế bào cancer tự hủy diệt. Tại trường đại học Ben Gurion, Đầu tiên người ta thấy một nông dân tên là Benny Zabidov, người này đã trồng một loại cỏ trong trang trại Kfar Yedidya của mình thuộc vùng Sharon, ông này không hiểu sao có rất nhiều bệnh nhân cancer, họ đến từ khắp nơi trong nước, tập trung trước cửa nhà Zabidov hỏi xin cây sả tươi. Thì ra các bác sĩ bảo họ đến. Họ được khuyên phải uống mỗi ngày 8 lần cây sả tươi trụng với nước sôi trong những ngày họ đến chữa bằng radiation và chemotherapy.

Tất cả bắt nguồn từ các nhà nghiên cứu tại trường đại học Ben Gurion thuộc vùng Negev, năm ngoái họ đã khám phá ra dầu thơm trong cây sả đã diệt được tế bào cancer trong ống nghiệm, trong khi tế bào lành vẫn sống bình thường. Dẫn đầu toán nghiên cứu là bác sĩ Rivka Okir và giáo sư Yakov Weinstein, giữ chức vụ của Albert Katz Chair, trong nghiên cứu sự khác biệt của tế bào và những bệnh ác tính.từ các phân khoa vi sinh học và miễn nhiễm tại BGU.

Chất dầu sả là chìa khóa cấu thành đã tạo mùi thơm chanh và mùi vị dược thảo như cây sả (Cymbopogon ctratus), melissa (melissa officinalis) and verbena (Verbena officinalis).

Theo Ofir, sự học hỏi tìm ra chất dầu sả gây cho tế bào cancer tự tử gọi là chương trình gây sự tử vong của tế bào (programmed cell death).

Uống một liều lượng nhỏ 1g cây sả có đủ chất dầu thúc đẩy tế bào cancer tự hủy trong ống nghiệm! Các nhà thanh tra thuộc trường BGU thử lại sự ảnh hưởng của chất dầu sả trên tế bào cancer bằng cách cho thêm tế bào lành, đã được nuôi cấy, vào. Số lượng cho vào bằng với số lượng trà cây sả với 1g đã được ngâm nước sôi. Nhận thấy trong khi chất dầu sả diệt tế bào cancer thì tế bào lành vẫn sống bình thường.

Sự khám phá được đăng trên báo khoa học Planta Medica, được nhấn mạnh về các sự thí nghiệm các phương thuốc chữa trị bằng dược thảo.

Ngay sau đó, sự khám phá đã được đưa lên phổ biến bằng các phương tiện truyền thông công chúng.

Tại sao dầu sả lại tác dụng như vậy? Không ai biết chắc chắn, nhưng các khoa học gia trường BGU đã đưa ra một lý thuyết: trong mỗi tế bào của cơ thể chúng ta có một chương trình di truyền, nó đã gây ra một “chương trình tế bào chết”. Khi có điều gì sai lạc, tế bào phân chia ra mà không kiểm soát được và trở thành tế bào cancer.

Ở tế bào bình thường, khi tế bào khám phá ra hệ thống kiểm soát không điều hành đúng, thí dụ khi nó nhận thấy tế bào chứa đựng những di truyền sai lạc khi phân chia – nó sẽ kích hoạt cho tế bào chết đi, đó là sự giải thích của Weinstein. Sự nghiên cứu này đã cho thấy lợi ích của dược thảo trên về mặt y khoa.

Sự thành công của họ đã đưa tới kết luận về cây sả, có chứa chất dầu, được coi như có khả năng chống lại tế bào cancer, như là họ đã từng nghiên cứu tại trường BGU và đã được phổ biến trên truyền thông, nhiều bác sĩ tại Do Thái đã bắt đầu tin tưởng những nghiên cứu có thể mở rộng hơn nữa, trong khi vẫn khuyến cáo những bệnh nhân, tìm đủ mọi cách để chống lại căn bệnh này, bằng cách dùng cây sả để tiêu diệt tế bào cancer.

Đó là lý do tại sao.trang trại của Zabidov – nơi duy nhất trồng cây sả (lemon grass) tại Do Thái – đã trở nên một thánh địa cho những bệnh nhân này. May mắn thay họ đã tự tìm thấy đôi bàn tay thần diệu. Zabidov đón tiếp những người khách viếng thăm với những ấm trà cây sả và những đĩa bánh ngọt bằng thái độ niềm nở, ông ta nói: ‘ Cha tôi chết vì cancer, chị vợ tôi chết khi còn trẻ cũng vì cancer. Vì vậy tôi hiểu rõ những gì họ đã phải chịu, và tôi có thể không biết gì về thuốc men, nhưng tôi biết lắng nghe. Những bệnh nhân thường nói với tôi về sự điều trị đắt tiền mà họ phải trải qua. Tôi không bao giờ bảo họ ngưng chữa trị, nhưng cũng rất tốt khi họ dùng thêm trà cây sả.

Zabidov biết rõ tiếng gọi của nghề nông đã đến với ông từ thời trai trẻ. Ở tuổi 14, ông đã theo học trường trung học canh nông Kfar Hayarok.Sau khi phục vụ trong quân đội, ông làm việc cùng nhóm lý tưởng chủ nghĩa hướng về phương nam, trong vùng sa mạc Arava một moshav mới (argriculture settlement) gọi là Tsofar.

Ông ta mỉm cười và nói:’ chúng tôi rất thành công. Chúng tôi trồng trái cây và rau. Chúng tôi cũng nuôi nấng những đứa con xinh xắn. Trong một chuyến du lịch sang Âu châu vào giữa thập niên 80, ônng ta bắt đầu thích dược thảo. Do Thái, ở một thời, thường có khuynh hướng là không gì thích hơn các món ăn Đông phương và chỉ có một số thể loại được trồng có tính thương mại như cây cần tây (parsley), cây thì là (dill), cây ngò thơm (coriander).

Đi lang thang trong khu chợ Paris, tìm kiếm một vài loại dược thảo, Zabidov đã thấy được một tiềm lực có thể xuất cảng to lớn nằm trong một góc chợ. Zabidov mang mẫu về nhà, ông ta mỉm cười, nói: đây là sự bất hợp lệ có tính kỹ thuật, để xem chúng có thể lớn lên trong nhà kính vùng sa mạc không. Không bao lâu ông ta có thể trồng các loại như rau húng quế (basil), cây kinh giới (oregano), cây ngải giấm (tarragon), một loại tỏi (chives), cây đan sâm (sage), và bạc hà. Công việc của ông ta là phát triển cơ ngơi vùng sa mạc, ông ta quyết định di chuyển về phía bắc, lập trang trại moshav tại Kfar Yedidya, môt giờ rưỡi lái xe ở phía bắc Tel Avis. Bây giờ ông ta bán hàng mấy trăm kí lô cây sả mỗi tuần và đã ký kết những hợp đồng phân phối hàng với các tiệm thực phẩm. Zabidov đã chính mình học hỏi về

dầu cây sả và giúp khách hàng của ông ta hiểu biết hơn nữa, cũng như mời các chuyên gia y khoa tới trang trại của ông ta, nói chuyện về công dụng của cây sả. Ông ta cũng có trách nhiệm để nói chuyện với khách hàng của mình về cách dùng dược thảo này, Khi tôi nhận thấy có gì xảy ra, tôi cầm phone lên và gọi bác sĩ Weistein ở đại học Ben Gurion, vì những người này hỏi tôi cách tốt nhất để dùng dầu cây sả. Ông ấy nói ngâm sả trong nước sôi và uống 8 ly mỗi ngày.

Zabidov là người có công tìm ra cây sả, không phải đơn giải chỉ cho công việc trong trang trại, mà còn vì ảnh hưởng đến sức khỏe của chính ông ta. Ngay cả trước khi sự lợi ích của cây sả được biết đến và sử dụng, ông ta và gia đình đã uống trà cây sả hằng năm’bởi vì hương vị thích thú của nó’.

(Nguồn: sưu tầm)